Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố đà nẵng 07 (Trang 80 - 90)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về Bảo hiểm

3.2.6. Một số kiến nghị khác

Hiện nay, số lượng người lao động tham gia BHXH tại thành phố Đà Nẵng qua 6 năm là 631 người [12, tr.12], có số này còn thấp rất nhiều so với tiềm năng và nhu cầu của người lao động của thành phố. Một trong những nguyên nhân chính là do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH tự nguyện tại thành phố Đà Nẵng chưa thật sự đến với người lao động. Đối tượng lao động tiếp cận thông tin tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng chưa cao. Mặt khác, nhận thức của người dân đối với BHXH tự nguyện còn hạn chế, họ chưa quan tâm, chưa nhận thấy được những lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện và chưa tin tưởng vào hiệu quả của loại

hình bảo hiểm này. Chính vì vậy, BHXH thành phố cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người lao động hiểu rõ hơn về chính sách, chế độ BHXH tự nguyện và những lợi ích của nó để tự nguyện tham gia.

BHXH thành phố cần chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền kịp thời, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện đến với mọi người lao động trên địa bàn thành phố, nhất là đối với những người lao động ở vùng nông thôn, miền núi thuộc Huyện Hòa Vang. Đối với địa bàn nông thôn cần thành lập các đội công tác tự nguyện do lực lượng thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân làm nòng cốt để đến các đội sản xuất, hợp tác xã để tuyên truyền, vận động. Tại các trung tâm đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cần đưa vào chương trình đào tạo nội dung phổ biến kiến thức về bảo hiểm xã hội cho người lao động, để những học viên này có kiến thức hiểu biết về BHXH tự nguyện và khi có việc làm họ sẽ tự nguyện tham gia.

BHXH thành phố cần phối hợp với các tổ chức tư vấn pháp luật để đưa nội dung BHXH tự nguyện vào nội dung hoạt động của tổ chức, nhằm phổ biến, tuyên truyền về chính sách này cho người dân. Chủ động định kì tổ chức các buổi tập huấn cho các báo cáo viên thuộc hệ thống tuyên giáo cấp cơ sở để thông qua họ phổ biến, tuyên truyền lại cho người dân về chế độ BHXH tự nguyện. Ngoài ra, BHXH thành phố cần dành kinh phí hằng năm tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho người lao động và người sử dụng lao động về chính sách, pháp luật BHXH để thông qua đó giúp người lao động hiểu rõ hơn về chính sách BHXH tự nguyện để họ tham gia.

BHXH thành phố cần đề xuất với các cấp điều chỉnh, sửa đổi quy định về giảm độ tuổi hưởng chế độ hưu trí đối với lao động làm nghề hoặc công

việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhằm tạo điều kiện để mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đề xuất các cấp cho phép các cơ quan liên quan được ủy quyền trợ giúp cho người lao động trong việc thực hiện các thủ tục tham gia BHXH tự nguyện và trợ giúp cho người lao động trong những lúc người lao động bị thất nghiệp hoặc mất mùa… Đồng thời, đề xuất các cấp quy định cụ thể đối tượng là thân nhân của người lao động để thuận lợi hơn trong việc giải quyết các chế độ tử tuất.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Việc ra đời và triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện nhằm đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của đông đảo người lao động, góp phần đảm bảo về mặt vật chất, tinh thần cho người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. BHXH tự nguyện đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhất là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Để phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi quốc gia cần quan tâm đến chính sách an sinh xã hội, trong đó BHXH tự nguyện được xem là một trong những vấn đề trọng tâm.

