3.3. Giải pháp nâng cao hiê ̣u quả áp du ̣ng chế đi ̣nh che giấu tô ̣
3.3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án
Đối với TAND các cấp, thì việc áp dụng đúng, thống nhất những quy định của pháp luật hình sự về che giấu tội phạm trong công tác xét xử các vụ án về các loại tội phạm này là vấn đề rất quan trọng. Có xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thì mới có thể tạo tiền đề cho việc phát huy tính giáo dục, phòng ngừa, răn đe của các biện pháp xử lý về hình sự đã áp dụng, mới chỉ ra được những nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này để có các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng một cách thỏa đáng. Để làm tốt việc xét xử đối với tội che giấu tội phạm theo chúng tôi, ngành Tòa án cần:
Thứ nhất, TANDTC cần tổ chức Hội nghị chuyên đề hướng dẫn công
tác xét xử về che giấu tội phạm, trong đó chú ý đến các căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt, các nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, bảo đảm việc xét xử các vụ án che giấu tội phạm được nghiêm minh. Cần áp dụng các biện pháp chế tài hình sự một cách đúng đắn, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS; tránh khuynh hướng áp dụng hình phạt tù một cách tràn lan không dựa trên đúng các quy định của pháp luật hình sự hiện hành. Cần nghiên cứu tập hợp các bản án về che giấu tội phạm trong phạm vi toàn quốc để xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, phục vụ việc nâng cao kỹ năng xét xử của thẩm phán về loại tội phạm này và tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động xét xử của Tòa án.
pháp luật, TAND các cấp cần phối hợp chặt chẽ với VKS nhân dân, các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án, tổ chức tốt khâu thi hành án hình sự trong bản án hình sự tránh tình trạng buông lỏng hiện nay.
Thứ hai, TAND các địa phương cần phối hợp với Cơ quan điều tra,
VKS tiến hành rà soát lại toàn bộ các vụ án về che giấu tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của cấp mình. Tập trung nghiên cứu, đánh giá giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật, công bố kết quả xét xử trên các phương tiện truyền thông đại chúng để có tác động giáo dục, phòng ngừa, răn đe, cũng như động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm.
Thứ ba, cùng với việc áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng
hình sự đúng trong khâu xét xử, Tòa án các cấp cần chú ý phát hiện thiếu sót và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong quan hệ kinh tế, dân sự, hành chính, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Trên cơ sở đó, Tòa án cần yêu cầu các cơ quan hữu quan có biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Nội dung này ít được các Tòa án chú ý hiện nay.
Thứ tư, hiệu lực và hiệu quả của việc xét xử các vụ án về che giấu tội
phạm phụ thuộc rất nhiều vào khâu thi hành án hình sự, thi hành phần dân sự trong bản án hình sự.
Trong lĩnh vực này, ngành Tòa án cần có sự phối hợp chặt chẽ với VKS, các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án, bảo đảm bản án, quyết định hình sự của Tòa án về các vụ án che giấu tội phạm đã có hiệu lực pháp luật đều được thực hiện trên thực tế. Nếu bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không được thực hiện hoặc thực hiện không triệt để, thì toàn bộ hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử sẽ không có ý nghĩa và sẽ không đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Ngoài ra, Tòa án các cấp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án hình sự, đặc biệt là trong khâu cung cấp thông tin về những người phạm tội có được qua hoạt động xét xử để tổ chức tốt công tác giáo dục, cải tạo người bị kết án trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, tạo các điều kiện cần thiết để họ có thể tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa họ phạm tội mới. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Tòa án các cấp và các cơ quan có liên quan, vì có thực hiện tốt nhiệm vụ này, mới có thể đánh giá được hiệu quả của toàn bộ hoạt động tư pháp hình sự.
Đồng thời, Tòa án các cấp cũng cần thông qua việc ra các quyết định thi hành án kịp thời, đúng pháp luật, để giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, tình hình tội phạm trên địa bàn cả nước diễn ra rất phức tạp, nhiều vụ án lớn có tính chất đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra ngày một nhiều. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp những người có hành vi che giấu tội phạm đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội che giấu tội phạm.
Chế định che giấu tội phạm là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong BLHS, quy định về chế định này góp phần nâng cao ý thức bảo vệ pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm của người dân từ đó đấu tranh với hành vi có ý thức xâm phạm tới hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp. Được quy định trong hai phần là Phần Chung và Phần Các tội phạm với những nội dung có liên quan đến nhau. Đây là một trong những nội dung duy nhất mà được quy định cụ thể cả ở phần chung và phần các tội phạm.
Nghiên cứu về cơ sở lý luận của tội che giấu tội phạm, góp phần làm rõ được khái niệm và đặc điểm của che giấu tội phạm, phân biệt được che giấu tội phạm với các hành vi có tính chất tương tự như đồng phạm giúp sức, không tố giác tội phạm… Như vậy, sự làm rõ chế định che giấu tội phạm sẽ góp phần làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể dễ dàng áp dụng để xử lý tội phạm che giấu tội phạm trên thực tế. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của chế định che giấu tội phạm của Việt Nam cũng như quy định về che giấu tội phạm trong BLHS một số nước trên thế giới góp phần hỗ trợ cho việc nghiên cứu cụ thể hơn về chế định này và là bài học cho việc sửa đổi, bổ sung BLHS Việt Nam trong tương lai.
