6. Kết cấu của luận văn
2.1. Những quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang theo Bộ luật tố tụng hình sự
ÁP DỤNG
2.1. Những quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tố tụng hình sự năm 2003
Sau một loạt các văn bản Luật số 39-LCT/HĐNN8 ngày 7-7-1990, số 5- L/CTN ngày 02-01-1993 và số 20-2000-QH10 ngày 28-6-2000 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật TTHS năm 1988 thì Bộ luật TTHS năm 2003 đã được ban hành ngày 10-12-2003. Với sự ra đời của Bộ luật TTHS năm 2003 đã đánh dấu quan trọng trong việc hoàn thiện các quy định về TTHS cũng như khắc
phục được những điểm hạn chế của Bộ luật TTHS năm 1988.
Về nội dung bắt người phạm tội quả tang, Bộ luật TTHS năm 2003 tiếp tục
kế thừa và ghi nhận cụ thể tại Điều 82: “Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt”.
2.1.1. Về các trường hợp bắt người phạm tội quả tang
Qua khoản 1 Điều 82 có thể nhận thấy rõ 3 trường hợp được coi là bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang: 1- người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện; 2- ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện; 3- là trường hợp người phạm tội đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt. Tội phạm được khẳng định là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được thể hiện ở bốn dấu hiệu: Khách thể, chủ thể, mặt
khách quan và mặt chủ quan. Theo TSKH-PGS Lê Văn Cảm viết: Hành vi phạm
tội - các xử sự (tác vi hoặc bất tác vi) trái Pháp luật hình sự và nguy hiểm cho xã hội, tức là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tất cả các tội phạm và nó
có ý nghĩa pháp lý hình sự trên các bình diện sau: Hành vi phạm tội bao giờ cũng
được thực hiện dưới một trong hai dạng là: 1) Bằng hành động (hành vi) - làm những động tác cơ học bị luật hình sự cấm (ví dụ: cầm súng bắn chết người, dùng dao chém nạn nhân bị thương,…) hoặc; 2) Bằng không hành động (bất tác vi) - Không làm những động tác cơ học mà người phạm tội theo pháp luật có nghĩa vụ phải làm và có thể làm được (ví dụ: một cán bộ hải quan vì đã đồng ý nhận hối lộ nên cố ý bỏ qua không kiểm tra hành lý của người phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hành hóa qua biên giới khi xuất cảnh, một cán bộ công an vì sợ bị trả thù nên đã cố ý lảng trách không chịu giúp đỡ một cụ già
đang bị tên cướp gây thương tích nặng để cướp tài sản…) [13, tr.395].
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ để phân chia tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác.Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng là căn cứ để quy định loại
hình phạt, khung hình phạt. Đòi hỏi “cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” được xuất hiện sau khi Toà án đã xác định
bị cáo có phạm tội và điều, khoản cụ thể của BLHS được áp dụng. Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thường được thể hiện:
- Xem xét, cân nhắc lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội; phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian và địa điểm phạm tội; khách thể xâm hại…;
- Xem xét, cân nhắc hậu quả do hành vi phạm tội gây ra bao gồm hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng
xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội).
Ví dụ: Cùng phạm tội trộm cắp tài sản, nếu trong hai vụ án có cùng các tình tiết khác như nhau, nhưng trong vụ án thứ nhất, M trộm cắp tài sản có giá trị 1,5 triệu đồng chưa bị xử lý về mặt hành chính, chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, không gây hậu quả nghiêm trọng; còn trong vụ án thứ hai, N trộm cắp tài sản có giá trị 195 triệu đồng, thì chỉ có trường hợp của N bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự hiện hành còn trường hợp của M không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc xác định mức độ nguy hiểm đáng kể của hành vi nguy hiểm cho xã hội là việc cực kỳ quan trọng trong quá trình bắt người phạm tội quả tang. Có những hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể bị coi là tội phạm. Việc phân biệt tính chất nguy hiểm đáng kể của tội phạm sẽ là căn cứ để áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang với tính chất là BPNC hình sự và bắt người phạm tội theo thủ tục hành chính.
