quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự
Hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như quy định của pháp luật, trình độ năng lực của thẩm phán, trình độ hiểu biết của đương sự...vv, cụ thể:
Thứ nhất, Quy định pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng bậc
nhất quyết định đến chất lượng và hiệu quả giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Là một tranh chấp về thừa kế nhưng giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất còn chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai. Chính vì vậy, để giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất về mặt luật nội dung không chỉ áp dụng quy định BLDS để điều chỉnh mối quan hệ pháp luật thừa kế mà còn phải tham chiếu các quy định của Luật Đất đai. Về mặt trình tự thủ tục khi giải quyết tranh chấp thì BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành cần phải được tuân thủ chặt chẽ. Có thể nói, tính thống nhất giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung là một cơ sở và nền tảng quan trọng quyết định chất lượng giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Luật tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết vụ án về mặt trình tự, thủ tục còn việc giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất như thế nào, quyết định ra sao lại do những quy định của pháp luật nội dung điều chỉnh. Do BLTTDS thường quy định chung mang tính tổng quát, trong khi những quy định của pháp luật nội dung lại có tính chất đặc thù chuyên biệt nên khi xây dựng pháp luật nội dung cần phải có sự tương thích với quy định của pháp luật tố tụng.
Nếu như pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung mâu thuẫn nhau thì sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung và vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng. Trường hợp không có hướng dẫn cụ thể, thẩm phán được phân công giải quyết công việc không biết phải giải quyết vụ việc như thế nào sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng giải quyết vụ án.
Thứ hai, trình độ năng lực, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Tòa án đặc
biệt là thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và chất lượng giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Có thể nói đây là một trong những yếu tố mang tính chủ quan nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng giải quyết các loại án nói chung và án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Trước mỗi yêu cầu khởi kiện, thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc đều phải nghiên cứu để có hướng giải quyết đúng đắn, đặc biệt tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp khá phức tạp (phức tạp về xác định đương sự; xác định tài liệu chứng cứ; tính đa dạng của các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; văn bản pháp luật điều chỉnh..), đòi hỏi rất cao ở kinh nghiệm, năng lực của người thẩm phán. Mặt khác, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một dạng tranh chấp có những đặc điểm chung của các tranh chấp thừa kế, tranh chấp đất đai tuy nhiên cũng có những đặc thù rất riêng biệt về chủ thể có thẩm quyền giải quyết, đương sự hay trình tự, thủ tục. Điều này đòi hỏi phải có sự vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp khi giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc chủ quan trong việc đánh giá, thu thập chứng cứ dẫn đến việc án bị sửa, bị hủy thậm chí có những vụ án bị hủy đi hủy lại nhiều lần do những lỗi chủ quan của thẩm phán, điều này gây ra những tâm lý e ngại, mất lòng tin của người dân vào Tòa án và trình độ năng lực của người
thẩm phán. Bên cạnh đó, chính vì tính chất của những vụ án phức tạp, bị hủy đi hủy lại nhiều lần cũng gây ra những tâm lý lo ngại cho bản thân thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc, tinh thần trách nhiệm chưa cao, cách làm việc chưa khoa học, không chủ động, tích cực, ngại việc khó, nếu được phân công giải quyết lại cũng có tâm lý làm như một nghĩa vụ, không thực sự quyết tâm đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc, để án bị “treo”, quá hạn luật định gây bức xúc cho đương sự. Không thể phủ nhận tính chất phức tạp của những vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, đặc biệt là những vụ tranh chấp liên quan đến chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, với số lượng đương sự tham gia đông, cần phải có nhiều thời gian xác minh trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thu thập được để xác định đối tượng hưởng thừa kế cũng như chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất một cách hợp lý, đúng pháp luật nhưng nếu người thẩm phán được phân công giải quyết công việc có năng lực, trình độ, luôn tích cực chủ động trong công việc thì sẽ hạn chế được rất nhiều tình trạng án bị tồn đọng kéo dài, tạo lòng tin ở nhân dân đối với cán bộ Tòa án và hiệu quả công việc cũng sẽ được nâng cao.
Thứ ba, Tính chất phức tạp và đa dạng của những tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn không nhỏ cho việc giải quyết các vụ án này. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có sự đan xen quan hệ pháp luật thừa kế và quan hệ pháp luật đất đai, do vậy, khi giải quyết các tranh chấp này, Tòa án phải xem xét một cách toàn diện rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau cả về luật nội dung và luật hình thức. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật nội dung áp dụng cho giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất có nhiều biến động qua các thời kỳ, có nhiều điểm mâu thuẫn nên khó khăn cho việc áp dụng. Mặt khác, tính chất phức tạp của những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất còn được thể hiện ở nhiều mặt như: tính chất đa dạng của các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất; phức tạp trong việc xác định các tài liệu, chứng cứ của vụ việc; khó khăn khi xác định đương sự,... vv. Tất cả những khó khăn, phức tạp này ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, đòi hỏi những người có thẩm quyền giải quyết cần phải lập và nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách tỉ mỉ trên cơ sở những quy định của pháp luật và bản chất khách quan của vụ án để có những quyết định chính xác, công bằng và đúng pháp luật.
