6. Kết cấu của luận văn
1.3. Các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong luật tố tụng hình sự một
tụng hình sự một số nước
Trong bộ luật TTHS của Cộng hòa Đức [40], căn cứ được tiến hành bắt
người quy định tại Khoản (2) Điều 112 và Điều 122 a: “Việc bắt có thể được tiến hành nếu có những căn cứ cho thấy: 1. Xác định bị can đã bỏ trốn hoặc đang trốn tránh;
2. Xét tới các tình tiết của vụ án cụ thể, có khả năng bị can sẽ trốn tránh (nguy cơ bỏ trốn) hoặc
3. Hành vi của bị can dẫn tới nghi ngờ có căn cứ rằng người đó sẽ: a) Phá hủy, thay đổi, di chuyển, giấu, hoặc làm giả chứng cứ,
b) Tác động không đúng đắn tới đồng phạm, nhân chứng, hoặc chuyên gia, hoặc c) Khiến người khác làm những việc trên, và do đó, nếu có nguy cơ cho thấy việc xác định sự thật của vụ án sẽ khó khăn hơn (nguy cơ gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ)”. Thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang trong quy định cũng tương tự như pháp luật nước ta, cụ thể: “Điều 127. [Tạm giữ] (1) Trong trường hợp một người bị bắt quả tang hoặc bị bắt khi bị truy đuổi thì bất cứ ai cũng có
quyền tạm giữ người đó, ngay cả khi không có lệnh của Toà án, nếu có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn hoặc nếu không thể xác định căn cước của người đó ngay”. Việc xác định căn cước, lý lịch của một người do Cơ quan Công tố hoặc
nhân viên cảnh sát thực hiện. Như vậy, tại quy định của Bộ luật TTHS Cộng hòa Đức thì thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang là bất cứ ai, ngay cả khi không có lệnh của Tòa án. Nếu có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn hoặc không xác định căn cước của người đó ngay thì người bắt được có quyền tạm giữ người đó. Trường hợp bắt phạm tội quả tang nếu có khả năng sẽ được áp dụng thủ tục rút gọn. Đối với những cá nhân bị nghi ngờ là tội phạm chỉ khi có căn cứ cho rằng phiên xử chính sẽ được tiến hành trong thời hạn một tuần kể từ khi bắt. Lệnh bắt sẽ giới hạn thời hạn tối đa một tuần kể từ ngày bắt. Quyết định phê chuẩn lệnh bắt sẽ do Thẩm phán chịu trách nhiệm tiến hành thủ tục rút gọn thực hiện.
Trong Bộ luật TTHS của Nhật Bản [51], biện pháp bắt người phạm tội quả tang được quy định rất cụ thể từ Điều 212 đến Điều 217. Những trường hợp
được coi là phạm tội quả tang theo Điều 212 bao gồm: “(1) trường hợp đang bị tri hô đuổi bắt vỡ đó thực hiện tội phạm;
(2) mang trong người vật phạm tội, vũ khí hoặc những đồ vật khác được cho rằng đó sử dụng để phạm tội;
(3) có dấu vết tội phạm trên người hoặc quần áo;
(4) trường hợp người đó được yêu cầu đứng lại nhưng vẫn cố gắng bỏ chạy”. Trong pháp luật TTHS sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29-5- 2002 của Nga [56], người bị bắt phạm tội quả tang được gọi là người bị tình nghi, theo Điều 46: “Người bị tình nghi là người:
1) Đối với họ đã khởi tố vụ án hình sự theo những căn cứ và theo thủ tục quy định tại Mục 20 Bộ luật này;
2) Bị bắt giữ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 Bộ luật này;
3) Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trước khi khởi tố bị can theo quy định tại Điều 100 Bộ luật này”.
trong lúc đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm;
2) Khi người bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến chỉ rõ người đó là người đã thực hiện tội phạm;
3) Khi trên mặt, trên quần áo, trong người hoặc nơi ở của người đó rõ ràng sẽ phát hiện được dấu vết của tội phạm”.
Sau khi tiếp nhận người bị tình nghi cơ quan điều tra ban đầu, dự thẩm viên hoặc kiểm sát viên trong thời hạn không quá 03 giờ phải lập biên bản tạm giữ. Trong biên bản ghi ngày tháng và thời gian lập biên bản, ngày tháng, thời gian, địa điểm, những căn cứ và lý do tạm giữ người bị tình nghi, kết quả khám người và những tình tiết khác khi tạm giữ người đó. Biên bản do người lập biên bản và người bị tình nghi ký. Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên hoặc Dự thẩm viên có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho Kiểm sát viên về việc tiến hành tạm giữ trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm tạm giữ người bị tình nghi.
