Sơ đồ tổ chức tại phân xưởng sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn (Trang 59 - 132)

Phân xưởng sản xuất

Tổ máy ủi Tổ vệ sinh công nghiệp Tổ bốc xếp Tổ ra lò Tổ sấy nung Tuynen Tổ cơ khí Tổ chế than Tổ xếp goòng Tổ phơi kiêu đảo Tổ chế biến tạo hình

2.2.1.2 Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất là một bộ phận được tính vào giá thành sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Do đó quản lý chi phí sản xuất là yêu cầu được đặt ra cho hầu hết các nhà quản lý Công ty để đạt được hiệu quả tốt nhất. Xuất phát từ vai trò cũng như nhu cầu quản lý và hạch toán, công ty đã phân loại chi phí sản xuất nhằm xác định và quản lý chi phí sản xuất của mình, đồng thời để đáp ứng yêu cầu quản lý và công tác phân tích chi phí giá thành, chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty được phân loại theo yếu tố chi phí sản xuất và khoản mục giá thành sản phẩm và chi phí được tập hợp theo phân xưởng sản xuất sản xuất chia thành các tổ tạo hình,tổ phơi kiêu đảo, tổ xếp gòong, tổ ra lò … bao gồm toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà Công ty đã bỏ ra như: các khoản chi phí về NVL, CCDC, tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài khác trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm theo các khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Các nguyên vật liệu này được xuất từ kho ra để sử dụng hoặc được mua về đưa vào sử dụng ngay. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm như:

+ Nguyên vật liệu chính: Đất nguyên liệu, phụ gia (nếu có). + Nguyên vật liệu phụ: Than nguyên liệu…

+ Nhiên liệu: Than đốt cám 5, dầu Diezel.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải trả có tính chất là hao phí lao động cho SXKD của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng có tính chất lương, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của

công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Trong công ty công nhân trực tiếp sản xuất là những người lao động tham gia trực tiếp vào các khâu sản xuất sản phẩm, từ khâu xử lý nguyên liệu đến khâu cuối cùng là bốc xếp sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung: khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn. Bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng là các khoản chi phí tiền lương, và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của quản lý phân xưởng và lao động gián tiếp ở phân xưởng.

+ Chi phí vật liệu gồm: Chi phí về nhiên liệu văn phòng phẩm…

+ Chi phí dụng cụ SX: Cuốc, xẻng, thùng đựng nguyên liệu, khuôn, phụ tùng điện, phụ tùng cơ khí, bảo trì máy móc thiết bị, các chi phí bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, mũ bảo hiểm…).

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm các khoản chi phí khấu hao dây chuyền SX, máy móc thiết bị, nhà xưởng, hệ thống kho, điện, nước… thuộc phân xưởng sản xuất.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại…

+ Chi phí bằng tiền khác như chi phí thuốc men, khám chữa bệnh cho nhân viên SX, chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài yếu tố trên.

Như vậy Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí. Việc phân loại chi phí như trên phù hợp với việc phân loại chi phí của kế toán tài chính, thuận tiện cho việc vận dụng các tài khoản chi phí sản xuất để thực hiện tính giá thành trong công tác kế toán giá thành sản phẩm theo quy định của kế toán tài chính. Tuy nhiên Công ty chỉ dừng lại ở cách phân loại chi phí theo yếu tố chi phí và mục đích, công dụng của chi phí mà chưa có sự phân loại chi phí theo các cách khác nhằm phục vụ cho công tác kế toán quản trị.

2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công tyTrách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn

2.2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty.

a. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

Căn cứ vào đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm trong Công ty là quy trình liên tục, khép kín nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong Công ty này là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Như vậy:

- Nơi phát sinh chi phí: là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, cụ thể là ở xí nghiệp gạch Tuynel.

- Đối tượng chịu chi phí: là từng thành phẩm hoàn thành ở khâu cuối cùng của công nghệ sản xuất sản phẩm. Đó chính là sản phẩm gạch sau khi được bốc xếp vào bãi chờ tiêu thụ.

Mọi chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm.

Trên cơ sở đối tượng kế toán chi phí sản xuất đã được xác định là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, kế toán đã sử dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp:

- Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này phù hợp với các chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt.

Theo quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn thì chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp có thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm.

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng loại sản phẩm.

