Xử lý tài sản chung của vợ chồng để thi hành nghĩa vụ chung về tài sản

Một phần của tài liệu Thi hành nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 39 - 73)

tài sản

Xử lý tài sản để thi hành án là việc cơ quan thi hành án tiến hành các biện pháp để định đoạt tài sản nhằm thi hành các quyết định của bản án, quyết định do Tòa án tuyên. Xử lý tài sản chung của vợ chồng để thi hành nghĩa vụ chung về tài sản là toàn bộ hoạt động của cơ quan THA, CHV áp dụng các biện pháp do LTHADS quy định để đảm bảo thi hành nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng theo bản án, quyết địnhcủa Tòa án.

Xử lý tài sản chung của vợ chồng để thi hành nghĩa vụ chung về tài sản là việc thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với tài sản chung của vợ chồng do vợ chồng không tựnguyện thực hiện việc thi hành án trong thờihạn luật định, mặc dù họ có điều kiện để thựchiện. Phạm vi cưỡngchế xử lý tài sản chung của vợchồng để thi hành nghĩa vụ chung về tài sản được quy định tại Điều 58, 98, 101, 47 LTHADS và LuậtĐấu giá năm 2016.

Qua thựctiễn thi hành về xử lý tài sản chung củavợchồngđể thi hành nghĩa vụ chung về tài sản, tác giảnhậnthấy có mộtsố bấtcập sau:

Thứnhất,về việc giao bảoquản tài sảnbị kê biên.

Bảo quản tài sản bị kê biên là hoạt động phổ biến trong THADS. Đây là một trong những nhiệm vụ mà CHV phải thực hiện sau khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản. Bảo quản là gìn giữ tài sản theo những nhu cầu nhất định. Việc giao bảo quản tài sảnbị kê biên nhằm đảmbảo cho tài sản liên quan đếnviệc THA không bị tẩu tán, hủy hoại hoặc làm giảm giá trị của tài sản. Tùy thuộc vào từngloại tài sản, tính chất, công dụngcũngnhưkhảnăngbảoquản tài sản, CHV quyếtđịnhviệc giao bảoquản tài sản.Việc giao bảoquản tài sản quy địnhtạiĐiều 58 LTHADS.

Trên thựctế, CHV gặp rấtnhiều khó khăn trong việc giao bảoquản tài sản,đặc biệt tài sản là bấtđộngsản. Khi kê biên tài sản là quyềnsửdụngđất, nhà ở, tài sảngắn liềnvớiquyền sửdụng đất, CHV sẽ giao tài sản đó cho ngườiđang quản lý, sử dụng, tiếptục quản lý, sửdụng. Tuy nhiên, mộtsốtrường hợp,ngườiđang quản lý, sửdụng tài sản từchốinhận bảoquản và cũng không đồng ý giao tài sản cho người khác bảo

quản. Nếu CHV tiếp tục giao để họ quản lý, nếumất mát, hư hỏng liên thì không có ngườichịu trách nhiệm.Nếumuốn giao cho người khác quản lý thì CHV phảitổchức cưỡngchếtrụcxuấtnhưngvấnđề này pháp luật thi hành án dân sựchưa quy định.

Ví dụ:Bảoquản tài sản là quyền sửdụngđất sau khi kê biên15.

Theo quyết định thi hành án số 305/TĐYC ngày 03/7/2012 của Chi cục THADS huyện X. bà Nguyễn Thị B, phải thanh toán trả cho bà Nguyễn Thị A số tiền: 5.000.000.000 đồng. Quá trình xác minh bà B có tài sản là Quyền sử dụngđất diện tích 70m2 tại thửađấtsố 425, tờbản đồ số 3 ở ở thôn V, xã Y, huyện X, thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng bà Nguyễn Thị B. Chị Nguyễn Thị B có đơn đề nghị kê biên mảnh đất nói trên để thi hành án trả bà A. Quá trình xác minh bà B có tài sản là Quyềnsử dụng đất diện tích 70m2 tại thửa đất số 425, tờ bản đồ số 3 ở ở thôn V, xã Y, huyện X, thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng bà Nguyễn Thị B. Chị NguyễnThị B có đơnđềnghị kê biên mảnhđất nói trên để thi hành án trả bà A. Chi cục thi hành án Dân sựhuyện X tiến hành kê biên diện tích đất nói trên và tạm giao tài sản kê biên cho vợchồngchịNguyễnThị B quản lý. Sau khi cơ quan thi hành án kê biên mảnhđất trên củachị B thì có ngườiđã xây dựng lên trên mảnh đất kê biên 01 ngôi nhà tạm, mái tôn. Chính quyền địa phương và hộ liền kề không xác định được ai là người đã xây dựng ngôi nhà tạm đó. Việc phát sinh tài sản trên đất sau khi kê biên đã gây rấtnhiều khó khăn cho quá trình tổchức thi hành án của CHV.