Chính sách BHXH tự nguyện đã được triển khai hơn 6 năm qua tại thành phố Đà Nẵng và đã thu được những kết quả bước đầu, số lượng người tham gia BHXH ngày càng tăng, chính sách BHXH tự nguyện đã đáp ứng được nguyện vọng của người lao động. Tuy nhiên chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện vẫn còn những điểm hạn chế, bất cập, chưa thu hút nhiều đối tượng lao động tham gia. Vì vậy, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật về BHXH tự nguyện, nhằm đảm bảo tốt hơn cho đời sống người lao động, góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và có thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Để chính sách BHXH tự nguyện đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các cấp, các ngành cùng nhau phối hợp, kiên trì nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh, sửa đổi để hoàn thiện pháp luật về BHXH tự nguyện. Làm được như vậy thì mục tiêu mở rộng đối tượng người lao động tham gia BHXH của Đảng và Nhà nước đã đề ra sẽ sớm trở thành hiện thực và góp phần thực hiện Chiến lược an sinh xã hội của đất nước trong những năm tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật

1.Bộ Lao động Thương binh và xã hội - Bộ Tài chính (2010), Thông tư liên tịch số 39/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC Hướng dẫn chi trả chế độ hưu trí và tử tuất từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người vừa có thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, Hà Nội.

2. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2008), Thông tư số 02/2008/TT- BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Hà Nội.

3.Chính phủ (2007), Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện,

Hà Nội.

4.Chính phủ (2013), Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về việc ban hành quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động, Hà Nội.

5. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.

6. Quốc hội (2002), Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.

7. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

8. Tổ chức Lao đô ̣ng Quốc tế ILO (1952), Công ước số 102 ngày 28/6/1952 của về quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội.

9. Tổ chức Lao đô ̣ng quốc tế ILO (1967), Công ước số 128 ngày 29/6/1967 của về trợ cấp tàn tật, tuổi già và tuất.

Các tài liệu tham khảo khác

10.Ban Chấp hành Trung ương (2003), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16-10- 2003 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hà Nội.

11.Ban Chấp hành Trung ương (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020, Hà Nội.

12.Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng (2014), Báo cáo tình hình thực hiện

nhiệm vụ năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Đà Nẵng.

13.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2008), Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 2/6/2008 hướng dẫn các thủ tục tham gia và giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện, Hà Nội.

14. Bảo hiểm xã hô ̣i Viê ̣t Nam (2008), Quyết đi ̣nh số 3339/QĐ-BHXH ngày 16/5/2008 về việc ban hà nh mẫu và số sổ BHXH, Hà Nội.

15.Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2013), Báo cáo số 24/BC- BLĐTBXH ngày 22-3-2013, Báo cáo tình hình thực hiện Bảo hiểm xã hội năm 2012, Hà Nội.

16.Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2013), Định hướng hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện, Hà Nội.

17.Chính phủ (2011), Chiến lược An sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội.

19.Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2011), Văn kiện Đại hội lần thứ XX, Nxb Công ty xổ số kiến thiết và dịch vụ in Đà Nẵng, Đà Nẵng

20.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21.Nguyễn Văn Khánh (2010), Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam, đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.

22.Đặng Thị Vân Khánh (2013), Bảo hiểm xã hội tự nguyện – 5 năm thực hiện và một số kiến nghị hoàn thiện, đề tài luận văn thạc sĩ Luật học

23.Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng (2013), Báo cáo đánh giá tình hình công tác năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Đà Nẵng.

24.Thành ủy Đà Nẵng (2013), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012- 2020”, Đà Nẵng.

25.Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định (2010), Quyết định số 22/2010/QĐ-UB ngày 8 tháng 9 năm 2010 quy định về thực hiện mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện cho cán bộ không chuyên trách xã phường, thị trấn tỉnh Bình Định, Bình Định.

26.Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2010), Quyết định số 02/2010/QĐ-UB ngày 19 tháng 1 năm 2010 quy định về thực hiện mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện cho cán bộ không chuyên trách xã phường, thị trấn, BHYT tự nguyện cho cán bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam.

27.Văn phòng Trung ương Đảng (2013), báo cáo giữa tháng 11 năm 2013, Hà Nội.

Các trang Web

28.Báo mới.com (2013), "Việt Nam hiện có hơn 53 triệu lao động”,

http://www.baomoi.com/Viet-Nam-hien-co-hon-53-trieu-lao-dong/47/ 12030212.epi.

