2 Thực trạng về việc thi hành pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và việc vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 105)

Nam hiện nay

Mặc dù có hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và hoàn thiện quy định về cán bộ, công chức nhưng trên thực tế vấn đề thi hành pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, đảm bảo vừa hồng, vừa chuyên, là công bộc của nhân dân,cũng như cơ sở pháp lý bảo đảm cho hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung hướng tới tính hiệu lực, hiệu quả cao, phục vụ nhân dân được tốt nhất. Hệ thống pháp luật đó chưa tạo được sự đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu tính thống nhất, thể hiện ở những điểm sau:

Một là, việc quản lý cán bộ, công chức còn có sự chồng chéo, phân tán, thiếu sự phân công, phân cấp một cách rõ ràng, rành mạch, nên chưa có được những cơ sở dữ liệu đồng bộ về tổng thể đội ngũ cán bộ, công chức để xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho việc sử dụng và quản lý cán bộ, công chức một cách hợp lý nhằm phát huy một cách tích cực nhất tiềm năng thực tế của đội ngũ cán bộ, công chức. Thể chế tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý cán bộ, công chức cũng chưa được quy định chặt chẽ, việc phối hợp giải quyết các công việc phát sinh trong quản lý, sử dụng cán bộ, công chức có hiệu quả chưa cao do việc phân định thẩm quyền chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc xảy ra không rõ trách nhiệm chính thuộc về ai, cơ quan nào, có khi là sự đùn đẩy, né tránh, nhất là trong xem xét giải quyết kỷ luật, khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức và đối với cán bộ, công chức.

Hai là, về phạm vi điều chỉnh. Thực tế đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau với nhiều nét đặc thù; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức cũng theo tình trạng ấy nên còn tản man, chắp vá, dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; ngay như tên gọi cán bộ, công chức trong các văn bản pháp luật còn thiếu tính thống nhất. Như trong khoản 2 Điều 8 Hiến pháp 2013 sử dụng cụm từ “cán bộ, công chức, viên

chức”, còn trong Luật cán bộ, công chức năm 2008 lại sử dụng cụm từ “cán

bộ, công chức”….Chính vì việc chưa thống nhất trong cách sử dụng khái

niệm, tên gọi dẫn đến việc:

- Khó xây dựng được đạo luật về hoạt động công vụ - công cụ quan trọng trong quản lý cán bộ, công chức; đồng thời cũng không phân biệt được hoạt động nhiệm vụ và công vụ của cán bộ, công chức.

- Hệ thống ngạch, bậc và các tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh của cán bộ, công chức chưa được hoàn thiện, thiếu cơ sở khoa học, chưa phù hợp với thực tiễn, làm cho việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức ở nhiều nơi chưa thực sự phù hợp giữa ngạch, bậc với tính chất, mức độ phức tạp về yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; vì vậy dẫn đến tình trạng xảy ra trong thực tế là “việc cử cán bộ, công chức đi thi nâng ngạch không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu vị trí công tác mà chủ yếu căn cứ vào mức lương (thâm niên công tác) và tuổi đời của cán bộ, công chức.

Tóm lại những hạn chế, tồn tại nêu trên của hệ thống pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay là một trong những yếu tố làm giảm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, vừa hạn chế tính hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước; chưa đáp ứng được yêu cầu là cơ sở pháp lý để hình thành và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên, để

cán bộ thực sự là công bộc của nhân dân, đồng thời “là cái gốc của mọi công việc” và là khâu “quyết định mọi việc” như trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.1.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay

2.1.3.1. Ưu điểm của đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay a. Về phẩm chất chính trị

Phần đông cán bộ, công chức đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, trung thành với Tổ quốc. Một số cán bộ được trưởng thành và rèn luyện từ trong công cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Việt Nam nói chung có tinh thần cách mạng cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật. Cán bộ, công chức các cấp hiện nay luôn gần gũi với nhân dân, nắm bắt và thấu hiểu nguyện vọng của nhân dân, luôn có lối sống giản dị, trung thực. Vì vậy, mặc dù tiền lương và phụ cấp của cán bộ, công chức còn thấp, để trang trải cuộc sống gia đình còn khó khăn, nhưng đội ngũ cán bộ, công chức vẫn nỗ lực, phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ chức trách của mình.

