2.1.1. Cấp, tống đạt các văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử theo pháp luật tố tụng dân sự Trung Quốc và Việt Nam hiện hành luật tố tụng dân sự Trung Quốc và Việt Nam hiện hành
Theo quy định của BLTTDS của Việt Nam hiện nay, cấp, tống đạt, thông báo
văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ
chức có liên quan là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của Tòa án, Viện kiểm sát,
cơ quan thi hành án. Theo đó, các phương thức có thể được áp dụng để thực hiện
nghĩa vụ này theo Điều 173 BLTTDS bao gồm: (i) Cấp, tống đạt, thông báo trực
tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp,
tống đạt, thông báo; (ii) Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử; (iii)
Niêm yết công khai; (iv) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; (v)
Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Chương
XXXVIII của BLTTDS dành cho đương sựởnước ngoài.
Như vậy, phương thức tống đạt văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử
không loại trừ khả năng áp dụng các phương thức còn lại nhưng lại là loại phương
thức chỉđược áp dụng khi có yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác
và những chủ thể này phải đáp ứng được các điều kiện tại Điều 15 Nghị quyết số
04/2016/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số
quy định của BLTTDS số 92/2015/QH13, Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13
về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố
tụng bằng phương tiện điện tử(“Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP”).
Bên cạnh đó, nghị quyết này cũng đưa ra nhiều quy định hướng dẫn chi tiết
cho việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng (đối với Tòa án) cũng như việc
nhận và xửlý các văn bản tố tụng đó (đối với người nhận). Tuy nhiên, việc xác định
thời hạn tố tụng là ngày được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo phương
người tham gia tố tụng đã nhận được văn bản tố tụng còn tương đối hẹp. Trong khi
đó, khoản 1 Điều 22 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP chỉ quy định người nhận phải “có trách nhiệm gửi thông báo đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án về việc đã nhận được thông điệp dữ liệu điện tử”.
Về vấn đềnày, Điều 17 Quy định vềTòa án Internet điều chỉnh cách thức xác
định thời điểm tiến hành tống đạt và thời điểm hoàn thành việc tống đạt như sau:
“Trường hợp các Tòa án Internet tiến hành tống đạt văn bản, tài liệu đến địa chỉ điện tửđược cung cấp hoặc xác nhận bởi người nhận tống đạt thì nó được coi
là được tống đạt tại thời điểm thông tin đến được hệ thống do người nhận đã chỉ định nêu trên.
Khi Tòa án Internet tiến hành tống đạt văn bản, tài liệu đến địa chỉ điện tử thông thường hoặc địa chỉ điện tử khác có thể lấy được của người nhận tống đạt, việc tống đạt đã hoàn thành hay chưa được xác định dựa trên các trường hợp sau:
(1) Khi người nhận xác nhận rằng họ đã nhận được văn bản, tài liệu được cung cấp hoặc thực hiện hành động dựa trên và phù hợp với nội dung văn bản, tài liệu thì việc tống đạt được coi là hoàn thành;
(2)Khi hệ thống truyền thông của người nhận phản hồi rằng họ đã đọc nó hoặc khi có chứng cứ khác chứng minh người nhận đã nhận được nó thì có thể xem
như việc tống đạt văn bản, tài liệu đã hoàn tất, trừ khi người nhận có thể chứng minh rằng họ không nhận được văn bản trên vì lý do lỗi của hệ thống phương tiện lữu trữ, địa chỉ nhận tống đạt không phải của họ hay do họ sử dụng hoặc không phải họđã truy cập vào nó.
Khi việc tống đạt đã hoàn thành, Tòa án Internet sẽ soạn thảo biên nhận tống
đạt. Biên nhận tống đạt có giá trịnhư chứng cứ của việc tống đạt.”
Ngoài ra, trong Dự thảo quy định về phiên tòa trực tuyến, áp dụng cho các
VADS (thương mại), hành chính và cưỡng chế và một số vụ án hình sự được
TANDTC Trung Quốc công bố để lấy ý kiến, có tên “Quy định về một số vấn đề
liên quan đến việc xử lý vụ án trực tuyến của Tòa án nhân dân”38, Điều 28 quy định
về tiêu chuẩn xác định hiệu lực của việc tống đạt điện tửcũng có nội dung tương tự.
