thông tin này liên kết với tất cả các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương và các bộ/ngành có liên quan. Thơng qua cổng điện tử này, người tiêu dùng có thể tiếp cận tất cả các cơ quan quản lý có liên quan, đồng thời có thể nộp đơn khiếu nại về tất cả các vấn đề khi quyền lợi của mình bị ảnh hưởng. Đơn khiếu nại sẽ được cơ quan đầu mối xem xét, sàng lọc để xử lý hoặc chuyển tới cơ quan quản lý chuyên ngành hay cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương. Các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng đã lập một cổng thông tin liên quốc gia cho tất cả các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của các nước thành viên của mình.
3.2.9. Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng bảo vệ người tiêu dùng
Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần ghi nhận tranh chấp giữa
người tiêu dùng và người sản xuất, kinh doanh là tranh chấp dân sự. Do vậy, về nguyên tắc, việc giải quyết tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần quy định rõ trình tự, thủ tục khiếu nại của người tiêu dùng và lưu ý các vấn đề sau: (i) quy định rõ thời hạn khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại. Trong thời gian người sản xuất, kinh doanh trả lời khiếu nại hoặc thời gian cơ quan bảo vệ người tiêu dùng điều tra theo đơn khiếu nại của người tiêu dùng thì khơng tính vào thời hiệu khởi kiện (để đảm bảo quyền khởi kiện của người tiêu dùng); (ii) khi quyền của người tiêu dùng bị xâm phạm, người tiêu dùng có thể khởi kiện tại Tồ án mà khơng cần trình tự khiếu nại; (iii) quy định hệ thống các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, dân sự, hình sự (có thể dẫn chiếu) nhưng cần cụ thể, rõ ràng.