Việc nghiên cứu về tình hình áp dụng pháp luật hình sự về tội phạm che giấu tội phạm góp phần làm sáng tỏ tình hình tội phạm cũng như thực tiễn áp dụng trên địa bàn cả nước. Từ đó, chúng ta có thể nhận thức được những
ưu điểm, hạn chế của chế định này trong BLHS và thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng, đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về che giấu tội phạm và nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm này.
Đề tài được hoàn thiện với sự tâm huyết và cố gắng rất cao của tác giả. Tuy nhiên, trên thực tế với kiến thức nghiên cứu còn hạn chế, thời gian còn hạn hẹp. Đề tài chắc chắn còn chưa được thực sự hoàn thiện, kính mong bạn đọc có những đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp (2006), Kế hoạch số 05-KH/CCTP về thực hiện nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020 (giai đoạn 2006-2010), Kết luận số 79-KL/TW
về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và cơ quan Điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
2. Ban chi đạo tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu tập
huấn chuyên sâu- Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.
3. BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC (2011), Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 hướng dẫn áp dụng qui định của BLHS về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền, Hà Nội.
4. Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nguyên (1997), Các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005, khoá IX, về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
6. Bộ Nội Vụ, Tổng cục cảnh sát nhân dân (1994), Tội phạm ở Việt Nam
thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, (Đề tài KX.0414), Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
7. Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp (1998), “Luật hình sự một số nước trên thế giới”, tạp chí
Dânchủ và pháp luật, (số chuyên đề), Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp, Bộ Tổng luật của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Thư viện nghiệp vụ Viện nghiên cứu chiến lược Bộ công an VL594).
10. Bộ Tư pháp, Hội đồng Nhà nước về phòng ngừa tội phạm Thụy Điển, Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển (Thư viện nghiệp vụ Viện nghiên cứu chiến lược Bộ công an VL606).
11. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2001), Bình luận khoa
học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, tập 1 phần chung, Nxb Chính
trị Quốc gia Hà Nội.
12. Lê Cảm - Nguyễn Ngọc Chí - Trịnh Quốc Toản (2006), Bảo vệ quyền
con người bằng pháp luật Hình sự và pháp luật Tố tụng Hình sự trong
giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật hình sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
14. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai
đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
15. Lê Cảm (2000), “Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV- cuối thế kỷ XVIII”, Dân chủ và pháp luật, Hà Nội.
16. Lê Cảm (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Lê Cảm (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần
chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản (2012), Định tội danh: Lời giải mẫu và hệ
thống 500 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
20. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự ViệtNam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Chủ tịch Chí phủ lâm thời (1945), Sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời giữ
các luật lệ cũ, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đinh Bích Hà (dịch) (2007), Bộ luật hình sự CHND Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
26. Đinh Bích Hà (dịch) (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
27. Phạm Hồng Hải (2002), “Tiếp tục hoàn thiện chính sách hình sự phục vụ cho quá trình đổi mới và xu thế hội nhập của nước ta hiện nay”, Tạp
chí Nhànước và pháp luật, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Hào (1962), Bộ hình luật Việt Nam, xuất bản do sự bảo trợ của Bộ Tư pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
29. Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
30. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2000), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
31. Đinh Thế Hưng (2013), Bình luận khoa học BLHS sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Lao động, Hà Nội.
32. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình lịch sử Nhà
nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
33. Vũ Thiện Kim (1982), Tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh
trái phép, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
34. Lê Thi Loan (2015), Người giúp sức trong đồng phạm theo quy định
của Bộ luật hình sự, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại học
35. Luật sư Huỳnh Phương Nam (2017), Quyền miễn trừ của người bào chữa trong BLHS năm 2015 - những bất cập cần xem xét sửa đổi, hoàn
thiện, Nhiên cứu trao đổi, cổng thông tin Bộ tư pháp.
36. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (1994), Bộ luật hình sự của nước
Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Hà Nội.
37. Phuthonphútthakhănty (dịch), Kiều Đình Thụ (hiệu đính) (1996), Bộ
luật hình sự của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
38. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Quốc hội (2002), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Quốc hội (2002), Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
41. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
42. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
43. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
44. Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu (Nguyễn Quốc Thắng, Nguyễn Văn Tài dịch, giới thiệu) (1994), Hoàng Việt luật lệ, Nxb Văn hóa - Thông tin Hà Nội, Thành phố Hổ Chí Minh.
45. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự,
47. Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội (1983), Hình luật xã hội chù nghĩa
Việt Nam, Phần chung, Hà Nội.
48. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân.
49. Phùng Thế Vắc, Trần Văn Luyện, Phạm Thanh Bình, Nguyễn Đức Mai, Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Mai Bộ (2001), Bình luận khoa học Bộ
luật hình sự 1999, Phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
50. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện khoa học kiểm sát (2005), Các
nghị quyết của Bộ Chính trị vê cải cách tư pháp, Hà Nội.
51. Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Viện khoa học kiểm sát (2006), Thông tin khoa học kiểm sát số 03 chuyên đề về một số văn bàn về cải cách tư pháp, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
52. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (2000), Tội phạm học Việt
Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhãn dân, Hà Nội.
53. Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc Triều Hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 54. Viện sử học Việt Nam (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 55. Nguyễn Cửu Việt (chủ biên) (2001), Giáo trình Lý luận chung về nhà