Thực trạng tổ chức thanh tra nhà nƣớc tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh sơn la luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 45)

7 Kết cấu đề tài

2.2. Thực trạng tổ chức thanh tra nhà nƣớc tỉnh Sơn La

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ban Thanh tra tỉnh Sơn La (tiền thân của cơ quan Thanh tra tỉnh Sơn La ngày nay) được thành lập năm 1963, ngay sau khi Khu Tây Bắc chia tách tỉnh. Những ngày đầu thành lập, có 5 cán bộ được chuyển đến từ Ban Thanh tra Khu, sau đó tiếp tục được tăng cường từ tỉnh Nghệ An, thành phố Hải Phòng và Quân Khu Tây Bắc; đến cuối năm 1964 ổn định với 9 cán bộ. Ở cấp huyện, thị và một số sở, ban, ngành trong thời gian này, Ban thanh tra mới bắt đầu được thành lập.

Tháng 4/1965 thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương về việc giải thể Ủy ban Thanh tra của Chính phủ và Ban Thanh tra các địa phương để tăng cường lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; nhiệm vụ thanh tra được giao cho thủ trưởng các cấp, các ngành trực tiếp đảm nhận, chỉ để lại ở Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện mỗi nơi một cán bộ thanh tra, làm nhiệm vụ giúp thủ trưởng cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đến tháng 8/1969 trước tình hình, nhiệm vụ mới, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ được thành lập; ở Sơn La, ngày 18/11/1970 cơ quan Thanh tra cấp tỉnh được tái lập với tên gọi là Ủy ban Thanh tra tỉnh, 20 Ban Thanh tra ở các ty, ban, ngành trong tỉnh được củng cố, các Ban Thanh tra, xét khiếu tố ở cấp huyện chuẩn bị được thành lập.

Năm 1984, căn cứ Nghị quyết số 26/HĐBT ngày 15/2/1984 của Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban Thanh tra tỉnh được đổi tên thành Ủy ban Thanh tra nhà nước tỉnh. Theo Nghị quyết này Ủy ban Thanh tra nhà nước các cấp không chỉ là một cơ quan chuyên môn ở địa phương, mà còn là một cấp của hệ thống thanh tra và một bộ phận của cơ quan lãnh đạo chính quyền cùng cấp.

Tháng 4/1990 với sự ra đời của Pháp lệnh Thanh tra, hệ thống thanh tra từ tỉnh đến huyện, ngành được đổi tên thành: Thanh tra tỉnh; Thanh tra huyện; Thanh tra sở, ngành.

Từ ngày 01/10/2004 đến nay, thực hiện Luật Thanh tra, các cơ quan thanh tra nhà nước ở tỉnh, vẫn với tên gọi như quy định của Pháp lệnh Thanh tra. Với

việc quy định rõ hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của các cơ quan thanh tra theo từng loại hình, đã khắc phục được những chồng chéo trong hoạt động và phân tán trong tổ chức của hệ thống thanh tra nhà nước.

Theo quy định tại Điều 20 Luật thanh tra năm 2010 thì Thanh tra tỉnh Sơn La là cơ quan ngang sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác, tổ chức và chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

2.2.2. Về cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Thanh tra tỉnh Sơn La được sắp xếp gồm 06 phòng theo Quyết định số 35/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 09 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Sơn La. Gồm:

a. Phòng theo dõi công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (Phòng nghiệp vụ I):Giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh quản lý nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền. Cụ thể:

- Tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật, chuẩn bị tài liệu, hồ sơ để lãnh đạo Thanh tra tỉnh tiếp công dân theo quy định; phối hợp với phòng tiếp công dân của tỉnh chuẩn bị nội dung giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp công dân theo quy định. Theo dõi, tổng hợp báo cáo (định kỳ và đột xuất) tình hình tiếp công dân của Thanh tra tỉnh và phòng tiếp công dân của tỉnh.

- Tiếp nhận, phân loại (chuyển đơn thư cho các phòng nghiệp vụ, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết), theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo (định kỳ và

đột xuất) kết quả xem xét giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Thanh tra tỉnh phục vụ cho công tác tổng hợp báo cáo chung toàn ngành. Phối hợp với các cơ quan hữu quan theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc sở.

- Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn toàn tỉnh, tổng hợp báo cáo (định kỳ và đột xuất) với Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính Phủ; phối hợp với Văn phòng chuẩn bị nội dung các phiên họp giao ban, các cuộc họp thường kỳ của cơ quan.

