Sự phát triển của công nghệ

Một phần của tài liệu Giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến kinh nghiệm của một số quốc gia đối với việt nam (Trang 25 - 28)

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức

1.2.1. Sự phát triển của công nghệ

Sựra đời của Internet cùng với sự phát triển sau đó của mạng lưới toàn cầu

World Wide Web (hay còn gọi tắt là Web) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho thế

giới, làm thay đổi nhiều hoạt động của con người, trong đó bao gồm cả hoạt động tư

pháp. Các tòa án không thể đứng ngoài sự can thiệp sâu rộng của công nghệ, thay

vào đó đang tích cực tham gia bằng cách xây dựng hệ thống trực tuyến nhằm lưu trữ

hồsơ tòa án điện tử, cho phép hoặc thậm chí yêu cầu nộp các văn bản tố tụng bằng

con đường trực tuyến, đồng thời xây dựng các phòng xử án công nghệcao để trình bày chứng cứ. Không phải tất cả những thay đổi này đều xảy ra do những quyết

định mang tính chủ động của các hệ thống tòa án nhằm mục đích đồng bộ với công

cuộc hiện đại hóa toàn bộ đất nước mà một vài trong số những thay đổi này còn bắt

nguồn từ những hạn chế trong hoạt động tư pháp truyền thống, một số khác lại vì sự

tiện lợi của công nghệ hiện đại21.

21 Herbert B. Dixon Jr., “Technology and the Courts: A Futurist View”, https://www.americanbar.org/groups/ judicial/publications/judges_journal/2013/summer/technology_and_the_courts_a_futurist_view/, ngày 01/4/2021.

Ở bất kỳ một quốc gia nào, sự thành công của việc giải quyết VADS bằng

phương thức trực tuyến ở một mức độnào đó đều phải phụ thuộc vào các vấn đề kỹ

thuật và công nghệ. Nói khác đi, tốc độ phát triển và sự hoàn thiện của cơ chế này

cũng chịu tác động bởi khảnăng phát triển của công nghệ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và

cơ sở vật chất của đất nước nói chung và của hệ thống tòa án nói riêng. Điều này

xuất phát từđặc điểm mang tính chất đặc trưng của giải quyết VADS bằng phương

thức trực tuyến là cơ chế kết hợp linh hoạt giữa thủ tục giải quyết VADS theo quy

định của pháp luật tố tụng và các hỗ trợ tiện ích của công nghệđiện tử.

Ví dụ, ở Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn cung cấp 05 dịch vụ

công của TANDTC tại Cổng dịch vụ công quốc gia, bắt đầu giải quyết một số hoạt

động tố tụng bằng phương thức trực tuyến; cơ sở vật chất được đảm bảo, ngày càng

khang trang hơn, tốt hơn; công nghệ thông tin từng bước hoàn thiện và phát triển.

Tuy nhiên, nhiều bất cập hiện nay vẫn chưa được giải quyết, đó là nền tư pháp còn

lạc hậu so với mặt bằng chung của thế giới (xu hướng Tòa án thông minh đã khá

phổ biến trên thế giới); mong muốn của người dân nhiều nhưng chưa đáp ứng được

(chưa thuận tiện, còn tốn kém); hạn chế của người dân tham gia vào tiến trình tư

pháp. Có thể thấy, cải cách tư pháp vẫn còn cần đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng sự

thay đổi của tình hình mới, đó là nhu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin đặt ra mục tiêu năm 2023 hoàn tất xây dựng Tòa án điện tửđể khắc phục những bất cập

nêu trên22. Điều này cũng đồng nghĩa với việc để xây dựng một cơ chế giải quyết

VADS bằng phương thức trực tuyến tương đối hoàn chỉnh, Việt Nam còn phải cố

gắng trong một chặng đường dài.

Một điều cần lưu ý khi xây dựng phương thức giải quyết trực tuyến VADS

dựa trên những cơ sở sẵn có đó là khả năng phát triển lâu dài của mô hình trên

những nền tảng đó. Mặc dù nhiều hệ thống thông tin, lý thuyết tổ chức và các học giả về công lý điện tử23 rất đề cao những ưu điểm của việc thiết kế mô hình công

lý điện tử dựa trên một cơ sở đã được thiết lập từ trước (bao gồm các giải pháp

22 “Mô hình Tòa án thông minh và vấn đề cải cách tư pháp”, https://toaantamky.gov.vn/mo-hinh-toa-an- thong-minh-va-van-de-cai-cach-tu-phap.html, ngày 02/4/2021.

