Những khó khăn trong việc thi hành pháp luật cổ phần hóa DNNN tại VNPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (Trang 53 - 61)

thức hành chính đã chuyển sang hình thức đầu tư. VNPT chỉ giữ quyền chi phối các doanh nghiệp theo tỷ lệ mức vốn đóng góp tại doanh nghiệp. Điều đó làm cho quyền tự chủ của doanh nghiệp được phát huy cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên.

Thực tế do các công ty cổ phần được tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch phát triển công ty nên các cơng ty đều có ngành nghề kinh doanh đa dạng và khơng những đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động hiện đang làm việc tại cơng ty mà cịn tạo nhiều việc làm mới.

Trong khi tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp đều thực hiện tốt việc sắp xếp lao động, bảo đảm số lao động dơi dư là ít nhất. Những lao động dôi dư đều được giải quyết theo chế độ theo đúng chính sách của Nhà nước. Khi công ty đi vào hoạt động một thời gian đều có nhu cầu tuyển chọn lao động mới. Điều đó đã làm cho chất lượng đội ngũ lao động của các công ty được nâng cao hơn trước khi cổ phần hóa và thu nhập của người lao động được nâng cao.

2.3 Những khó khăn trong việc thi hành pháp luật cổ phần hóa DNNN tại VNPT VNPT

Trong quá trình thực hiện tiến trình cổ phần hố DNNN nói chung và các doanh nghiệp thuộc VNPT nói riêng cịn nẩy sinh một số vướng mắc, khó khăn sau:

Thứ nhất, tính hiệu lực pháp lí của văn bản.

Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính Phủ về việc chuyển cơng ty nhà nước thành cơng ty cổ phần có hướng

dẫn xác định lợi thế vị trí địa lý khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá vướng mắc do phương pháp tính, phương pháp thẩm định, gây trậm trễ cho tiến độ cổ phần hoá và nhiều khi doanh nghiệp phải xin ý kiến trực tiếp của Thủ tướng Chính Phủ.

Thứ hai, khó khăn trong vấn đề xác định giá doanh nghiệp.

Vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp có thể nói là vướng mắc cơ bản nhất trong q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Xuất phát từ những đặc thù về chức năng và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông mà việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa là rất khó khăn và phức tạp. Phần lớn tài sản của doanh nghiệp là những loại tài sản mà giá trị của chúng rất khó xác định. Đó là giá trị thương hiệu, là các tài sản vơ hình khác... xác định giá trị của những tài khoản đó khơng giống như xác định giá trị những tài sản thông thường khác, không dựa vào giá trị sổ sách, mệnh giá hay giá thị trường mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống khách hàng, mức sinh lời dự tính ...

Phải nói rằng vấn đề xác định giá trị các tài sản vơ hình của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông là vấn đề rất phức tạp. Giá trị thương hiệu đang được đặt ra và trên thực tế nó đã mang lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng giá trị thương hiệu là bao nhiêu, được xác định trên cơ sở nào thì vẫn chưa được xác định. Bản quyền bí quyết cơng nghệ cũng là những tài sản vơ hình cần được lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp.

Bên cạnh đó, việc xác định giá trị các bất động sản của doanh nghiệp cũng khơng kém khó khăn. Mạng lưới hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thơng có ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Có nơi xây trụ sở trên đất thuê, có nơi nhận quyền sử dụng đất trả tiền một lần, có

nơi thì nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ cá nhân. Mặt khác, lợi thế thương mại của vị trí đất cũng cần phải được đề cập. Những điều đó khiến cho q trình đánh giá chính xác tài sản của doanh nghiệp là bất động sản gặp nhiều trở ngại.

Thứ ba, khó khăn trong việc xác định cơ cấu sở hữu vốn điều lệ.