- Tham gia các Đoàn thanh tra kinh tế - xã hội, thanh tra trách nhiệm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; đề xuất biện pháp xem xét, giải quyết đối với khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài hoặc liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều ngành theo đúng quy định của pháp luật.

- Đề xuất với lãnh đạo cơ quan để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

- Trực tiếp kiểm tra, xác minh các đơn thư tố cáo đối với cán bộ, công chức thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý của Chánh Thanh tra tỉnh.

- Thực hiện việc sơ kết, tổng kết lĩnh vực được phân công phụ trách và các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo Thanh tra tỉnh phân công.

b. Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối ngành kinh tế tổng hợp và phụ trách địa bàn (Phòng nghiệp vụ II: Trực tiếp theo dõi, phụ trách các đơn vị: Cục thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Sở Tài chính; Ngân hàng nhà nước tỉnh; Sở Kế hoạch & Đầu tư; Cục Thống kê; Thành phố Sơn La; huyện Quỳnh Nhai; huyện Thuận Châu và huyện Mường La.

c. Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối ngành kinh tế và phụ trách địa bàn (Phòng nghiệp vụ III): Trực tiếp theo dõi, phụ trách các đơn vị: Sở Công thương; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài Nguyên và Môi trường; Sở

Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Thông tin và truyền thông; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; huyện Yên Châu; huyện Mộc Châu; huyện Phù Yên và huyện Bắc Yên.

d. Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính văn xã và phụ trách địa bàn (Phòng nghiệp vụ IV): Trực tiếp theo dõi, phụ trách các đơn vị: Sở Lao động thương binh xã hội; Sở Tư pháp; Sở Ngoại vụ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở văn hoá thể thao và Du lịch; Sở Y tế; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Công an tỉnh; Sở Nội vụ; Ban Dân tộc; huyện Sông Mã; huyện Sốp cộp; huyện Mai Sơn.

đ. Phòng nghiệp vụ, phòng, chống tham nhũng (Phòng nghiệp vụ V):

Nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra tỉnh; hướng dẫn Thanh tra huyện, Thanh tra sở xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm, theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; Tổng hợp báo cáo (định kỳ và đột xuất) về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách phục vụ cho công tác tổng hợp báo cáo chung toàn ngành (riêng báo cáo kết quả giải quyết đơn thư gửi Văn phòng và Phòng nghiệp vụ I để theo dõi tổng hợp); phối hợp với Văn phòng chuẩn bị nội dung các phiên họp giao ban, các cuộc họp thường kỳ của cơ quan; Phân công cán bộ, thanh tra viên theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ Thanh tra huyện, Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ; tham gia các Đoàn kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ hàng năm của Thanh tra cấp huyện và Thanh tra sở….

e. Văn phòng tổng hợp: Là đầu mối thu thập, tổng hợp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thanh tra tỉnh; giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh theo dõi, tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ và công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành; đảm bảo về kinh phí, tài sản, phương tiện làm việc và các điều kiện khác phục vụ hoạt động thường xuyên của cơ quan Thanh tra tỉnh.

Mô hình cơ cấu tổ chức Thanh tra tỉnh Sơn La theo Quyết định số 35/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 09 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Sơn La.

CẤU TỔ CHỨC THANH TRA TỈNH SƠN LA

Phòng theo dõi công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (Phòng nghiệp vụ I)

Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối ngành kinh tế tổng hợp và phụ trách địa bàn

(Phòng nghiệp vụ II)

Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối

ngành kinh tế và phụ trách địa bàn

(Phòng nghiệp vụ III)

Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính văn xã và phụ trách địa bàn

(Phòng nghiệp vụ IV)

Phòng nghiệp vụ: phòng, chống tham nhũng

(Phòng nghiệp vụ V)

2.2.3. Cơ cấu về nhân sự

2.2.3.1. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh

Thanh tra tỉnh Sơn La có Chánh Thanh tra và 03 Phó Chánh Thanh tra. Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, do Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh.

