6. Kết cấu luận văn
1.2. yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất, tính giá
giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
1.2.1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Muốn quản lý tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải nắm rõ những yêu cầu sau:
- Nhận định và thấu hiểu cách phân loại và ứng xử của từng loại chi phí, vì mỗi khi chi phí thay đổi sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, chi phí cần được phân loại nhằm kiểm soát chặt chẽ tổng chi phí và các chi phí riêng biệt , xác định chính xác những khoản chi tiêu tiết kiệm hay lãng phí để kịp thời điều chỉnh.
- Quản lý chi phí theo định mức đã xây dựng. Xây dựng định mức chi phí là việc xác định số tiền tối thiểu để hoàn thành một đơn vị sản phẩm. Ngoài ra cần bổ sung, rà soát hệ thống định mức lao động, tiền lương, định mức chi phí nhân công, tiêu hao vật tư ……làm căn cứ quản lý và kiểm tra xem xét trong kỳ doanh nghiệp thực hiện quản lý chi phí có chấp hành tốt các định mức quản lý hay không. Việc xây dựng định mức chi phí cần phải có các chứng từ đi kèm hợp lệ.
- Quản lý chi phí theo từng loại chi phí và địa điểm phát sinh chi phí nhằm đảm bảo chi phí được sử dụng tiết kiệm ở từng bộ phận sử dụng chi phí. Trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì yêu cầu trong quản lý cũng đòi hỏi khác nhau, để đảm bảo sự phù hợp giữa quy định quản lý và môi trường quản lý phải không ngừng hoàn thiện công tác quản lý chi phí- giá thành sản phẩm.
1.2.2. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Từ những yêu cầu quản lý trên đó ta có thể xác định nhiệm vụ kế toán như sau:
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh
lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời.