Tư tưởng Hồ Chí Minh về tài của người cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và việc vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)

1.3. Tiêu chuẩn của ngƣời cán bộ theo Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tài của người cán bộ

Hồ Chí Minh vừa quan tâm xây dựng đạo đức cách mạng vừa coi trọng tài năng của người cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, người có đức mà không có tài thì vô dụng. Song có tài mà không có đức thì càng vô dụng hơn. Người yêu cầu người cán bộ phải vừa có đức, vừa có tài. Tài năng đó là năng lực lãnh đạo và thực hành công việc, được thể hiện thông qua những việc làm cụ thể, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, mẫu hình những người tài là văn hay chữ tốt, giỏi cai quản. Trong xã hội tư bản, khi mà đồng tiền giữ vai trò thống trị thì tài của những người làm ăn kinh tế là giỏi kiếm tiền. Tài của những người làm chính trị tư sản là giỏi ru ngủ, lừa bịp nhân dân, giỏi cai trị nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng khó khăn, gian khổ nhằm thay thế chế độ áp

bức bóc lột bằng một chế độ do nhân dân lao động làm chủ…và không ngừng nâng cao mức sống của quần chúng nhân dân lao động. Tư tưởng sử dụng và quý trọng hiền tài của Hồ Chí Minh được thể hiện từ rất sớm, ngay từ những ngày mới bắt đầu hoạt động cách mạng ở nước ngoài cho đến khi thành lập nhà nước cách mạng, Người nói “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số hai mươi triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức”; “nay muốn sửa đổi điều đó, trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết” [11,451]. Và Đảng, Chính phủ phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ. Trước lúc đi xa, trong Di chúc thiêng liêng của mình, Người đã căn dặn “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” [13,498]

Vậy tài của người cán bộ trong quá trình cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?

Trước hết, đó phải là người cán bộ có khả năng nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin để vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam. Là một lãnh tụ của Đảng, hơn ai hết, Hồ Chí Minh sớm thấy rõ để đưa cách mạng đến với thắng lợi, mà trước hết Đảng phải hoạch định đường lối đúng đắn. Nghị quyết của Đảng là nhận tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu. Nhưng điều có ý nghĩa nhất là phải làm cho nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng thấm sâu vào tâm lý quốc dân, đi vào cuộc sống, biến nghị quyết của Đảng thành hành động của quần chúng, tạo ra các đột phá trong các lĩnh vực cách mạng. Muốn cho công việc thành công

phải có cán bộ tốt, có năng lực và điều quan trọng nhất là phải có phương pháp lãnh đạo đúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ những chức năng cơ bản của hoạt động lãnh đạo là xác định đường lối, tổ chức lựa chọn và bố trí cán bộ; vận động, tuyên truyền, tổ chức cho quần chúng nhân dân thực hiện và kiểm soát việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng…Để làm tốt chức năng trên, Người đã chỉ ra phương pháp lãnh đạo đúng phải tuân thủ ba khâu lớn:

Thứ nhất, phải quyết định mọi vấn đề cho đúng: muốn quyết định mọi

vấn đề cho đúng thì “bất cứ việc to, việc nhỏ, chúng ta phải xem xét và làm cho hợp trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm đấu tranh, lòng ham muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Nếu không như vậy, cứ làm theo ý muốn, theo tư tưởng, theo chủ quan của mình rồi đem cột vào cho quần chúng thì khác nào “khoét chân cho vừa giày”; “ai cũng đóng giầy theo chân, không ai đóng chân theo giầy”. Điều đó đòi hỏi muốn có nghị quyết đúng người lãnh đạo phải sâu sát, lắng nghe ý kiến của cơ sở, của quần chúng, chú trọng nghiên cứu những sáng tạo của địa phương, đơn vị…hết sức tránh việc tùy tiện, phiến diện, chủ quan trong việc định ra những chủ trương lãnh đạo: “vì vậy muốn giải quyết vấn đề cho đúng, ắt phải họp kinh nghiệm hai bên lại” [11,268]

Thứ hai, phải tổ chức thi hành cho đúng, đây được coi là khâu có ý nghĩa

quyết định. Nhưng điều này lại phụ thuộc ở việc lựa chọn, bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu, nội dung, tính chất quan trọng của công việc. Hồ Chí Minh căn dặn khi giao công việc cho cán bộ, cần phải chỉ rõ ràng, sắp đặt đầy đủ, vạch rõ những điểm chính và những khó khăn có thể xảy ra, những vấn đề quyết định rồi thả cho họ làm, khuyên họ cứ cả gan mà làm. Việc gì cấp trên cũng nhúng vào thì cán bộ sẽ như cái máy, việc gì cũng chờ lệnh cấp trên,

