Vụ kiện chống bán phá giá sản phẩm bán dẫn của Nhật bản

Một phần của tài liệu BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM & TRÊN THẾ GIỚI (Trang 32 - 34)

V. MỘT SỐ VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐIỂN HÌNH 1 Vụ kiện chống bán phá giá ngũ cốc từ Mỹ

3.Vụ kiện chống bán phá giá sản phẩm bán dẫn của Nhật bản

Bên khởi kiện: Các nhà sản xuất sản phẩm bán dẫn châu Âu Bên bị kiện: Các nhà sản xuất sản phẩm bán dẫn Nhật bản Nội dung vụ kiện:

Bắt đầu từ năm 1986, một số công ty châu Âu đã đệ đơn kiện các nhà sản xuất Nhật bản có hành vi bán phá giá đối với một số sản phẩm bán dẫn như DRAMs và EPROMs. Đây là một trong những vụ kiện chống bán phá giá kéo dài nhất trong lịch sử thương mại quốc tế. Sau hơn 11 năm, đến tháng 11 năm 1997, châu Âu và Nhật bản mới đạt được thoả thuận song phương để chấm dứt vụ kiện dai dẳng này.

Trước khi có quyết định trên, các cơ quan chức năng châu Âu đã có rất nhiều biện pháp hạn chế cũng như áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm chất bán dẫn đến từ Nhật bản. Do vụ kiện kéo dài gây ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa hai bên, các công ty châu Âu và công ty Nhật bản đã gặp nhau để họp bàn tìm giải pháp thương lượng ổn thoả nhất. Đại diện chính của cuộc đàm phán là tập đoàn bán dẫn EIAJ của Nhật bản và tập đoàn công nghệ EECA của châu Âu. Cuối cùng, cả EIAJ và EECA đều đồng ý thông qua một chuẩn công nghệ mới và mức giá dành cho các sản phẩm DRAMs và Flash EPROMs.

Thoả thuận này đã đưa ra một giải pháp sáng kiến rất hữu hiệu để dàn xếp vụ kiện chống bán phá giá, qua đó có lợi cho cả ngành công nghiệp bán dẫn châu Âu và Nhật bản. Các công ty bán dẫn khác của Nhật bản và châu Âu, đặc biệt là những nhà sản xuất lớn rất hoan nghênh thoả thuận này và cho biết họ sẽ tuân thủ đúng những cam kết giữa hai bên.

Tháng 12 năm 1997, EIAJ và EECA đạt được thoả thuận chung, theo đó các bên sẽ cam kết giữ mức giá hợp lý và đảm bảo cho nhau sự tự do cạnh tranh. Vụ kiện chống bán phá giá qua đó cũng được dàn xếp ổn thoả mà không bên nào chịu thiệt hại cả.

Bài học rút ra:

Qua vụ kiện này, các bên có thể nhận ra tầm quan trọng của những thảo thuận song phương ngoài khuôn khổ pháp luật với vai trò và sức mạnh không thể phủ nhận. Hơn thế nữa, chính những cuộc đàm phán này cho thấy bên bị kiện mong muốn hợp tác với bên khởi kiện. Do vậy, bên khởi kiện sẽ bớt giận dữ để cùng tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Các cuộc đàm phàn thương lượng có thể tập trung vào vấn đề cam kết giá cả và thời gian thực hiện. Đàm phán thương lượng ngoài lề trong các vụ kiện chống bán phá được coi yếu tố then chốt để giải quyết mâu thuẫn. Nếu doanh nghiệp thương lượng thành công, thì thiệt hại từ việc bị áp bán phá giá với mức thuế suất cao sẽ giảm bớt khá nhiều .

Một phần của tài liệu BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM & TRÊN THẾ GIỚI (Trang 32 - 34)