29.CAND online (2013), "tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng thêm 33 tuổi”, http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2013/214915.cand

30.Đầu tư chứng khoán (2013), "BHXH hưu trí tự nguyê ̣n với sứ mê ̣nh cứu quỹ BHXH” , http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/DJHIHG/bao-hiem- huu-tri-tu-nguyen-voi--su-menh--cuu-quy-bhxh.html.

31.Nguyễn Hạnh (2013), "Giảm mức BHXH tự nguyện: Tín hiệu tốt cho người nghèo”, Cơ hội giao thương chuyên trang của Báo Công thương

http://cohoigiaothuong.com.vn/chi-tiettin-moi/Giam-muc-BHXH-tu- nguyen-Tin-hieu-tot-cho-nguoi-ngheo.

32.Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2013), "Tuổi nghỉ hưu ở Lào, Campuchia và Trung Quốc từ góc độ bình đẳng giới”, Báo điện tử Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam,

http://hoilhpn.org.vn/newsdetail.asp?CatID=112&NewsId=19531&lang=VN

33.Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, “Sơ lược sự ra đời và lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội”, http://old.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/so- luoc-su-ra-doi-va-lich-su-phat-trien-cua-bao-hiem-xa-hoi.html.

34.Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), "Từ nhâ ̣n thức đến thực tiễn xây dựng tru ̣ cô ̣t chính của hê ̣ thống an sinh xã hô ̣i quốc gia” ,

nhan-thuc-den-thuc-tien-xay-dung-tru-cot-chinh-cua-he-thong-an-sinh- xa-hoi-quoc-gia.htm.

35.Vietnam+(2013), "Trên 62 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”, http://www.vietnamplus.vn/tren-62-trieu-nguoi-tham-gia-bao-hiem- xa-hoi-bao-hiem-y-te/236953.vnp.

Tiếng Anh

36.European commission (2013), Your social security rights in Germany.

37.InterNations connecting global minds, “Security and Insurance in France”,

http://www.internations.org/france-expats/guide/working-in-france- 15452/social-security-and-insurance-in-france-3.

PHỤ LỤC

Bảng số 1: Số đối tượng tham gia BHXH tự nguyê ̣n trên đi ̣a bàn thành phố Đà Nẵng

Năm Số người tham gia (người) Tăng thêm (người) Tỷ lệ tăng (%) Ghi chú 2008 24 2009 158 134 558,33 2010 286 128 81,01 2011 434 148 51,75 2012 520 86 19,81 2013 631 111 21,34

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu Báo cáo của Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng)

Bảng số 2: Số thu BHXH tự nguyện TT Năm Số người Số thu (triệu đồng) Tăng thêm (triệu đồng) Tỷ lệ tăng (%) 1 2008 24 55 2 2009 158 502 447 812,72 3 2010 286 822 320 63,75 4 2011 434 1.418 596 72,51 5 2012 520 2.112 694 48,94 6 2013 631 3.048 936 44,32

Bảng số 3: Số chi BHXH tự nguyện ĐVT: đồng

Năm Chi hằng tháng BHXH 1 lần

Chi hưu Chi tử tuất BHXH 1 lần Tuất 1 lần Mai táng phí 2008 0 0 0 0 0 2009 4.512.018 0 0 0 0 2010 1.764.969 0 0 0 0 2011 9.209.932 0 59.810.129 0 0 2012 15.049.914 0 161.031.561 0 0 2013 16.838.023 0 1.709.364.864 47.339.068 10.500.000

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu Báo cáo của Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng)

Bảng số 4: Số đối tượng đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi), tiếp tục đóng BHXH tự nguyện để đủ thời gian hưởng chế độ bảo hiểm

Năm Số người tham gia (người ) Số người nhận chế độ BHXH tự nguyện 1 lần (người) Số người hưởng chế độ hưu trí tự nguyện (người) Số người đóng BHXH mà thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng (người) Số người đóng BHXH mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần (người) Số người đóng BHXH mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (người) 2008 05 0 0 0 0 0 2009 09 0 3 0 0 0 2010 14 0 1 0 0 0 2011 32 1 7 0 0 0 2012 46 11 7 0 0 0 2013 71 45 9 1 3 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố đà nẵng 07 (Trang 80 - 90)