sinh ra ỷ lại, mất hết sáng kiến. Và Người cũng dạy rằng, trước khi giao công tác cũng phải bàn kỹ với cán bộ. Nếu họ gánh vác không nổi, chớ miễn cưỡng giao việc đó cho họ, khi đã trao cho họ phải hoàn toàn tin họ. Không nên sớm ra lệnh này, trưa ra lệnh khác. Nếu không tin cán bộ, sợ họ làm không được, rồi việc gì mình cũng nhúng vào, kết quả thành chứng bao biện, công việc vẫn không xong, cán bộ thì vớ vẩn cả ngày, buồn rầu, nản chí. Vì vậy, Bác chỉ rõ “Phải đào tạo một mớ cán bộ phụ trách, có gan làm việc, ham làm việc. Có thế Đảng mới thành công. Nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo “đập đi, hò đứng”, không dám phụ trách. Như thế là một việc thất bại cho Đảng” [11,281]. Người kịch liệt phê phán tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng. Người coi chủ nghĩa cá nhân là thứ “ giặc nội xâm trong lòng” rằng, chủ nghĩa cá nhân là “kẻ thù nguy hiểm, nó không mang gươm, không mang súng, nó nằm ngay trong tổ chức để làm hỏng việc của chúng ta”. Người yêu cầu phải chống giặc này như giặc ngoại xâm vì chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí đã làm tha hóa mất bao nhiêu cán bộ, đảng viên.

Cuối cùng, lãnh đạo phải gắn với công tác kiểm tra. Muốn kiểm tra có

hieuejq ủa phải coi trọng hai vấn đề “Một là, việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là, người đi kiểm soát phải là người rất có uy tín” [11,287]. Công tác kiểm tra phải tiến hành ở mọi cấp, từ trung ương tới cơ sở, phải có một hệ thống cơ quan chuyên trách, việc kiểm tra phải tiến hành thường xuyên và người được chọn làm cán bộ kiểm tra phải có phẩm chất, năng lực tốt và có uy tín. Đồng thời phải “khéo” kiểm tra theo hai cách: Từ trên xuống và từ dưới lên: “tức là người lãnh đạo kiểm soát kết quả những công việc của cán bộ mình, từ dưới lên. Tức là quần chúng là cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người cán bộ và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó. Cách này là cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên” [11,288].

Thứ hai, người cán bộ phải nắm vững thực tiễn tình hình đất nước để đề ra đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Các cán bộ ở địa phương phải nắm vững tình hình kinh tế- xã hội của địa phương mình để xây dựng những kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương hay triển khai các chủ trương chính sách của Trung ương phù hợp với điều kiện của địa phương.

Thứ ba, người cán bộ phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng, những nhu cầu lợi ích của quần chúng nhân dân. Có thể hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân thì người cán bộ mới thương dân, gần dân và mới đề xuất được những kế hoạch, biện pháp giúp nhân dân phát triển kinh tế- xã hội. Nếu “cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với nhân dân, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại.” [14,286]

Thứ tư, người cán bộ có khả năng tổ chức quần chúng nhân dân, đưa đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, biến chúng thành hành động của hàng triệu quần chúng. Trong quá trình lãnh đạo, người cán bộ phải liên hợp lãnh đạo với quần chúng. Phải tiếp thu ý kiến, tập hợp các ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân để phân tích, tìm hiểu, sắp đặt các ý kiến thành một hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền giải thích cho quần chúng hiểu và thực hành ý kiến đó, trong lúc quần chúng thực hành ý kiến, ta xem xét lại coi ý kiến đó có đúng hay không. Rồi tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành. Theo Hồ Chí Minh, đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt. Cách lãnh đạo đúng còn là học hỏi quần chúng nhưng không được theo đuôi quần chúng.

Thứ năm, người cán bộ có năng lực chuyên môn, có khả năng sáng tạo kịp thời giải quyết những vấn đề mới nảy sinh. Đó chính là sự hiểu biết về

khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nắm vững các quy luật vận động, phát triển của lịch sử.

Thứ sáu, người cán bộ có khả năng thuyết phục quần chúng một cách

khéo léo, lôi kéo được mọi tầng lớp trong xã hội tham gia có khả năng giáo dục, giác ngộ, tập hợp lôi kéo quần chúng để xây dựng lực lượng cách mạng và năng lực tổ chức cho quần chúng hành động theo đúng quy luật. Rõ ràng tài ở đây không chỉ dừng lại ở sự hiểu biết lý thuyết khoa học mà điều quan trọng hơn là kết quả hoạt động thực tiễn làm thước đo của tài năng.

Thứ bảy, người cán bộ phải có khả năng tổng kết thực tiễn để góp phần bổ sung phát triển lý luận, làm phong phú lý luận, từng bước làm sáng tỏ đường lối cách mạng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cụ thể hóa thành những biện pháp giải quyết phù hợp với đặc điểm, truyền thống ở địa phương.