Xuất phát từ vai trò cũng như nhu cầu quản lý và hạch toán, công ty đã phân loại chi phí sản xuất nhằm xác định và quản lý chi phí sản xuất của

mình, đồng thời để đáp ứng yêu cầu quản lý và công tác phân tích chi phí giá thành, chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty được phân loại theo yếu tố chi phí sản xuất và khoản mục giá thành sản phẩm và chi phí được tập hợp theo phân xưởng sản xuất sản xuất chia thành các tổ tạo hình,tổ phơi kiêu đảo, tổ xếp gòong, tổ ra lò … bao gồm toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà Công ty đã bỏ ra như: các khoản chi phí về NVL, CCDC, tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài khác trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm theo các khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Các nguyên vật liệu này được xuất từ kho ra để sử dụng hoặc được mua về đưa vào sử dụng ngay. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm như:

+ Nguyên vật liệu chính: Đất nguyên liệu, phụ gia (nếu có). + Nguyên vật liệu phụ: Than nguyên liệu…

+ Nhiên liệu: Than đốt cám 5, dầu Diezel.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải trả có tính chất là hao phí lao động cho SXKD của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng có tính chất lương, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Trong công ty công nhân trực tiếp sản xuất là những người lao động tham gia trực tiếp vào các khâu sản xuất sản phẩm, từ khâu xử lý nguyên liệu đến khâu cuối cùng là bốc xếp sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung: khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn, bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng là các khoản chi phí tiền lương, và các

khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của quản lý phân xưởng và lao động gián tiếp ở phân xưởng.

+ Chi phí vật liệu gồm: Chi phí về nhiên liệu văn phòng phẩm…

+ Chi phí dụng cụ SX: Cuốc, xẻng, thùng đựng nguyên liệu, khuôn, phụ tùng điện, phụ tùng cơ khí, bảo trì máy móc thiết bị, các chi phí bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, mũ bảo hiểm…).

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm các khoản chi phí khấu hao dây chuyền SX, máy móc thiết bị, nhà xưởng, hệ thống kho, điện, nước… thuộc phân xưởng sản xuất.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại…

+ Chi phí bằng tiền khác như chi phí thuốc men, khám chữa bệnh cho nhân viên SX, chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài yếu tố trên.

b. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

* Chứng từ sử dụng

- Phiếu xuất kho

- Hoá đơn giá trị gia tăng

- Bảng kê sử dụng nguyên vật liệu...

* Tài khoản sử dụng

Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

TK 621 được mở chi tiết theo từng loại gạch, ngói. Đối với sản phẩm gạch 2 lỗ R60 thì Công ty sử dụng TK 621-R60 để hạch toán.

* Sổ kế toán: sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 621, và sổ cái tài khoản 621.

* Trình tự hạch toán

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Trong Công ty thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: đất (đất sét, đất ruộng, đất đồi), phụ gia (nếu có), dầu diezen, than cám quy nhiệt trị 4.500 kcl trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm được mua trong nước.

NVL được thu mua phải qua kiểm nghiệm về chất lượng theo quy định chất lượng của Công ty sau đó được nhập kho định kỳ 3-5 ngày kế toán xuống kho kiểm tra việc ghi sổ của thủ kho và đối chiếu số liệu với phiếu nhập xuất và chứng từ để đối chiếu thực xuất với số liệu đã nhập, xuất trên máy tính.

Hàng kỳ, căn cứ vào sản lượng sản xuất thực tế và được sự đồng ý của ban lãnh đạo, căn cứ vào định mức tiêu hao cho sản phẩm gạch, ngói mỗi loại, phiếu xin lĩnh vật tư và các chứng từ khác có liên quan khi đó thủ kho sẽ cho xuất kho nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho do bộ phận cung ứng vật tư lập được lập thành 3 liên:

Liên 1: Lưu tại bộ phận kế toán Liên 2: người lĩnh vật tư giữ

Liên 3: Thủ kho giữ làm căn cứ xuất kho NVL và vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán.