Theo luật TTHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc [57], sửa đổi, bổ sung năm 1996, bắt người phạm tội quả tang được quy định trong Điều 61 và Điều 63. Bộ luật TTHS Trung Quốc đưa ra thuật ngữ “một tội phạm quả tang” hoặc “nghi can chính” trong phạm tội quả tang bao gồm các trường hợp sau: (1) khi đang chuẩn bị phạm tội, đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc bị phát hiện ngay sau khi phạm tội; (2) người bị hại hoặc nhân chứng chính mắt trông thấy xác nhận là đã thực hiện tội phạm; (3) nếu chứng cứ phạm tội được phát hiện có trên thân thể hoặc tại nơi cư trú của người này; (4) nếu tìm cách tự tử hoặc chạy trốn sau khi phạm tội, hoặc là một kẻ đào tẩu; (5) nếu có khả năng sẽ tiêu huỷ chứng cứ, làm sai lệch chứng cứ hoặc thông cung; (6) nếu không chịu nói tên và địa chỉ thật và không rõ lai lịch; và (7) nếu bị nghi ngờ là đã thực hiện tội phạm ở nhiều nơi, nhiều lần, hoặc ở trong một băng nhóm.
Bất kỳ ai đang phạm tội hoặc bị phát hiện ngay sau khi có hành vi phạm tội cũng có thể bị bắt giữ ngay lập tức bởi bất kỳ công dân nào và giao cho cơ quan công an, VKSND hoặc TAND xử lý.
của các nước: Đức, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc có thể thấy sự tương đồng và khác biệt. Đối với mỗi nước thì thuật ngữ người bị bắt phạm tội quả tang còn được gọi là người bị tình nghi. Những nội dung của quy định TTHS Việt Nam về trường hợp bắt người phạm tội quả tang có nhiều điểm phù hợp với pháp luật quốc tế và đặc biệt có những quy định khá tương đồng pháp luật TTHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Như vậy, xét về lập pháp thì các quy định trong pháp luật TTHS về bắt người phạm tội quả tang đã mang tính quốc tế hóa.
Trong các bộ luật TTHS nước Đức, Nga, Nhật Bản chúng ta đều thấy việc bắt
người có thuật ngữ “người bị nghi ngờ” hay “người bị tình nghi” là phạm tội sẽ
được áp dụng biện pháp bắt nếu thấy đủ căn cứ. Có lẽ, việc sử dụng thuật ngữ
“người bị tình nghi” hoặc “người bị nghi ngờ” khi bắt người phạm tội quả tang sẽ hợp lý hơn. Bởi lẽ, theo Điều 9 của Bộ Luật TTHS năm 2003: “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Trong quy định tại Điều 82 việc dùng thuật ngữ “người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm” đã ngầm thừa
nhận việc bắt người đó được coi là tội phạm. Nên chăng pháp luật TTHS nước ta cần có sự sửa đổi về thuật ngữ để cho phù hợp với nguyên tắc chung của bộ luật cũng như với pháp luật quốc tế. Mặc dù, trong pháp luật TTHS các nước đều không đưa ra khái niệm bắt người phạm tội quả tang, nhưng đều ghi nhận những trường hợp bị bắt quả tang khi phạm tội ít nghiêm trọng đều có thể áp dụng theo thủ tục rút gọn.
Kết luận chương 1
Từ những tìm hiểu, phân tích về khái niệm, đặc điểm cơ bản về biện pháp bắt người phạm tội quả tang học viên thấy được những vấn điểm giống và khác nhau về trình tự, thủ tục, thẩm quyền bắt người đang phạm tội quả tang với các trường hợp bắt người khác theo quy định của bộ luật TTHS hiện hành; thấy được sự tương đồng trong việc quy định pháp luật TTHS trong nước và quốc tế.
Bắt người đang phạm tội quả tang là một trong ba trường hợp của BPNC bắt người. Đây không phải là biện pháp trừng phạt đối với người phạm tội mà là
BPNC được áp dụng để tước bỏ điều kiện gây ra tội phạm, ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật của người thực hiện hành vi phạm tội, bảo đảm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Công tác áp dụng BPNC này có tác dụng mạnh mẽ và đóng góp lớn cho chương trình đấu tranh và phòng chống tội phạm quốc gia. Với sự tham gia đông đảo của toàn bộ lực lượng điều tra và lực lượng toàn dân góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hóa trong công
Chương 2
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