Như vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng biên phải có trình độ nhận thức khoa học nhất định, tinh thông nghiệp vụ. Người công nhân phải có ý thức giác ngộ giai cấp, sống có lý tưởng cách mạng nhưng phải giỏi tay nghề cũng như người giám đốc phải giỏi quản lý, người nấu ăn phải nấu ăn ngon, thầy thuốc phải giỏi trị bệnh cứu người. Ai nấy đều phải có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Muốn thành công được thì trước hết Đảng phải hoạch định được đường lối đúng. Nhưng điều có ý nghĩa nhất là phải làm cho nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng thấm sâu vào quần chúng nhân dân, đi vào cuộc sống thành hành động cho nhân dân, tạo ra được những đột phá trong các lĩnh vực. Muốn cho công việc thành công thì phải có cán bộ tốt. Ở đây đòi hỏi năng lực lãnh đạo của cán bộ, thực chất là bàn đến khả năng tổ chức va động viên quần chúng thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây là một

trong những “nội hàm” của cán bộ là người đem đường lối, chính sách của Đảng đến với nhân dân, là “cầu nối” giữa Đảng với nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng, một người cán bộ, một lãnh đạo phải luôn nhận thức được rằng “chẳng những lãnh đạo quần chúng mà lại phải học hỏi quần chúng” bởi vì

“không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân

mới làm được thầy học dân” [15,88]

Tóm lại, tài năng của cán bộ thể hiện trong mọi hoạt động của người cán bộ từ khâu tuyên truyền đường lối, xây dựng đường lối chính sách, pháp luật đến việc tổ chức cho nhân dân thực hiện và cả khâu tổng kết thực hiện.

* Quan hệ giữa đức và tài của ngƣời cán bọ trong Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Đạo đức là cơ sở, nền tảng và là điều kiện để phát huy tài năng của người cán bộ cách mạng

Trước hết, người cán bộ phải có tấm lòng yêu nước thương dân thì mới có một quan niệm sống đúng đắn, mới có quyết tâm để vươn lên trong công tác và trong học tập cũng như trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao vì “có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưung lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người” [18,172]

Thứ hai, người cán bộ phải có phẩm chất đạo đức tốt thì mới “ hòa mình với quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng” [18,290] và như vậy, người cán bộ mới nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, hiểu được thực tiễn để từ đó mới có khả năng bổ sung cho lý luận của Đảng và có khả năng vận dụng đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước vào cuộc sống.

Thứ ba, người cán bộ có trung thực mới cung cấp những cơ sở khoa học chính xác cho Đảng để Đảng đề ra được những đường lối chính xác, Nhà nước mới xây dựng được luật pháp đúng và như vậy thì giá trị thực tiễn của chúng mới cao.

Thứ tư, người cán bộ phải có phẩm chất đạo đức tốt thì dân mới tin, mới làm theo. Khi dân đã tin Đảng, tin Nhà nước, tin cán bộ thì dân mới sẵn sàng hy sinh phấn đấu vì lợi ích chung của tập thể, của đất nước…Lúc đó cách mạng mới có sức mạnh, mới thành công.

Thứ năm, người cán bộ khi có phẩm chất đạo đức sẽ thắng không kiêu, bại không nản và có một “quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu” để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng, thực hiện tốt những nhiệm vụ tổ chức đã phân công.

Thứ sáu, người cán bộ có phẩm chất đạo đức mới có ý thức giữ gìn, bảo quản tài sản của Nhà nước, mới quan tâm tới lợi ích của nhân dân và nhanh chóng giải quyết những mong muốn, nguyện vọng của người dân. Có như vậy mới nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong nhân dân tạo điều kiện cho nhân dân phát triển trong cuộc sống.

Tài năng một mặt là biểu hiện đạo đức của người cách mạng, mặt khác góp phần nâng cao uy tín, phẩm chất đạo đức của người cách mạng

- Tài năng là biểu hiện cụ thể của đạo đức cách mạng. Chính sự đóng góp công sức của mỗi cán bộ cho xã hội, cho nhân dân là sự biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước, của đạo đức cách mạng. Sự quan tâm giải quyết những nhu cầu cấp thiết cho nhân dân, giải quyết một cách đúng đắn, nhanh chóng của người cán bộ chính là biểu hiện cụ thể của sự kính trọng đối với nhân dân. Việc phối hợp với bạn bè, đồng nghiệp, để cùng nhau hoàn thành trách nhiệm

- Tài năng góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng. Một khi hiểu sâu, có đầu óc phân tích những sự kiện đa dạng, phức tạp trong cuộc sống, tìm ra bản chất quy luật của sự vận động của sự vật, hiện tượng góp phần củng cố niềm tin, tạo ra niềm tin có cơ sở khoa học. Do vậy, con người sẽ có sự kiên định mục tiêu đã lựa chọn.

Khi có sự hiểu biết sâu sắc trong các lĩnh vực sẽ giúp cho mỗi cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và việc vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)