Thứ tư, trình độ hiểu biết pháp luật của đương sự trong tranh chấp thừa
kế quyền sử dụng đất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án. Thông thường đối với một vụ án dân sự hay vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nếu như các bên đương sự hợp tác, tham gia đầy đủ theo giấy triệu tập của Tòa án, cung cấp chứng cứ, trình bày quan điểm đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, thực hiện đúng và đầy nghĩa vụ của đương sự theo quy định của BLTTDS thì việc giải quyết vụ án tại Tòa án sẽ thuận lợi đồng thời đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Tuy nhiên, đương sự trong vụ án tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất thường có hiểu biết hạn chế về pháp luật hoặc không có thái độ tích cực khi tham gia tố tụng như từ chối ký nhận các văn bản tố tụng, không thực hiện theo giấy báo, giấy triệu tập của Tòa án, từ chối viết bản tự khai,… đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải quyết vụ án. Đặc biệt đối với những vụ tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, việc đương sự không hợp tác gây ra rất nhiều khó khăn cho Tòa án. Khi không thể lấy được lời khai của đương sự, chỉ dựa vào lời khai của một bên nguyên đơn thì việc Tòa án phải xác minh thu thập chứng cứ xác minh khối di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, là đối tượng trong tranh chấp chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất là một điều khó khăn. Trên thực tế, có rất nhiều vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, do sự thiếu hợp tác, chống đối của
đương sự nên Tòa án và Hội đồng định giá tài sản không thể xem xét khảo sát định giá tài sản được, nên buổi định giá phải hoãn đi hoãn lại nhiều lần hoặc đoàn khảo sát chỉ có thể đứng ngoài quan sát và lập biên bản; dù biết không khách quan và chuẩn xác nhưng cũng không thể làm khác. Sự thiếu hợp tác, nhận thức sai pháp luật của đương sự không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chính bản thân đương sự đó, gây ra sự cản trở khó khăn cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, dẫn đến việc thời hạn giải quyết vụ án có thể bị kéo dài, ngoài ra cũng khó đảm bảo được tính khách quan, chính xác quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự khi Tòa án giải quyết vụ tranh chấp, chất lượng xét xử cũng khó có thể đảm bảo được.
Thứ năm, sự kết phối hợp từ các tổ chức, cơ quan chuyên môn trong
việc giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Để có thể giải quyết vụ tranh chấp một cách thuận lợi thì Tòa án cũng cần có những hỗ trợ rất lớn từ phía các cơ quan chuyên môn, như chính quyền địa phương trong việc cấp tống đạt các văn bản tố tụng cho đương sự trong trường hợp đương sự không hợp tác, hoặc yêu cầu các tổ chức lưu giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án cho Tòa án hay sự phối hợp trong việc tổ chức định giá tài sản từ các phòng ban chuyên môn. Một mặt thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải chủ động trong công việc, mặt khác việc cung cấp chứng cứ đúng, đầy đủ theo quy định của pháp luật cho Tòa án hoặc đương sự khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức lưu giữ chứng cứ cũng là yếu tố giúp cho tiến độ giải quyết vụ án được đảm bảo. Thực tế, bản thân đương sự rất khó có thể yêu cầu các cơ quan tổ chức đang lưu giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ cho mình để giao nộp cho Tòa án do thái độ làm việc quan liêu, cửa quyền của các cơ quan này và ngay cả khi Tòa án đến xác minh làm việc cũng không lấy được ngay các chứng cứ đó, thậm chí các cơ quan này
còn lảng tránh, thoái thác dẫn đến việc thu thập chứng cứ của Tòa án gặp rất nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, có những vụ án bị kéo dài cũng chủ yếu do nguyên nhân từ sự chậm chễ, bất hợp tác, đùn đẩy trách nhiệm từ chính các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án.
Như vậy, giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự là việc Tòa án có thẩm quyền áp dụng các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật đất đai để giải quyết mâu thuẫn về quyền thừa kế hoặc thực hiện vụ về tài sản do người chết để lại theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Ngoài những đặc điểm giống như các loại tranh chấp dân sự khác, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất còn có những đặc trưng riêng. Điểm đặc thù nhất của loại tranh chấp này là đương sự trong vụ án thường là những người có mối quan hệ dòng tộc, quan huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Nguyên đơn và bị đơn trong vụ án là những người từng có sự gắn kết về tình cảm nên những mâu thuẫn của họ thường căng thẳng và phức tạp, không thể thống nhất và tự thỏa thuận nên họ phải lựa chọn phương án yêu cầu Tòa án giải quyết. Bên cạnh đó, sự đan xen các quan hệ pháp luật khác nhau cũng là đặc trưng của tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Di sản thừa kế - đối tượng tài sản tranh chấp của vụ án là quyền sử dụng đất, do vậy quan hệ pháp luật đất đai cũng tồn tại trong tranh chấp này bên cạnh quan hệ pháp luật thừa kế. Đặc trưng trên cũng kéo theo sự đa dạng, phức tạp của các văn bản pháp luật điều chỉnh đối với loại tranh chấp này.
Cũng như các tranh chấp dân sự khác, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng được giải quyết trên cơ sở trình tự, thủ tục chặt chẽ do BLTTDS quy định. Tuy nhiên, để hình thành hệ thống quy phạm pháp luật tố tụng dân sự là cả một quá trình lịch sử, diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài, từ chỗ các quy định còn tản mạn, chồng chéo, thiếu tập trung cho đến khi
hình thành được hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh như hiện nay. Vậy nhưng, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp đặc thù nên việc xây dựng một trình tự, thủ tục riêng để giải quyết tranh chấp này là thật sự cần thiết. Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất sẽ được làm rõ tại chương 2 của luận văn.
Chương 2
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