Gần đây nhất, Điều 31 Quy tắc tranh tụng trực tuyến của TAND có hiệu lực từ ngày
01/8/2021 cũng giữ lại quy định ở Điều 28 nêu trên và bổ sung thêm “Trường hợp các tài liệu, văn bản có cùng nội dung được tống đạt đến người nhận bằng nhiều
phương thức điện tử thì thời gian tống đạt hoàn thành trước sẽ là thời gian tống đạt có hiệu lực.39”
Như vậy, thời điểm xác định hoàn thành việc tống đạt văn bản tố tụng bằng
phương thức trực tuyến trong mô hình Tòa án Internet hay trong tố tụng dân sự trực tuyến của TAND thông thường tại Trung Quốc đều được mở rộng khá nhiều so với
quy định tại Việt Nam. Điều này giúp tránh trường hợp người nhận đã nhận được hoặc thậm chí đã đọc được văn bản tố tụng nhưng không thực hiện trách nhiệm gửi
thông báo đã nhận được cho Tòa án khiến cho Tòa án bị thụ động trong việc xác
định thời điểm hoàn thành nghĩa vụ tống đạt. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ hiện nay, không ít các hệ thống truyền thông có kèm theo tính
năng hoặc công cụ bổ trợ riêng biệt có chức năng thông báo người nhận đã nhận/đã đọc thông điệp dữ liệu điện tử. Đây là điểm nên được nghiên cứu và sử dụng kết
hợp vào quy trình giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến.
Hơn nữa, việc ấn định cụ thể thời điểm xác định tống đạt hoàn thành trong
quy định của mô hình Tòa án Internet như trên là tương đối hợp lý và cần thiết. Bởi lẽ, theo quy định của BLTTDS Việt Nam, Điều 176 quy định “Việc cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tửđược thực hiện theo quy định của pháp luật về
giao dịch điện tử…” Theo đó, dẫn chiếu Luật Giao dịch điện tử 2005, nội dung về
nhận thông điệp dữ liệu có liên quan được quy định như sau:
Khoản 2 Điều 18 về nhận thông điệp dữ liệu: “Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì việc nhận thông điệp dữ liệu được
quy định như sau:
a) Người nhận được xem là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu được nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể
truy cập được;…
c) Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo có yêu cầu hoặc thoả thuận với người nhận về việc người nhận phải gửi cho mình thông báo xác nhận khi nhận được thông điệp dữ liệu thì người nhận phải thực hiện
đúng yêu cầu hoặc thoả thuận này;
d) Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo đã
tuyên bố thông điệp dữ liệu đó chỉ có giá trị khi có thông báo xác nhận thì thông
điệp dữ liệu đó được xem là chưa gửi cho đến khi người khởi tạo nhận được thông báo của người nhận xác nhận đã nhận được thông điệp dữ liệu đó;…”
Khoản 1 Điều 19 về thời điểm nhận thông điệp dữ liệu: “Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm… nhận thông
điệp dữ liệu được quy định như sau: Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ
thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông
điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉđịnh;”
Theo những quy định nêu trên và quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị quyết số
04/2016/NQ-HĐTP, có thể kết luận thời điểm người khởi kiện, người tham gia tố
tụng nhận được văn bản tố tụng là khi thông điệp dữ liệu này được nhập vào hệ
thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được, không phụ thuộc vào thời điểm người nhận thông báo đã nhận được thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên, hướng
quy định này là không hợp lý: Khác với một thông điệp dữ liệu thông thường, văn
bản tố tụng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết VADS và có thể ảnh hưởng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nếu việc tiếp nhận
chậm trễ. Chính vì vậy, nếu chỉ đơn thuần xác định thời điểm nhận văn bản tố tụng
là thời điểm văn bản tố tụng ở dạng điện tử được nhập vào hệ thống thông tin do
người khởi kiện, người tham gia tố tụng chỉ định và có thể truy cập được sẽ không
đảm bảo khi so sánh với các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
còn lại theo Điều 175, 177 và 178 BLTTDS đều cần phải có sự xác nhận của người
nhận bằng cách ký nhận hoặc điểm chỉ (việc niêm yết công khai văn bản tố tụng
theo Điều 179 và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng tại Điều 180
không được xét đến vì đây là phương thức áp dụng có điều kiện).