Việc xác định cơ cấu sở hữu vốn điều lệ tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa theo quy định của pháp luật hiện hành cũng làm nảy sinh một số vấn đề cho q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa là tối thiểu 51%. Điều đó giúp cho Nhà nước duy trì được ảnh hưởng của mình đối với doanh nghiệp cổ phần hóa và hướng phát triển của doanh nghiệp sau cổ phần hóa khơng lệch ra ngồi đường lối chung của Nhà nước. Tuy nhiên, xác định tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước như vậy làm phát sinh một số vấn đề.

Thứ nhất, vấn đề Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa ảnh hưởng rất lớn tới việc quản lí doanh nghiệp sau cổ phần. Chúng ta biết rằng sở dĩ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ chính là bắt nguồn từ sở hữu và phương thức quản lí. Do sở hữu là của Nhà nước, người điều hành do Nhà nước bổ nhiệm. Người quản lí đại diện cho nhà nước nắm quyền quản lí doanh nghiệp dẫn đến tự chủ nhưng không chịu trách nhiệm, lợi ích của cá nhân được giao quyền quản lí doanh nghiệp quá lớn nên phát sinh nhiều tiêu cực. Doanh nghiệp thì ln ln có tâm lí ỉ lại, trơng chờ vào sự bao cấp của nhà nước, hoạt động kém năng động, tính hiệu quả thấp. Cổ phần hóa là để xác định rõ ràng người làm chủ đích thực có quyền định đoạt trong quản lí, rõ trách nhiệm trong quản lí và điều hành, tăng cường được tính cạnh tranh, tránh được thất thoát vốn và tài sản. Ở doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa, việc Nhà nước nắm

giữ 51% cổ phần chi phối cũng có nghĩa là Nhà nước vẫn là người định đoạt lớn nhất trong doanh nghiệp và cơ cấu quản lí doanh nghiệp. Daonh nghiệp sau cổ phần rất dễ lại bị lâm vào tình trạng “bình mới rượu cũ”. Các bài học về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trước đây cho thấy rất rõ điều này. Có nơi, giám đốc để doanh nghiệp thua lỗ 10 năm liên tiếp và sau khi cổ phần hóa vẫn đại diện sở hữu nhà nước tiếp tục làm giám đốc. Trong trường hợp đó, hầu như toàn bộ ban lãnh đạo cũ vẫn được giữ ngun. Nó tạo ra tình trạng cổ phần hóa rồi nhưng cơ chế trơng chờ, ỷ lại nếu có thay đổi cũng chỉ thay đổi được rất ít.

Bên cạnh tỷ lệ cổ phần chi phối của Nhà nước, vấn đề tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề. Một trong những mục tiêu khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhằm tranh thủ kinh nghiệm quản lí, điều hành cũng như cơng nghệ hiện đại của các nhà đầu tư mà đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược. Các nhà đầu tư chiến lược thường là các định chế tài chính hùng mạnh, có uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, viễn thơng. Họ sẵn sàng góp vốn cũng như những thế mạnh quản lí vào doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa với mong muốn cùng tạo lập nên một doanh nghiệp giàu mạnh và cùng chia sẻ những thành quả đạt được. Tuy nhiên, với quy định của pháp luật hiện nay thì các nhà đầu tư chiến lược chỉ được nắm không quá 50% tổng số cổ phần chào bán của doanh nghiệp sau cổ phần. Với tỉ lệ sở hữu cổ phần như vậy, các nhà đầu tư chiến lược khơng thể có ảnh hưởng lớn đối với việc quản lí cũng như điều hành doanh nghiệp và điều đó khiến cho các nhà đầu tư chiến lược giảm nhiệt tình đối với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nó cũng khiến cho mục tiêu tranh thủ vốn, công nghệ quản lí, điều hành cũng như tranh thủ uy tín của các nhà đầu tư chiến lược trở nên khó đạt được hoặc có đạt được nhưng khơng được như mong muốn.

