Dân số và lao động

Một phần của tài liệu Ngiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước sinh hoạt an toàn quy mô nhỏ cho khu vực nông thôn tỉnh vĩnh long (Trang 28 - 29)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu

1.3.2.2. Dân số và lao động

Dân số

Theo số liệu dân số từ Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long Năm 2015, dân số năm 2015 của tỉnh hiện có khoảng 1.045.037 ngƣời với mật độ dân số là 685 ngƣời/km2. Tỷ lệ tăng dân số năm 2015 ƣớc đạt 0,34 %, cao hơn năm 2010 (0,14%). So với năm 2005 dân số của tỉnh đã tăng 2,44%. Mức tăng này là thấp hơn nhiều so với tốc độ gia tăng dân số trung bình của cả nƣớc. Mật độ dân số của tỉnh cao nhất là tại TP. Vĩnh Long với 2.970 ngƣời/km2, tiếp theo là TX. Bình Minh với mật độ 955 ngƣời/km2, đây cũng là 2 địa phƣơng có tỷ lệ dân số đô thị cao nhất (lần lƣợt là 76,26% và 38,18%). Các huyện cịn lại có mật độ dân số trung bình trong khoảng từ 511-833 ngƣời/km2. Sự phân bố dân số tại các huyện/thị/thành đƣợc thể hiện trong bảng 1.5.

Bảng 1. 5. Phân bố dân số tại các huyện/thị/thành của tỉnh năm 2015, [1]

Huyện – Thị Diện tích tự nhiên Dân số năm 2015 (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Dân số thành thị (%) Km2 % TP. Vĩnh Long 47,81 3,13 142.001 2.970 76,26 H. Long Hồ 196,34 12,87 163.643 833 4,72 H. Mang Thít 162,48 10,65 100.590 619 3,67 H. Vũng Liêm 309,60 20,29 161.604 522 4,33 H. Tam Bình 290,65 19,05 155.823 536 3,46 TX. Bình Minh 93,63 6,14 89.397 955 38,18 H. Trà Ôn 267,15 17,51 136.492 511 7,42 H. Bình Tân 158,07 10,36 95.487 604 0,00 Toàn tỉnh 1.525,73 100,00 1.045.037 685 16,87

Về phân bố dân cƣ, với đặc thù chung của tỉnh là kinh tế nông nghiệp phát triển nên sự phân bố dân cƣ trong tỉnh gắn liền cảnh quan sông-nƣớc, vƣờn-nhà. Các khu đô thị mang sắc thái “đô thị vƣờn”, thƣờng phân bố ven sông lớn, gắn liền với giao thơng thủy bộ chính, dân cƣ sống quần tụ đông đúc theo kiểu phố thị ở khu vực trung tâm. Ở nông thôn, dân cƣ phân bố dọc theo trục giao thông thủy bộ, ven sông rạch, đời sống dân cƣ gắn liền sông nƣớc với ngành nghề nông nghiệp, riêng khu vực trung tâm xã, chợ xã, dân cƣ sống quần cƣ mang sắc thái dân cƣ quần cƣ đô thị với ngành nghề thƣơng mại, dịch vụ là chủ yếu.

19

Lao động

Vĩnh Long có dân số khá trẻ, tổng số ngƣời dân trong độ tuổi lao động đến năm 2015 là 629.847 ngƣời (chiếm 60,27% dân số), trong đó tại khu vực nông thôn 535.474 ngƣời, chiếm 85,02% lực lƣợng lao động toàn tỉnh. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trong năm 2015 là 615.971 ngƣời (chiếm 97,80% lao động trong độ tuổi), trong đó lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản 295.130 ngƣời giảm 6,36% so với năm 2014. Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp 320.841 ngƣời, chiếm tỷ lệ 52,09% lao động đang làm việc. Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ 2000-2015 nhƣ sau:

Bảng 1. 6. Cơ cấu lao động và mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp trong thời kỳ 2000-2015, [19]

Tỉ lệ lao động Năm

2000 2005 2010 2015

Nông lâm thuỷ sản (%) 71,61 67,67 58,27 47,91

Phi nông nghiệp (%) 28,39 32,33 41,73 52,09

Một phần của tài liệu Ngiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước sinh hoạt an toàn quy mô nhỏ cho khu vực nông thôn tỉnh vĩnh long (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)