2.1.2. Điều kiện áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang
Trường hợp thứ nhất: Người đang thực hiện phạm tội thì bị phát hiện
“Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự nhưng chưa hoàn thành tội phạm hoặc chưa kết thúc việc phạm tội thì bị bắt”.
Người thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong BLHS nhưng chưa hoàn thành tội phạm hoặc chưa kết thúc việc phạm tội thì bị phát hiện. Hành vi đang thực hiện tội phạm là hành vi đã và đang tiếp tục xâm hại đến khách thể được sự bảo vệ bởi pháp luật hình sự. Hành vi đang thực hiện tội phạm có thể gây ra hậu quả vật chất như đã hủy hoại được một phần tài sản của người khác và vẫn đang hủy hoại tiếp. Đây là trường hợp tội phạm đã bắt đầu được thực hiện, đang diễn ra và chưa kết thúc trên thực tế, đang gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Việc người đang thực hiện tội phạm có bị phát hiện hay không tùy thuộc vào đặc điểm của
cấu thành tội phạm bối cảnh xảy ra tội phạm, khả năng, kiến thức, vị trí công tác của người phát giác sự kiện phạm tội. Trong trường hợp hành vi đang thực hiện một tội phạm có cấu thành hình thức thì mặc dù hậu quả vật chất chưa xảy ra vẫn coi là hành vi đang thực hiện tội phạm. Đối với người đang thực hiện tội giết người, cướp tài sản…hành vi phạm tội xảy ra rõ ràng, cụ thể, bất kỳ người nào cũng có thể phát hiện được và bắt quả tang, nhưng đối với các tội phạm về tham nhũng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia…, thì hành vi phạm tội xảy ra thường đòi hỏi phải có thời gian để xác minh, kết luận, cho nên rất khó bắt người phạm tội về tham nhũng, xâm phạm an ninh quốc gia quả tang, trừ những trường hợp do tố cáo. Ví dụ: tối ngày 18-1-2005, cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã bắt quả tang Đỗ Mạnh Dũng, cán bộ thuế quận Hoàn Kiếm, khi đang phạm tội nhận hối lộ. Dũng từng bị nhiều doanh nghiệp tố cáo có hành vi nhũng nhiễu, vòi vĩnh, tuy nhiên chỉ đến ngày 18-1-2005, mới có người tố cáo cơ quan điều tra để bắt quả tang. Đối với tội kéo dài là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián đoạn trong một thời gian dài (Ví dụ: tội tàng trữ trái phép vũ khí, quân dụng phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tại Điều 230 Bộ luật TTHS năm 1999), thì người phạm tội trong suốt thời gian đó, đều bị coi là đang thực hiện tội phạm [45, tr.91-92].
Trường hợp thứ hai: Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Đây là
trường hợp vừa thực hiện tội phạm xong, người phạm tội chưa kịp chạy trốn hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội, đang xóa những dấu vết của tội phạm trước khi chạy trốn bị phát hiện. Trong trường hợp này người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm phát hiện ngay thì mặc dù không có vật chứng để ai cũng được coi là phạm tội quả tang. Vì vậy, khi bắt người phạm tội quả tang trong trường hợp này, cần có chứng cứ chứng minh người phạm tội vừa thực hiện hành vi phạm tội xong, chưa kịp chạy trốn và sự phát hiện, bắt giữ người phạm tội phải xảy ra không gián đoạn về mặt thời gian. Chứng cứ trong trường hợp này, thường được xác định bằng công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết của tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, mà người phạm tội chưa kịp cất giấu
hoặc lời khai của người làm chứng, người bị hại là người có mặt khi phạm tội thực hiện hành vi phạm tội [45, tr.92].
Ví dụ: Sau khi đâm chết nạn nhân, kẻ phạm tội đang nhét xác chết vào bao tải nhằm đưa đi chôn giấu thì bị người thân của nạn nhân phát hiện. Trường hợp này dù không nhìn thấy công cụ, phương tiện phạm tội nhưng có thể dựa vào chính sự không minh bạch của hành vi mà người đó đang thực hiện để xác định đây chính là người vừa thực hiện tội phạm.
Trường hợp thứ ba: Đang bị đuổi bắt. Đây là trường hợp người phạm tội
đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên chạy trốn và bị đuổi bắt. Trong trường hợp này việc đuổi bắt phải liền ngay sau khi chạy trốn thì mới có cơ sở xác định đúng người phạm tội, tránh bắt nhầm phải người không thực hiện tội phạm. Trong trường hợp phạm tội quả tang này, người phạm tội vừa thực hiện hành vi phạm tội xong hoặc đang thực hiện hành vi phạm tội thì bị lộ, bỏ chạy, người bị hại hoặc người làm chứng có mặt tại đấy liền đuổi bắt hoặc hô hoán để những người xung quanh đuổi bắt. So với trường hợp phạm tội quả tang thứ nhất, trong trường hợp này, người phạm tội quả tang không bị bắt ngay khi đang thực hiện tội phạm; so với trường hợp phạm tội quả tang thứ hai, người phạm tội cũng không bị bắt ngay sau khi thực hiện tội phạm, mà phải có một khoảng thời gian nhất định đuổi bắt người phạm tội. Việc đuổi bắt phải diễn ra ngay sau khi người phạm tội bị lộ, bỏ chạy, giữa hành vi bỏ chạy và hành vi đuổi bắt phải không có sự gián đoạn về mặt thời gian. Trường hợp ở những nơi hẻo lánh, người phạm tội là biệt kích, phỉ hoặc côn đồ hung hãn, có vũ khí mà người phát hiện chỉ có một mình, không có vũ khí, nếu bắt ngay có thể không bắt được, mà còn có thể bị nguy hiểm đến tính mạng, cho nên phải bí mật theo sát đến nơi đông người mới hô hoán lên để mọi người bắt. Đây cũng được coi là sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt, vì quá trình theo dõi, bám sát người phạm tội cho đến nơi đông người vẫn đảm bảo sự liên tục về mặt thời gian giữa hành vi bỏ chạy và hành vi đuổi bắt [45, tr.93].
hô hoán nên bỏ chạy và bị đuổi bắt nhưng người đó đã chạy thoát, vài hôm sau người bị hại gặp lại người này tại bến xe khách. Trong trường hợp này người bị hại không được bắt ngay người đó mà phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét và có thể bắt theo trường hợp khẩn cấp thứ hai [44].
2.1.3. Về chủ thể và thủ tục áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang
Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 BLTTHS, pháp luật TTHS cho phép “bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang”. Đây chính là điểm
phân biệt giữa bắt người trong trường hợp bắt người khẩn cấp và bắt người đang truy nã. Với sự quy định thẩm quyền bắt là không có giới hạn, nhà làm luật muốn huy động và phát huy tính tích cực của quần chúng nhân dân vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhằm tạo điều kiện ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội và trốn tránh pháp luật của người phạm tội, nhờ vậy bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Khác với việc áp dụng trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam và trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã không cần phải có lệnh của cơ quan hay người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS. Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. Việc cần phải tước vũ khí, hung khí ngay là vô cùng cần thiết, khi đó sẽ loại bỏ được điều kiện tiếp tục phạm tội của người bị bắt hay chống cự lại người bắt. Sau khi bắt được người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, người bắt (một người hay nhiều người) giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị
bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Để đảm bảo đúng trình tự và quy định của
luật thì các cơ quan tiếp nhận người bị bắt phải tiến hành những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt tại Điều 83 Bộ luật TTHS 2003:
“1. Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
2. Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt.
Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết.
Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất”.
Với tính chất đặc thù nhanh và kịp thời của việc bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang, cho nên ngay sau cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải lấy lời khai lập biên bản về việc bắt người. Biên bản về việc bắt người trong trường