Mong muốn khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn, kết hợp hài hịa các lợi ích để khơng ngừng phát triển và hội nhập. Tuy nhiên, cũng phải cần xem xét lại khía cạnh Nhà nước nắm cổ phần chi phối và tỉ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược. Nếu như không giải quyết tốt những vấn đề đó thì sẽ rơi vào cổ phần hóa hình thức, khơng khác mấy so với trước khi cổ phần hóa và khơng đạt được các mục tiêu cổ đặt ra.

Thứ tư, khó khăn trong việc xác định tổ chức tư vấn cổ phần hóa.

Cổ phần hóa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông là một vấn đề rất nhạy cảm. Đảng và Nhà nước ta đã coi thông tin liên lạc là huyết mạch của nền kinh tế. Cho nên, việc tìm được đối tác thẩm định giá trị daonh nghiệp và tư vấn cho q trình cổ phần hóa là điều khơng hề đơn giản. Trong thực tế, việc lựa chọn nhà tư vấn cổ phần hóa cho doanh nghiệp nhà nước đều thực hiện chậm trễ so với dự kiến của các doanh nghiệp.

Hiện nay, nguyên tắc lựa chọn các tổ chức tư vấn tiềm năng là: Tổ chức tư vấn tài chính độc lập, có uy tín quốc tế, có kinh nghiệm thực hiện tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thơng, có định chế tài chính, có đội ngũ phân tích ngành cơng nghệ thơng tin, có kinh nghiệm trong việc tư vấn phát hành cổ phiếu tại Châu á và các thị trường mới nổi, có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, sử dụng các bảng đánh giá mới nhất để đánh giá kinh nghiệm của các nhà tư vấn. Đồng thời, quy trình lựa chọn tổ chức tư vấn quốc tế gồm 4 bước với sự tham gia xét duyệt chặt chẽ của doanh nghiệp được cổ phần hóa, Bộ Bưu chính Viễn thơng, Bộ Tài chính để lựa chọn tổ chức tư vấn cũng như mức phí trước khi giao cho doanh nghiệp được cổ phần hóa trực tiếp đàm phán và kí kết hợp đồng tư vấn.

Như vậy, do gặp phải những điều kiện chặt chẽ về tổ chức tư vấn, về quy trình lựa chọn, về giá cả cho nên việc lựa chọn và thuê tổ chức tư vấn là

rất khó khăn. Trong điều kiện khó khăn của ngân sách Nhà nước hiện nay, các doanh nghiệp đành phải chấp nhận chậm tiến độ để đảm bảo cho lợi ích Nhà nước.

Hơn nữa, theo yêu cầu của Ban chỉ đạo cổ phần hóa thì doanh nghiệp phải đàm phán chi tiết với từng tổ chức tư vấn là ứng viên. Quá trình này cũng xảy ra rất nhiều vướng mắc do có sự khác biệt giữa yêu cầu của doanh nghiệp được cổ phần hóa và phương thức đề xuất giải quyết của nhà tư vấn. Yêu cầu của doanh nghiệp không theo các thông lệ quốc tế khiến cho nhà tư vấn trở nên lúng túng. Có những yêu cầu vượt q khn khổ tài chính và liên quan đến pháp luật mà nhà tư vấn không thể đưa ra giải pháp hợp lí. Có thể nói, vấn đề lớn nhất ở đây là chúng ta quá thiếu kinh nghiệm, ra đề bài nhưng lại khơng rõ mình cần cái gì nên nhà tư vấn khơng thể giải quyết được. [17 , tr.47]

Thứ năm, khó khăn trong xử lí tài chính khi cổ phần hóa.

Theo quy định của pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành kiểm kê, đối chiếu, phân loại tài sản, cơng nợ và xử lí các vấn đề tài chính trước khi tiến hành định giá. Tuy nhiên, khi triển khai cụ thể những công việc này thì các doanh nghiệp lại gặp phải những khó khăn khơng nhỏ.