Các Phó Chánh Thanh tra tỉnh cùng với Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Thanh tra tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công. Cụ thể:

- Phó Chánh Thanh tra phụ trách theo dõi hoạt động thanh tra kinh tế- xã hội: Giúp Chánh Thanh tra tỉnh phụ trách theo dõi hoạt động thanh tra kinh tế- xã hội của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra sở; chủ trì chỉ đạo việc nghiên cứu, thẩm định, chuẩn bị, tiến hành, dự thảo kết luận các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

- Phó Chánh Thanh tra phụ trách theo dõi công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Giúp Chánh Thanh tra tỉnh phụ trách theo dõi hoạt động công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra sở; chủ trì chỉ đạo việc tiếp nhận, phân loại, xem xét giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Thanh tra tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

- Phó Chánh Thanh tra phụ trách công tác tiếp dân của Thanh tra tỉnh: Giúp Chánh Thanh tra tỉnh tổ chức công tác tiếp dân của Thanh tra tỉnh; phối hợp với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.

2.2.3.2. Cán bộ, công chức và Thanh tra viên

Biên chế của Thanh tra tỉnh Sơn La tính đến ngày 31/12/2011, tổng số 40 cán bộ, công chức. Trong đó:

Thanh tra viên cao cấp: 01 Thanh tra viên chính: 07 Thanh tra viên: 23

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, cán bộ, công chức được phân bổ vào các phòng như sau:

Văn phòng tổng hợp: 08 cán bộ, công chức. Phòng nghiệp vụ I: 05 cán bộ, công chức. Phòng nghiệp vụ II: 06 cán bộ, công chức. Phòng nghiệp vụ III: 06 cán bộ, công chức. Phòng nghiệp vụ IV: 07 cán bộ, công chức. Phòng nghiệp vụ V: 04 cán bộ, công chức.

Với lực lượng trên hàng năm, Thanh tra tỉnh đã chủ động, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và chính trị cho cán bộ, công chức và Thanh tra viên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

2.2.4. Nhận xét chung

Qua tìm hiểu về tổ chức thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La có thể rút ra một số nhận xét như sau:

a. Về ưu điểm

Ngày 13 tháng 3 năm 2009 Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy và nhân sự các phòng của Thanh tra tỉnh hiện nay nhìn chung phù hợp với quy định của pháp luật. Với mô hình cơ cấu tổ chức này, các phòng chuyên môn nghiệp vụ được thành lập đã bao quát hết các lĩnh vực, các mặt công tác của Thanh tra tỉnh bao gồm: Công tác quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Trực tiếp tiến

hành thanh tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi được phân công.

Việc tổ chức cán bộ, sắp xếp bộ máy đã kết hợp hài hòa giữa con người với nhiệm vụ cụ thể và công việc chuyên môn mà Thanh tra tỉnh phải thực hiện. Từ việc quản lý, điều hành của lãnh đạo Thanh tra tỉnh (đứng đầu là Chánh thanh tra tỉnh) đến cán bộ, thanh tra viên đều đã thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách của mình, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn một cách có bài bản đạt hiệu quả cao. Với mô hình tổ chức này trước mắt giải quyết được sức ép công việc đỡ căng thẳng, tâm lý cán bộ thoải mái hơn, giảm thiểu sự so bì giữa cán bộ, công chức trong cơ quan về thực hiện nhiệm vụ thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thông thường khó khăn, phức tạp, vất vả trong khi đó chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức thanh tra cơ bản là như nhau. Bằng việc sắp xếp cơ cấu tổ chức như trên đã tạo điều kiện để cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực làm cơ sở cho việc chuyển đổi vị trí công tác theo Thông tư số 1680/2009/TT-TTCP ngày 17/07/2009 của Thanh tra Chính phủ về danh mục các vị trí công tác thanh tra phải chuyển đổi trong cơ quan Thanh tra nhà nước.

Hiện nay, Thanh tra tỉnh Sơn La phân công các phòng nghiệp vụ phụ trách công tác thanh tra và theo dõi tình hình khiếu nại, tố cáo theo địa bàn và lĩnh vực. Như vậy, các phòng đều tiến hành thanh tra kinh tế xã hội và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo địa bàn đã được phân công. Vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND tỉnh giao thanh tra xác minh ở địa bàn do phòng nào phụ trách thì phòng đó có trách nhiệm thẩm tra, xác minh sau đó báo cáo Chánh thanh tra tỉnh trình UBND tỉnh giải quyết theo thẩm quyền. Điều này giúp cán bộ, công chức thanh tra nắm tình hình khiếu nại, tố cáo, những vấn đề bức xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh sơn la luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)