Đội ngũ cán bộ, công chức luôn nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cán bộ, công chức luôn là những tấm gương trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời luôn thực hiện tốt vai trò là người tổ chức, thực hiện, đưa những đường lối, chủ trương, chính sách đó vào trong cuộc sống ở địa phương; tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu và vận động nhân dân thực hiện tốt. Cán bộ, công chức đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Cán bộ, công chức có tinh thần đấu tranh với những tư tưởng, hành động trái với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá lại sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Có ý thức tôn trong và biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân, luôn giữ mối quan hệ với người dân, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc cùng sinh sống ở địa phương.

b.Về phẩm chất đạo đức

Đạo đức là phạm trù rộng đề cập tới những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người với con người và đối với xã hôi. Đạo đức là phẩm chất cần phải có của mỗi con người. Đối với người cán bộ, công chức cũng vậy, đạo đức là yêu cầu quan trọng của người cán bộ, công chức. Đạo đức là những hành vi, những chuẩn mực của người cán bộ, công chức trong giải quyết công việc, trong mối quan hệ với đồng nghiệp, trong việc tiếp xúc với người dân.

Là những người trực tiếp hàng ngày giải quyết công việc của người dân. Để có được sự tín nhiệm, tin yêu của dân thì cán bộ, công chức luôn phải là tấm gương sáng trong cuộc sống, trong công việc họ không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, luôn tôn trọng người dân, lắng nge ý kiến đóng góp của nhân dân…

Khi xã hội ngày càng phát triển, cơ chế thị trường mở ra cho con người nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội để phát triển, có điều kiện nâng cao về trình độ học vấn, cũng như vốn kiến thức về văn hoá…Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng có những mặt trái nhất định, nó làm cho dễ sa ngã, dễ bị đánh mất những phẩm chất đạo đức của con người, phẩm chất đạo đức của người cán bộ, công chức. Mặc dù vậy, đội ngũ cán bộ, công chức luôn tự giác rèn luyện đạo đức,

không bị tác động bởi những mặt trái của cơ chế thị trường, giữ được phẩm chất của người đảng viên, được dân tin tưởng, tạo dựng được uy tín trong lòng người dân người dân. Họ luôn phấn đấu vượt lên những khó khăn, cám dỗ để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có nhiều cán bộ, công chức là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống giản dị, tận tuỵ với công việc…

Về trình độ văn hoá, chuyên môn, lý luận chính trị

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức những năm gần đây đã tăng cả về số lượng và chất lượng được nâng cao hơn; cán bộ, công chức đang từng bước được chuẩn hoá, được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị.

Về trình độ văn hoá: trình độ văn hoá được coi là cơ sở, là nền tảng để đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức những kiến thức, trình độ khác. Nó là cơ sở, nền móng để cho cán bộ, công chức tiếp thu những tri thức, kiến thức khoa học cao hơn. Vì vậy, để đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cần đánh giá đúng, chính xác trình độ văn hoá của họ.

Về trình độ chuyên môn: nếu như trình độ văn hoá được coi là cơ sở, nền tảng quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức những kiến cao hơn thì trình độ chuyên môn là yêu cầu cần phải có của mỗi cán bộ, công chức, nó chính là nhân tố quan trọng để giúp cho cán bộ, công chức hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.

Về trình độ lý luận chính trị: trình độ lý luận chính trị có vai trò rất quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Nó giúp cho cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng. Hơn nữa cán bộ, công chức là những người tổ chức thực hiện, đưa những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào trong cuộc sống ở địa phương mình. Có trình độ lý luận chính trị sẽ giúp họ nắm vững được những chính sách của Đảng và pháp

luật của Nhà nước để tổ chức thực hiện tốt hơn. Vì vậy, các cấp uỷ đảng luôn quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ, công chức trước những cố gắng, nỗ lực đó trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức đã dần được nâng cao.

c.Về việc hoàn thành nhiệm vụ được giao

Đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức nếu chỉ đánh giá trên những tiêu chí về trình độ lý luận chính trị, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn…thì chưa đầy đủ. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn cần phải được đánh giá qua việc họ có hoàn thành công việc chuyên môn không, hoàn thành ở mức độ nào.