Theo khoản 5 Điều 58 LTHADS, người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy địnhcủa pháp luật trong việc bảoquản tài sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửphạt hành chính, xử lý kỷluậthoặcbị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệthại thì phảibồithường theo quy địnhcủa pháp luật.

Trong vụ án này, chị Nguyễn Thị B là người được tạm giao quản lý, khai thác, sử dụngđấtđã kê biên nhưng không phải là người xây dựng căn nhà nói trên , không trực tiếp vi phạm những hành vi trong điều luật đã nêu, do đó không có căn cứđể xử lý vi phạm đốivới chị B và cũng không xác địnhđược ai là người xây căn nhà trên. Trong khi đó, khoản 4 Điều 112 LTHADS, chỉ mới quy định về trách nhiệmđốivới ngườiđược tạm giao quản lý tài sản.

Theo Điều 175 LTHADS, “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Chấp hành viên và cơ quan thi

15 https://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=794, truy cập lúc 20h ngày 29.11.2021.

hành án dân sự trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án và các nhiệm vụ khác về thi hành án dân sự trên địa bàn”. Trong trường hợp này, khi có sự việc xây dựng trái phép trên đất đã kê biên, chính quyền địa phương phảilập biên bản tại hiện trường vi phạm để làm cơ sở xử lý cá nhân có hành vi vi phạm và thông báo với cơ quan thi hành án để kịp thời xử lý. Tuy nhiên địa phương lại không thực hiện.

Từbấtcập trên, tác giảkiến nghị:

Điều 13 NĐ 33/2020/NĐ-CP, bổ sung quy định về giao bảo quản tài sản như sau:

Sau khi kê biên tài sản là quyềnsửdụngđất, nhà ở, tài sảngắnliềnvớiquyền sửdụngđất,Chấp hành viên sẽ giao các tài sảnđó cho người đangquản lý sửdụng, đượctiếptụcquản lý, sửdụng.Trường hợphọtừchốinhậnbảoquản và cũng không

đồng ý giao nhà đất để Chấp hành viên giao cho tổ chức, cá nhân khác quản lý thì

Chấp hành viên có quyền tổ chức cưỡng chế trục xuất họ ra khỏi nhà để tránh mất

mát, hư hao tài sản đã kê biên hoặc hoặc phát sinh tài sản mới. Tài sản này Chấp

hành viên giao cho cá nhân, tổchức có điềukiệnbảoquảntiến hành bảoquản.

Nếu quy định này được bổ sung thì tạođiều kiện thuận lợihơncơ quan THA vì cơ quan THA, CHV không phải xử lý tranh chấpvề tài sản theo Điều 74 và Điều 117 LTHADS.

Thứ hai, về xử lý tài sản của người phải thi hành án là vợ chồng đối với quyền sử dụng đất trong khối tài sản chung không thể phân chia thông qua hoạt độngđấu giá tài sảnđể thi hành án dân sự.

