- Toà án có quyền huỷ phán quyết Trọng tài vụ việc: Với tính chất phi chính phủ, Trọng tài hoạt động một cách độc lập, tự chịu trách nhiệm, không có bất kỳ một cá
2.2.2. Sự phát triển của nền kinh tế.
Trọng tài Thương mại với tính chất là một tổ chức được thành lập nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, là sản phẩm của nền kinh tế thị trường trên cơ sở những đảm bảo quyền tự do hoạt động và tự do định đoạt của các nhà kinh doanh, trong đó có tự định đoạt giải quyết tranh chấp. Hoạt động thương mại tự do càng phát triển thì các tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều, từ đó tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của TTTM càng thuận lợi hơn. Ngược lại nếu tự do thương mại kém phát triển thì hoạt động của TTTM cũng kém phát triển theo.
Sự hoạt động của TTTM phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế. Điều này lý giải tại sao cũng là kinh tế thị trường nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế thì sự phát triển của TTTM cũng không giống nhau. Theo các số liệu trên các trung tâm Trọng tài ở Việt nam trong thời gian đầu mới thành lập số vụ đưa tới
72
giải quyết rất ít, hoặc thậm chí có trung tâm không thụ lý vụ nào, song dần dần số vụ việc đã tăng lên cho tới nay đã tăng lên đáng kể, có trung tâm trung bình thụ lý vài chục vụ một năm (ví dụ như VIAC). Điều này được giải thích là do nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới còn nhiều yếu kém, các quan hệ kinh tế mới bước đầu được thiết lập và đi vào hoạt động chậm chạp. Kinh tế kém phát triển thì sự cạnh tranh diễn ra không nhiều và do vậy tranh chấp ít xảy ra. Dần dần cùng với sự định hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy tối đa các năng lực sản xuất, giải phóng sức lao động, các quan hệ kinh tế được xác lập ngày càng nhiều, thương mại hóa diễn ra trong mọi ngành mọi lĩnh vực. Nền kinh tế Việt nam ngày càng phát triển với sôi động, không chỉ có các quan hệ kinh tế trong nước mà còn hợp tác làm ăn với nước ngoài. Các quan hệ kinh tế đa dạng, sự cạnh tranh ngày càng diễn ra mạnh mẽ là nguyên nhân khiến các tranh chấp nổ ra ngày càng nhiều và đa dạng. Khi tranh chấp xảy ra thì các phương thức giải quyết tranh chấp cũng phải đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp của các bên. Vì vậy mà hoạt động của Trọng tài cũng sôi động hơn, vì Tòa án không thể thỏa mãn hết được nhu cầu của các bên tranh chấp cả về tiến độ lẫn phương thức giải quyết. Trong vài năm trở lại đây, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ theo cả chiều rộng và chiều sâu, kéo theo nó là sự phát triển của hoạt động Trọng tài cả về số lượng và chất lượng.
Sự ảnh hưởng của tốc độ phát triển kinh tế tới sự phát triển của Trọng tài là rất rõ ràng và đã được minh chứng rất cụ thể thông qua hiện trạng hoạt động của Trọng tài như đã nêu trên. Nhận thức được điều này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, giúp chúng ta không thể nóng vội trong việc phát triển các TTTTTM. Khi nền kinh tế của đất nước còn phát triển ở tốc độ chậm, khi các quan hệ kinh tế chưa diễn ra một cách phong phú thì không thể hy vọng vào hệ thống TTTM phát triển rầm rộ như ở các nước có nền kinh tế phát triển lâu đời, vì trọng tài, suy cho cùng là do các yếu tố thuộc hạ tầng kinh tế quyết định.