2.1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của
2.1.5. Về tổ chức bộ máy của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
sát của Vụ Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội (viết tắt là Vụ 1A).
Tóm lại: Việc điều tra, khởi tố, lập hồ sơ vụ án hình sự của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đƣợc thực hiện nhƣ các cơ quan điều tra khác (thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) và đều phải tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền, trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, lập hồ sơ vụ án hình sự.
2.1.5. Về tổ chức bộ máy của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao dân tối cao
Theo Quyết định số 66/2005/QĐ-VKSTC-C6 ngày 13/4/2005 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong đó, quy định tổ chức bộ máy cơ quan điều tra gồm ba phòng:
- Phòng tham mƣu tổng hợp (Phòng 1);
- Phòng Điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp tại các tỉnh phía Bắc (Phòng 2);
- Phòng Điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp tại các tỉnh phía Nam (Phòng 3) [37].
Năm 2010, nhằm tăng cƣờng hơn nữa hiệu quả công tác điều tra tội phạm của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký Quyết định số 1169/2010/VKSTC-C6 ngày 19/8/2010 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo nội dung Quy chế trên, cơ quan điều tra Viện kiêm sát nhân dân tối cao đƣợc tổ chức thành 5 Phòng nghiệp vụ và 2 Đại diện thƣờng trực Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và các tỉnh miền Nam [42].