23 Ole Hanseth và Kalle Lyytinen (2010), “Design Theory for Dynamic Complexity in Information Infrastructures: The Case of Building Internet”, Tạp chí Journal of Information Technology, số 25(2010), tr. 1-19; Claudio U. Ciborra và Giovan Francesco Lanzara (1994), “Formative Contexts and Information Technology”, Tạp chí Accounting, Management and Information Technologies, số 4(1994), tr. 61-86;

Giampiero Lupo (2012), “The Case of Money Claim Online and Possession Claim Online in England and

Wales.”, tham luận tại Hội thảo nghiên cứu cuối cùng về Xây dựng khảnăng tương tác cho các trình tự, thủ

tục tố tụng dân sự trực tuyến của châu Âu (the Building Interoperability for European Civil Proceedings Online) - Final vào ngày 15/6/2012 tại Bologna, Italy;…

công nghệ, sự chuẩn bị về mặt thể chế, thực tiễn tổ chức và khuôn khổpháp lý đã

có sẵn khi hệ thống tư pháp điện tử mới được phát triển) nhưng điều này vẫn có

thể làm phát sinh rào cản khi một số thành phần của cơ sởđã thiết lập đó làm ngăn

chặn sự thay đổi, cản trở sự phát triển của mô hình. Hay nói một cách ngắn gọn,

việc tận dụng các nền tảng sẵn có mang đặc tính kép: vừa cung cấp một nhóm tài

nguyên luôn sẵn sàng để biến thành những “vật liệu” có thể chuyển đổi và sử dụng

được, nhưng đồng thời cùng lúc đó vừa có thể tạo ra sức ì, cản trở sự phát triển của những cái mới.24

Khác với Việt Nam, nhờ sự phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực mà một

trong sốđó bao gồm cả công nghệ thông tin, Trung Quốc là một trong những quốc gia

điển hình trong xây dựng mô hình giải quyết tranh chấp nói chung, giải quyết VADS

nói riêng bằng phương thức trực tuyến, đã đi vào thử nghiệm từ khá sớm và gặt hái

nhiều kết quả khảquan. Theo đó, kể từsau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản

Trung Quốc lần thứ 18 (diễn ra từngày 08/11/2012 đến ngày 14/11/2012), TANDTC

Trung Quốc được hưởng lợi từ lợi thế quy mô và những thành tựu của ngành công nghiệp Internet, đã kết hợp phát triển Tư pháp trực tuyến vào kế hoạch chiến lược tổng

thể nhằm phát triển sâu hơn lĩnh vực tư pháp. Các tòa án Trung Quốc đã coi công khai

tư pháp là dự án khởi đầu cho việc ứng dụng công nghệInternet trong lĩnh vực tư pháp.

Kể từ năm 2013, các tòa án của Trung Quốc đã tích cực thực hiện Chiến lược sức

mạnh Internet quốc gia, Chiến lược dữ liệu lớn (big data) và sáng kiến Internet Plus,

đồng thời khám phá nhiều phương pháp, lĩnh vực và mô hình mới để tích hợp công

nghệ Internet vào các thủ tục của hệ thống tư pháp. Theo đó, hệ thống tư pháp của quốc

gia này đã nỗ lực hoàn thành việc xây dựng bốn trang web chính thức, bao gồm: Thông

tin quy trình tư pháp Trung Quốc trực tuyến, Phán quyết trực tuyến Trung Quốc, Truyền hình trực tiếp xét xử Trung Quốc và Thông tin hành pháp trực tuyến Trung

Quốc, nhằm thúc đẩy tính công khai và minh bạch của tư pháp. Để đáp ứng các nhu

cầu đa dạng về công lý, các tòa án Trung Quốc liên tục thử nghiệm thực tiễn tư pháp

trên Internet, chẳng hạn như trong giải quyết tranh chấp đa dạng, dịch vụ tranh tụng,

xét xử và thi hành,... Một hệ thống dịch vụ tranh tụng kết nối trực tuyến và hệ thống

dịch vụ tranh tụng ngoại tuyến đã được xây dựng. Mô hình dịch vụ giải quyết tranh

chấp trực tuyến một cửa, bao gồm toàn bộ quy trình trực tuyến trong các hoạt động xét

xử của tòa án (hòa giải, nộp đơn, thanh toán phí, phiên điều trần và giao gửi văn bản

24Giampiero Lupo và Jane Bailey (2014), “Designing and Implementing e-Justice Systems: Some Lessons

trực tuyến,...) đã được phát triển. Trung Quốc còn ứng dụng các công nghệ mới như dữ

liệu lớn, điện toán đám mây, blockchain và trí tuệ nhân tạo, việc áp dụng các mô-đun như nhận dạng giọng nói trong các phiên điều trần, trình bày bằng chứng số hóa, xác minh tài liệu tựđộng và tạo đồng thời các tệp điện tử, xử lý vụ án có hỗ trợ thông minh

và quản lý hồsơ vào bộ công cụcho ngành tư pháp. Đến nay, các khuôn khổnày đã

hình thành và đang dần hoàn thiện, các quy tắc tư pháp và chính sách về quản trị không

gian mạng đã được thiết lập, không gian mạng đã được quản lý chặt chẽ và đi vào nề

nếp, hệ thống quản trị quốc gia và năng lực quản trị đã được hiện đại hóa tương ứng.

Từđó, mô hình tố tụng tại Trung Quốc đã chuyển từ tuyến tính và biệt lập sang tích

hợp, mở và thông minh.25

Một phần của tài liệu Giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến kinh nghiệm của một số quốc gia đối với việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)