1.3. Khái niệm và đặc điểm Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát
1.3.1. Khái niệm Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân
Để tìm hiểu và đƣa ra khái niệm về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, trƣớc hết phải xuất phát từ khái niệm chung về Cơ quan điều tra trong hoạt động tố tụng hình sự. Qua tìm hiểu các tài liệu khoa học pháp lý, nhất là các giáo trình giảng dạy trong các trƣờng đại học chuyên ngành Luật đều không đƣa ra khái niệm về Cơ quan điều tra một cách độc lập, chủ yếu định nghĩa, khái niệm về Cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Cơ quan điều tra.
Theo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội, thì:
Cơ quan tiến hành tố tụng là những cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đƣợc giao thực hiện chức năng tố tụng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm giải quyết vụ án khách quan, công bằng, bảo đảm và tôn trọng quyền con ngƣời, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, xã hội, mọi hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa trên cơ sở và trong phạm vi của pháp luật tố tụng hình sự [15].
Theo khái niệm này thì Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra. Tuy nhiên cũng không có khái khái niệm riêng biệt về từng cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có Cơ quan điều tra mà chỉ tập trung làm rõ về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động điều tra, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan điều tra.
Tham khảo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của trƣờng Đại học Luật Hà Nội thì phần viết về Cơ quan tiến hành tố tụng không có khái
niệm chung về cơ quan tiến hành tố tụng mà phân tích tƣng Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Nội dung về từng cơ quan tiến hành tố tụng cũng không đƣa ra khái niệm riêng biệt mà chủ yếu phân tích về tổ chức và nguyên tắc hoạt động; nhiệm vụ và quyền hạn [28].
Nhƣ vậy rất khó tìm hiểu về Cơ quan điều tra trên cơ sở một khái niệm hay định nghĩa pháp lý ở các tài liệu giảng dạy tại các trƣờng chuyên ngành Luật ở bậc Đại học, do đó khái niệm về Cơ quan điều tra do PGS.TSKH Lê Văn Cảm – Đại học quốc gia Hà Nội – Khoa luật trong cuốn Hệ thống tƣ pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền là khái niệm đầy đủ nhất về Cơ quan điều tra:
Cơ quan điều tra là một chủ thể TTHS có thẩm quyền nhân danh Nhà nƣớc (công quyền) thực hiện hoạt động bảo vệ pháp luật bằng việc tham gia vào quá trình điều tra vụ án hình sự để xác định sự thật khách quan của vụ án và vấn đề TNHS của ngƣời phạm tội, đồng thời có các quyền hạn và nghĩa vụ nhất định do luật TTHS quy định căn cứ vào gia đoạn khởi tố - điều tra tƣơng ứng với hoạt động của mình khi giải quyết các vụ án hình sự nhằm góp phần làm cho hoạt động của hệ thống TPHS đạt hiệu quả cao trong cuộc đấu tranh chống tội phạm [4].
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một trong hệ thống của Cơ quan điều tra nói chung nhƣng có đối tƣợng điều tra (thẩm quyền và phạm vi thẩm quyền) riêng biệt so với các Cơ quan điều tra khác và trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành có thể khái quát mang tính quy nạp về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân nhƣ sau:
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một trong hệ thống Cơ quan điều tra của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, được tiến hành các hoạt động điều tra theo qui
định của pháp luật nhằm thu thập, kiểm tra và đánh giá các chứng cứ chứng minh sự kiện phạm tội đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.