Đó là do hoạt động doanh nghiệp có nhiều đặc thù so với hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước khác nên khi thực hiện đã vấp phải một số vướng mắc chưa được hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP hoặc đã hướng dẫn nhưng chưa phù hợp với đặc thù hoạt động của từng doanh nghiệp.

Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định chưa hợp lý và tính khả thi thấp: theo quy định hiện hành, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định dựa trên cơ sở so sánh xem xét lợi nhuận thực hiện trên tổng vốn kinh doanh bình quân 3 năm trước khi cổ phần hoá hoặc so sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn VNPT bình quân 3 năm liền kề của doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá với các doanh nghiệp nhà nước khác hoạt động trong cùng ngành có điều kiện kinh doanh tương tự, nằm trên cùng địa bàn. Phương pháp xác định lợi thế như trên có những điểm bất cập như sau:

Cách tính thứ nhất (tính theo lợi nhuận thực hiện trên tổng vốn kinh doanh bình quân 3 năm trước khi cổ phần hố) và cách tính thứ hai (tính theo lợi nhuận trên vốn VNPT bình quân 3 năm liền kề của doanh nghiệp trước khi cổ phần hố) khơng cùng một mặt bằng, thơng thường cách tính thứ nhất sẽ có kết quả thấp hơn nhiều so với việc tính theo cách tính thứ hai, vì vốn VNPT thường nhỏ hơn tổng vốn kinh doanh (bao gồm cả vốn VNPT và vốn vay).

Giữa các doanh nghiệp hoạt động trong một ngành có lợi thế như nhau... sẽ có chênh lệch khơng lớn về tỷ suất lợi nhuận, nên không xác định lợi thế.

Vì vậy, cần phải đổi mới cách tính lợi thế doanh nghiệp theo hướng tính theo cùng tiêu chí và so sánh với một tiêu chí ổn định.

Thứ bảy, Chính sách ưu đãi đối với người lao động trong quá trình CPH

Việc đảm bảo quyền lợi người lao động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chính phủ và của VNPT. Ngoài việc ưu tiên mua cổ phần, lao động trong doanh nghiệp còn được hưởng những ưu đãi trực tiếp như: ưu đãi về giá mua cổ phần, ưu đãi về tiếp tục làm việc ... Tuy nhiên các quy

định hiện hành và trong triển khai thực hiện còn những bất cập. Thực tế cho thấy, quy định khống chế tổng giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp, chỉ tính theo số năm cơng tác của người lao động là chưa xét đến mức độ đóng góp của từng người trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó gây thiệt thịi cho người lao động trong doanh nghiệp có nhiều lao động. Ngồi ra, do chưa quy định cụ thể người lao động đã hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc làm được (hoặc không được) mua cổ phần ưu đãi và chưa có cơ chế thích hợp để khuyến khích người lao động ở doanh nghiệp giữ được cổ phiếu được mua theo giá ưu đãi đã dẫn đến hiện tượng người lao động bán ngay cổ phần ưu đãi để hưởng chênh lệch giá hoặc vừa mua cổ phần ưu đãi, vừa xin trợ cấp thôi việc.

Thứ tám, về tư tưởng nhận thức

Cổ phần hố khơng phải là vấn đề quá mới, nhưng chính thức cũng chỉ được đẩy mạnh vài năm gần đây trong VNPT. Vì vậy, về nhận thức, tâm lý của một số cấp quản lý, cán bộ quản lý doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp chưa chuyển biến kịp. Nhiều trường hợp vẫn muốn duy trì loại hình doanh nghiệp nhà nước trực thuộc VNPT, kể cả khi doanh nghiệp đủ điều kiện cổ phần hố. Cịn có tâm lý sợ mất đặc quyền, đặc lợi, bao cấp, hỗ trợ của VNPT, vừa sợ trách nhiệm cá nhân về hậu quả quyết đáp sai trong triển khai thực hiện phương án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi chuyển đổi hình thức pháp lý thì doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)