2.1.2. Kiến nghị cho Việt Nam
Vì những lý do đã được phân tích nêu trên, tùy vào tình hình thực tế cũng
như khả năng phát triển hệ thống giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến
trong kế hoạch lâu dài, nội dung của Điều 20 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP nên
được Hội đồng Thẩm phán TANDTC xem xét trở thành khoản 1 và bổ sung thêm khoản 2 như sau:
a. Ngày người khởi kiện, người tham gia tố tụng gửi thông báo đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án về việc đã nhận được thông điệp dữ liệu
điện tử; hoặc
b. Ngày hệ thống tiếp nhận của người khởi kiện, người tham gia tố tụng
thông báo người khởi kiện, người tham gia tố tụng đã đọc được thông điệp dữ liệu
điện tử hoặc có bằng chứng khác xác định ngày người khởi kiện, người tham gia tố
tụng đã nhận được dữ liệu điện tử, trừtrường hợp người khởi kiện, người tham gia tố tụng có thể chứng minh rằng họ không nhận được thông điệp dữ liệu điện tử vì lý do khách quan.
c. Trường hợp thông điệp dữ liệu được tống đạt đến người khởi kiện, người tham gia tố tụng bằng nhiều phương thức điện tử thì thời điểm để tính thời hạn tố tụng là thời điểm tống đạt hoàn thành nhanh nhất xác định theo điểm a, b điều này.”
Ngoài ra, việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện với
mục đích hướng đến là người khởi kiện, người tham gia tố tụng có thể nhận được
văn bản đó. Vậy Tòa án phải xử lý như thế nào trong trường hợp nghĩa vụnày đã
được Tòa án thực hiện bằng phương thức trực tuyến nhưng vì lý do khách quan,
người nhận đã nỗ lực tìm mọi cách nhưng vẫn không nhận được thông điệp dữ liệu
điện tửđó (để loại trừ những lý do chủquan như người khởi kiện, người tham gia tố
tụng cố tình không đăng nhập hay thiết bị truy cập cá nhân bị hư, hỏng…). Vấn đề này cho đến nay pháp luật Việt Nam hay Trung Quốc đều vẫn còn bỏ ngỏ. Theo nội
dung đề xuất bổ sung khoản 2 Điều 20 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP nêu trên,
nội dung tại điểm b “trừtrường hợp người khởi kiện, người tham gia tố tụng có thể
chứng minh rằng họ không nhận được thông điệp dữ liệu điện tử vì lý do khách
quan” chỉ giúp loại trừ trách nhiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Nghị
quyết này “Người khởi kiện, người tham gia tố tụng tự chịu trách nhiệm trong
trường hợp không thực hiện việc đăng nhập, tiếp nhận, thực hiện các nội dung, yêu cầu ghi trên văn bản tố tụng của Tòa án” cũng như để xác định lại thời điểm tính thời hạn tố tụng chứ không có chức năng điều chỉnh cách giải quyết của Tòa án
trong trường hợp này. Cũng tương tự như vậy, việc xác định nguyên nhân người
nhận không nhận được thông điệp dữ liệu điện tử vì lý do khách quan hay chủ quan
cũng chỉđể phục vụ cho việc truy cứu trách nhiệm của người đó nếu việc chậm trễ
người tham gia tố tụng khác và/hoặc xã hội. Do đó, đểđảm bảo tiến trình giải quyết
VADS được nhanh chóng và hạn chế gây thiệt hại đến những chủ thể khác, bên
cạnh nội dung đề xuất trên, Điều 20 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP cũng cần
được bổ sung thêm khoản 3 như sau:
“3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Tòa án thực hiện việc cấp, tống đạt,
thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử mà không có các dấu hiệu để xác định người khởi kiện, người tham gia tố tụng đã nhận hoặc đã đọc thông điệp dữ liệu điện tử đó được liệt kê tại điểm a, b khoản 2 Điều này, Tòa án xem xét áp dụng các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng còn lại theo quy
định tại Điều 173 BLTTDS.”