Cách xác định mức tiêu hao NVL cho các sản phẩm như sau: Số NVL xuất dùng

SX sản phẩm i =

Định mức tiêu hao vật tư

SX sản phẩm i x

Số lượng SP i hoàn thành

(Công thức 2.2)

Ví dụ 1: Trích số liệu định mức tiêu hao NVL xuất dùng cho sản xuất gạch 2 lỗ R60 như Bảng 2.1

Bảng 2.1: Định mức tiêu hao NVL cho SP gạch 2 lỗ R60 (cho 1000 viên)

Nguyên vật liệu ĐVT Định mức

Đất m3 1,0914

Than cám Tấn 0,1828

Dầu điezen Kg 1,38

Căn cứ vào định mức trong Bảng 2.1: Ngày 01/03/2019 Công ty sản xuất 45.580 viên thì định mức tiêu hao NVL là:

Đất: 1,0914 45580 1000  = 49,75 m3 Than cám: 0,1828 45580 1000  = 8,33 tấn Dầu điezen: 1,38 45580 1000  = 62,90 kg

Ví dụ 2: Ngày 01/03/2019, xuất kho NVL để sản xuất gạch 2 lỗ R60. Căn cứ vào đơn đề nghị xin lĩnh vật tư của bộ phận sản xuất, kế toán lập phiếu xuất kho số 110 (Phụ lục)

Đối với đất sử dụng để sản xuất gạch, Công ty mua đất theo m3 tại hiện trường, sau đó dùng dần để sản xuất, vì vậy Công ty hạch toán đất như một loại nguyên vật liệu chính tồn trong kho.

Căn cứ vào PXK số 110, kế toán định khoản: Nợ TK 621- R60: 23.775.884

Có TK 152: 23.775.884

Căn cứ vào các phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan, kế toán Công ty tiến hành vào sổ nhật ký chung (bảng 2.2), sổ chi tiết tài khoản 621 (bảng 2.3) và sổ cái tài khoản 621 (bảng 2.4)

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí NCTT là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị SP do DN tạo ra. Hạch toán tốt chi phí nhân công có tác dụng thúc đẩy SX, nâng cao chất lượng lao động, hạ thấp giá thành SP, đảm bảo thu nhập cho người lao động. CPNCTT gồm tiền lương trả CNTTSX, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ cho CNTTSX. Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên dưới hình thức lương sản phẩm.

Lương sản phẩm = số lượng SP hoàn thành × đơn giá lương sản phẩm

(Công thức 2.3) * Chứng từ sử dụng:

- Bảng chấm công.

- Bảng thanh toán tiền lương.

- Bảng phân bổ tiền lương và Bảng phân bổ BHXH.

* Tài khoản sử dụng:

Tài khoản chủ yếu là TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết cho từng sản phẩm. Đối với sản phẩm gạch 2 lỗ R60, Công ty sử dụng TK 622-R60 để hạch toán.

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số TKnhư: TK334, TK338... * Sổ kế toán: sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 622 và sổ cái TK 622

* Hình thức trả lương:

Công ty Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm

Lương phải trả CNTTSX SP i = Số SP i trong tháng × đơn giá lương

(Công thức 2.4)

Do ở Công ty 1 tổ SX có thể đảm nhận SX nhiều loại SP nên không thể hạch toán CPNCTT theo từng tổ mà phải theo từng sản phẩm của Công ty. Cụ thể: Lương công nhân trực tiếp SX gạch 2 lỗ R60 trong Tháng 3/2019:

- Số lượng gạch 2 lỗ R60 sản xuất được (bao gồm gạch mộc, gạch hoàn thành nhập kho, gạch hỏng): 1.857.915 viên.

- Đơn giá lương gạch 2 lỗ R60: 215,40 đ/viên.

Lương sản phẩm trả cho công nhân trực tiếp sản xuất gạch 2 lỗ R60 là: 1.857.915 × 215,40 = 400.194.891 đ

Trong tháng 3, công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm gạch 2 lỗ R60 có tổng số công là 2.351 công.

=> Đơn giá 1 ngày công của công nhân là:

2351 891 . 194 . 400 = 170.223 đ/công - Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, các tổ trưởng đưa lên cho phòng kỹ thuật để tập hợp bảng chấm công của các bộ phận. Phòng kế hoạch kỹ thuật đưa lên phòng kế toán, kế toán tiền lương căn cứ vào đây để tính tiền lương cho công nhân và tính các khoản trích theo lương theo quy định.

- Công ty Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước về các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Tổng các khoản trích theo lương là 34,5% trong đó:

+ Tính vào CPSXKD là 24% trên tổng tiền lương sản phẩm trả cho công nhân.Bao gồm: BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%, KPCĐ 2 %.

+ Trừ vào lương của từng CNTTSX là 10,5% trên tổng tiền lương sản phẩm trả cho công nhân, bao gồm: 8% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN.

- Công ty thực hiện tính và trả lương cho CNTTSX, cán bộ quản lý 1 lần vào cuối mỗi tháng.

Tháng 3, căn cứ vảo bảng thanh toán tiền lương (bảng 2.5), kế toán hạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn (Trang 59 - 132)