Phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí việt nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 49 - 51)

2.3. Pháp luật về phòng ch ống, khắc phục ô nhiễm môi tr ường không khí,

2.3.1.1. Phát triển rừng

Mục tiêu tổng quát phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong 20 năm ñầu thế kỷ 21 là xây dựng nền lâm nghiệp xã hội hóa cao, tăng cường bảo vệ và khôi phục rừng ñể ñảm bảo khả năng phòng hộ môi trường. Bảo tồn diện tích rừng tự nhiên, bảo vệ tính ña dạng sinh học. Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam giai ñoạn 2001 - 2020 các hoạt ñộng trong lĩnh vực lâm nghiệp, phát triển lâm nghiệp tuân thủ chính sách bảo vệ môi trường, trong ñó có chính

sách giảm phát thải KNK và tăng cường các bể chứa KNK. Để thực hiện chính sách này, nhà nước ñã có những Chương trình về phát triển rừng. Trong những thập kỷ gần ñây, các hoạt ñộng canh tác, du canh du cư của người dân, khai thác không có quy hoạch, do cháy rừng… ñã làm cho rừng mất và suy thoái rừng của Việt Nam tiếp diễn. Ngày 05 tháng 12 năm 1997, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ñã ban hành Nghị quyết số 08/1997/QH10 về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, theo ñó khẳng ñịnh dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là công trình trọng ñiểm quốc gia; thông qua chủ trương ñầu tư trồng mới 5 triệu ha rừng trong thời gian từ năm 1998 ñến năm 2010 với các mục tiêu ñẩy mạnh tốc ñộ trồng rừng, phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc, chú trọng bảo vệ vốn rừng hiện có và rừng trồng mới, phát huy có hiệu quả chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát huy tính ña dạng sinh học, tạo ñiều kiện cho sự phát triển bền vững của ñất nước, ñưa tỷ lệ che phủ lên trên 40% diện tích của cả nước; tạo ra vùng nguyên liệu gắn với sự phát triển của công nghiệp chế biến lâm sản;

Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020 ñã ñược Chính phủ phê duyệt trong Quyết ñịnh số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003, theo ñó, mục tiêu Việt Nam là nâng tỷ lệ ñất có rừng che phủ ñạt 48% tổng diện tích tự nhiên của cả nước; nâng tỷ lệ ñất có rừng che phủ ñạt 43% tổng diện tích ñất tự nhiên, khôi phục 50% rừng ñầu nguồn ñã bị suy thoái và nâng cao chất lượng rừng; ñẩy mạnh trồng cây phân tán trong nhân dân; nâng tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên lên gấp 1,5 lần hiện nay ñặc biệt là các khu bảo tồn biển và vùng ñất ngập nước; Phục hồi diện tích rừng ngập mặn lên bằng 80% mức năm 1990.

Thực hiện phát triển rừng ñạt các mục tiêu trên cần phải có sự tham gia, kết hợp của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân. Phát triển rừng phải bảo ñảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; ñúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và ñịa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy ñịnh. Mặt khác, trong ñiều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần với các chế ñộ sở hữu khác nhau thì Nhà nước không phải là

chủ thể nắm trọng và thực hiện ñầy ñủ quyền sở hữu về rừng và ñất rừng. Do ñó, ñể thực hiện mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng, Nhà nước ñã giao bớt một phần quyền năng chiếm hữu và sử dụng rừng và ñất rừng cho các chủ thể khác thông qua chế ñộ giao ñất, cho thuê ñất lâm nghiệp và khoán rừng cho các chủ thể gồm Ban quản lý rừng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ñào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp; tổ chức, ñơn vị kinh tế, ñơn vị vũ tran nhân dân, hộ gia ñình; người Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài ñầu tư vào Việt Nam ñể thực hiện dự án ñầu tư về lâm nghiệp theo quy ñịnh của pháp luật về ñầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài ñể bảo vệ và phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

Đến thời ñiểm hiện nay, qua triển khai kế hoạch trồng 5 triệu ha rừng ñã khoán bảo vệ rừng: 2.566.212 ha; khoanh nuôi tái sinh: 728.602 ha và Trồng rừng mới: 203.383 ha, trong ñó trồng rừng phòng hộ, ñặc dụng: 45.927 ha, trồng rừng sản xuất: 157.456 ha [3, Tr.2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí việt nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)