Trong thi hành án dân sự, tài sản chung của người phải thi hành án là vợ chồng với người khác là tài sản thuộc sở hữu, sử dụng chung và người khác là người không liên quan đếnbản án, quyết địnhđangđượctổchức thi hành, họ không phải là một trong các bên đương sự trong vụ án16. Thực tiễn cho thấyviệc xử lý tài sản chung của người phải thi hành án là vợ chồng với người khác thường gặp khá nhiều khó khăn, phức tạp, đặc biệt với tài sản có giá trị lớn như nhà ở, quyền sử dụng đất, trong đó có việc bảo đảm quyền cho người mua được tài sản thông qua hoạt động đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. Đâycũng là vấn đề mà các chấp hành viên thường có nhiều sai sót, vi phạm về trình tự, thủ tục dẫn đến phát sinh

16 Hoàng Thị Thanh Hoa, Hồ Quân Chính, Nguyễn Văn Nghĩa (2019), Bình luận Luật Thi hành án dân sự,

khiếu nại,tố cáo17. Mặc dù pháp luật đã quy địnhvề trình tự,thủ tục kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành án là vợ chồng thuộc khối tài sản chung không thể phân chia, nhưng khi áp dụng vào thựctiễn thi hành án vẫn còn có những vướng mắc, bất cập. Đó là việc cưỡng chế chuyển giao tài sản đấu giá cho người mua được tài sản là quyềnsửdụngđất chung củavợchồng,củahộ gia đình.

Theo điểm c khoản 2 Điều 24 Nghịđịnhsố 33/2020/NĐ-CP, quyềnchủđộng liên quan đến việc xác địnhphần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung do CHV thựchiện. CHV xác địnhphầnsởhữucủa các thành viên hộ gia đình theo sốlượng thành viên củahộ gia đìnhtạithờiđiểm xác lậpquyềnsởhữu tài sản,thờiđiểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyềnsửdụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Sau đó, CHV thông báo cho các thành viên theo Điều 74 LTHADS và Điều 24 Nghịđịnhsố33/2020/NĐ-CP.

Tuy nhiên, trong thực tế, CHV sẽ không tự mình thực hiện việc xác định, phân chia phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung, mà hướng dẫn vợ chồngkhởikiện ra Tòa án để giải quyết. Lý do là vì do sốlượngđội ngũ CHV hiện nay còn thiếu nhiều so với lượng công việc phát sinh18. Mặt khác, CHV không muốn tự mình xác định, phân chia tài sản chung của vợ, chồng vì thườngphứctạp, phải xét đến nhiều yếu tố như hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng, công sức đóng góp củavợ,chồng vào việctạolập, duy trì và phát triểnkhối tài sản chung19.

Ví dụ: Vướng mắc trong việc xác định các thành viên đốivớiQuyền sửdụng đấtcấp cho hộ gia đình20.

Căn cứ vào bản án đã có hiệu lực pháp luật, ông Thành phải có nghĩa vụ trả cho ông Nguyễn Văn Tiên số tiền là 500.000.000đ. Do quá trình thi hành án, ông TrầnVăn Thành không tự nguyện thi hành án nên vào năm 2012, Cơ quan THADS đã tiến hành xử lý bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án theo quy định. Theo đó, CHV đã xác minh người phải thi hành án có đạidiệnhộ gia đìnhđứng tên khoảng 10.000m2 đất; tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2003 trong hộ ông Thành gồm có 4 thành viên gồm ông Thành và 3 người con

17 Hồ Quân Chính, Hoàng Thị Thanh Hoa (2018), “Kê biên, xử lý tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án – Một số vấn đề từ thực tiễn”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8 (317), tr. 14.

18 Bùi Anh Vũ (2017), “Bàn về thẩm quyền phân chia tài sản chung của vợ, chồng ở giai đoạn thi hành án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 14, tr. 48.

19 Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

20 “Vướng mắc trong việc xác định các thành viên đối với Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình”, https:// thads.moj.gov.vn/tuyenquang/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=169, truy cập lúc 20h ngày 2.2.2022.

là Trần Thị Tiên, sinh 1988; Trần Văn Nghĩa, sinh năm 1990, Trần Văn Hận, sinh năm 1995. Đồngthời, ông Thành cũngđã ly hôn vớivợ vào năm 2002.