Hoạt động quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân các cấp hiện nay ngày càng tiến bộ, việc phân công chức trách, nhiệm vụ cho từng thành viên rõ ràng, cụ thể hơn. Năng lực công tác, kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao hơn, làm việc có kế hoạch, chương trình ngày càng khoa học hơn. Đội ngũ công chức với độ tuổi trẻ chiếm tỷ lệ lớn, họ luôn tìm tòi học hỏi, nghiên cứu, ứng dụng kiến thức khoa học mới để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.1.3.2. Hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay

Bên cạnh những ưu điểm như trên, đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất định như sau:

Về phẩm chất chính trị

Một số cán bộ, công chức vẫn còn có những biểu hiện lập trường tư tưởng chưa thực sự vững vàng, giao động, bị kẻ xấu lợi dụng, có những cán bộ, công chức có tư tưởng cục bộ, lôi kéo người thân của mình vào làm việc trong hệ thống chính trị cơ sở, có tư tưởng lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm để tư lợi cá nhân. Một số cán bộ, công chức còn ngại va chạm, chưa thực thực

hiện tốt việc phê bình và tự phê bình, có tư tưởng bảo thủ, dẫn đến không chịu sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm để hoàn thiện bản thân. Cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số còn có sự tự ti.

Phong cách làm việc của một số cán bộ, công chức còn chậm chạp, trì trệ, tuỳ tiện, thiếu chương trình, kế hoạch cụ thể, thiếu tính khoa học dẫn đến hiệu quả thấp. Nhất là đối với cán bộ, công chức đã lớn tuổi, ở vùng sâu, vùng xa. Vẫn còn tình trạng đi làm không đúng giờ, về sớm, nghỉ việc để giải quyết công việc gia đình, cá nhân, để người dân phải chờ đợi, gây phiền hà cho người dân. Một số cán bộ, công chức ngại nghiên cứu, không chịu khó học hỏi, chưa thực sự có tinh thần, trách nhiệm với công việc.

Vẫn còn không ít cán bộ, công chức nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa thực sự sâu, chưa chắc chắn. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện thiếu sáng tạo, bị động, lúng túng, hiệu quả thấp, đôi khi còn dẫn tới thực hiện không đúng.

Về đạo đức, lối sống

Một số cán bộ, công chức bị sa sút về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm kém, còn quan liêu, hách dịch, xa dân, không nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, không hiểu được những thay đổi, diễn biến của địa phương. Vì vậy, không có sự giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh của địa phương.

Một số, cán bộ, công chức bị tác động bởi sự cám dỗ của đời sống vật chất, có cán bộ dễ bị sa ngã, bị lôi kéo vào những vấn đề như dân tộc, tôn giáo. Vẫn còn có những cán bộ, công chức có tâm lý trông chờ, ỷ lại, đòi hỏi sự đãi ngộ của Nhà nước.

Đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay đang đông về số lượng nhưng không mạnh về chất lượng. Để chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao hơn, thì cán bộ, công chức phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định. Các yêu cầu về: trình độ văn hoá, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn...Năm 2004, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV/ ngày 16/01/2004 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; năm 2012 Bộ Nội vụ tiếp tục ban hành Thông tư số 06/2012/TT-BNV/ ngày 30/10/2012 quy định những người là công chức. Đã quy định tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn (Thông tư này bãi bỏ các quy định đối với công chức trong Quyết định 04 năm 2004 của Bộ Nội vụ). Đây là hai văn bản quy định rất rõ và cụ thể về tiêu chuẩn đối với từng chức vụ cán bộ, chức danh công chức hoạt động trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Đến năm 2008, Luật cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua càng quy định rõ hơn về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức. Tuy nhiên, trình độ văn hoá của đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đó, hàng năm cơ quan cấp trên vẫn phải tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ, công chức nhằm mục đích quy chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, có chủ trương, chính sách đối với những người chưa đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn theo quy định, đưa đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ; ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cũng như hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở trung ương cũng như ở cơ sở. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo về chuyên môn, chỉ làm việc dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, thiếu tính hệ thống và tính khoa học, lúng túng khi phải giải quyết những tình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và việc vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)