Trong quá trình thi hành án, CHV đã căncứ vào Điều 106 BLDS 2005 đã xác định: Mặc dù quyềnsử dụng đấtcủa ông Thành cấp cho hộ gia đình nhưng vào thời điểmnăm 2003 (thờiđiểmcấpquyềnsửdụngđất), Tiên được 15 tuổi,Nghĩađược 13 tuổi và Hận 8 tuổi; cả ba người con của ông Thành đều còn nhỏ,sống phụ thuộc gia đình nên không có công sức đóng góp trong hoạtđộng kinh tế nông lâm ngưnghiệp đối vớiquyềnsửdụngđất mà hộ ông Thành đượccấp. Hơnnữa, vào năm 2012 (thời điểm xử lý tài sản, bán đấu giá thành) chị Tiên đã có gia đình vào năm 2010 và đã nhập hộkhẩu chung với gia đìnhchồng, không có làm kinh tế chung với ông Thành, còn anh Nghĩađanghọcđại họctại Tp Hồ Chí Minh, anh Hận thì chỉmới 17 tuổi. Do vậy, không có cơ sở để chứng minh những người này có cùng đóng góp công sức trong hoạtđộng kinh tế nông lâm ngưnghiệpđểtạolập tài sản chung củahộ gia đình. Sau khi cơ quan thi hành án bán 6.000m2 đất trong 10.000m2 đấtcấp cho hộ ông Thành, các con của ông Thành đã liên tụckhiếu nạiđốivớithủtụcxử lý tài sản củacơ quan thi hành án, đồngthời không đồng ý giao tài sản bán đấu giá cho người mua trúng đấu giá. Đến năm 2016, các con của ông Thành đã khởi kiện ông Thành yêu cầu chia tài sản chung của hộ gia đình và yêu cầu hủykếtquả bán đấu giá của cơ quan thi hành án dân sự.

Sau đó, Tòa án đã xét xử và tuyên chấpnhận yêu cầukhởi kiệncủachị Tiên, anh Nghĩa, anh Hận, chia mỗingười 2.500m2 đất và hủykếtquả bán đấu giá củacơ quan THASDS với nhận định: Các con của ông Thành có quan hệ huyết thống và đang sống chung hộ có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất là vào năm 2003. Bất cập trên xuất phát từ quy định của luật đất đai và LTHADS. Theo điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị địnhsố 33/2020/NĐ-CP đã quy định cho các chủ sởhữu chung quyền khởikiệnđể yêu cầu chia tài sản chung nhưng họ không thựchiện, ảnh hưởng đến việc thi hành cho người mua được tài sản đấu giá. Hơn nữa, việc thông báo cho người liên quan đến việc phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản cũng gặp nhiều khó khăn như thành viên củahộ đixuấtkhẩu lao động,chấp hành hình phạt tù.

Từ thực tiễn trên, theo tác giả, ngoài việc Bộ Tài nguyên môi trường và Bộ Tư pháp ban hành văn bản liên tịch hướng dẫn về việc xác định thành viên hộ gia đìnhsửdụngđấtnhưkiếnnghịtại Mục 2.1. thì bỏ quy địnhvề “Chấp hành viên yêu

phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tụctố tụng dân sự” quy địnhtại Điều 74 Luật Thi hành án dân sựnăm 2008, đượcsửađổi,bổ sung năm 2014, Điều

24 Nghịđịnhsố 33/2020/NĐ-CP.

Thứ ba, về việcxử lý tài sảngắnliềnvới đấtcủangườiphải thi hành án là vợ chồng khi giao tài sản cho người mua được tài sản thông qua hoạt động đấu giá tài sảnđể thi hành án dân sự.

Theo Điều 103 LTHADS, nếungười mua được tài sản đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết địnhbị kháng nghị, sửa đổi hoặcbị hủy thì cơ quan thi hành án dân sựtiếp tục giao tài sản,kểcả thựchiệnviệccưỡngchế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừtrườnghợpkếtquả bán đấu giá bịhủy theo quy địnhcủa pháp luậthoặcđươngsự có thỏathuận khác. Việc cưỡngchế giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, ngườinhận tài sảnđể thi hành án thực hiện theo quy địnhtại các điều 114, 115, 116 và 117 của LTHADS. Theo khoản 3 Điều 117 LTHADS, việccưỡngchế giao quyền sử dụngđất cho người trúng đấu giá hoặc cho người nhậnquyềnsửdụngđấtđểtrừ vào sốtiềnđược thi hành

Một phần của tài liệu Thi hành nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 39 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)