thành bào tử, khả năng di động và phản ứng của tế bào vi sinh vật với các chất kích thích hóa học.
- Ưu điểm của loại tiêu bản này so với tiêu bản giọt ép là giúp ta quan sát tế bào vi sinh vật dễ dàng hơn, tiêu bản giữ được lâu hơn và nhờ đó ta có thể quan sát phương thức chuyển động và sinh sản của vi sinh vật.
- Phạm vi sử dụng: dùng để nghiên cứu sự phân bố tự nhiên của các tế bào trong khuẩn lạc vi sinh vật hoặc phổ biến hơn là để nghiên cứu hình thái của chuỗi bào tử và cách sắp xếp cuống sinh bào tử ở xạ khuẩn, nấm mốc.
3. Nhuộm màu vi sinh vật
Đôi khi muốn thấy rõ hơn hình dạng tế bào vi sinh vật, người ta sử dụng thuốc nhuộm loãng như: xanh metylen hay fuchsin (1/1000), đỏ công gô 3%, đỏ trung tính từ 0,001 đến 0,00001%
- Nguyên tắc: phương pháp này sử dụng thuốc nhuộm không độc hoặc ít độc với vi sinh vật và được pha loãng ở nồng độ đảm bảo cho tế bào vi sinh vật vẫn sống và hoạt động sau khi nhuộm màu.
- Cách làm: Có hai cách nhuộm màu vi sinh vật sống
Cách 1
- Nhỏ một giọt thuốc nhuộm (không quá lớn) lên phiến kính - Lấy một giọt canh trường vi sinh vật, hòa đều với thuốc nhuộm. - Đậy lá kính lên và đem quan sát.
Cách 2
- Nhỏ một giọt thuốc nhuộm lên phiến kính. Dùng que cấy dàn đều thành một vùng nhỏ rồi để khô tự nhiên
- Nhỏ một giọt canh trường vi sinh vật lên vùng màu đã khô. - Đặt tiêu bản lên khay kính và quan sát.
4. Quan sát nấm mena) Đặc điểm hình thái a) Đặc điểm hình thái
- Hình dạng: Nấm men có hình dạng khá phong phú và thay đổi tùy thuộc loài, tùy điều kiện môi trường, tùy độ tuổi sinh lý. Nói chung nấm men có dạng hình cầu, hình trứng, hình bầu dục...
- Kích thước: Nấm men có kích thước tương đối lớn, chiều dài từ 6 -10 có khi 12 - 18, chiều ngang từ 4 - 8.
b) Đặc điểm sinh lý
- Dinh dưỡng: Nấm men dị dưỡng cacbon. Chúng sống hoại sinh hoặc ký sinh.
Trong điều kiện hiếu khí, có oxy, chúng thực hiện quá trình oxy hóa cho sản phẩm là sinh khối.
- Sinh sản: Nấm men có thể sinh sản theo lối nảy chồi hay tạo bào tử vô tính và sinh sản hữu tính nhờ kết hợp bào tử trái dấu. Cách nảy chồi, khả năng tạo bào tử, hình dạng, số lượng nang bào tử cũng là đặc điểm quan trọng trong phân loại.
- Khả năng tạo bào tử: khả năng tạo thành nang bào tử và đặc tính của nang là một trong những đặc điểm quan trọng để phân loại nấm men.
- Khả năng chuyển động: Nấm men không chuyển động.
5. Các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng canh trường nấm men và phương pháp xác định. pháp xác định.
a) Độ thuần khiết
- Canh trường sạch là chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá chất lượng một canh trường nấm men. Để kiểm tra điều này, cách đơn giản, dễ làm nhất trong phòng thí nghiệm là làm tiêu bản, quan sát dưới kính hiển vi, nếu thấy tất cả các tế bào trong canh trường có cùng đặc tính hình thái thì có thể sơ bộ kết luận độ sạch của canh trường; nếu không, đếm số tế bào lạ trong năm đến bảy kính trường, lấy trung bình rồi suy ra độ thuần khiết của canh trường.
b) Tỷ lệ tế bào sống trên tổng số tế bào
Nguyên tắc: Việc quan sát tế bào nấm men sống và chết dựa trên nguyên tắc
- Thuốc nhuộm đi qua màng tế bào chết dễ dàng hơn đi qua màng tế bào sống.
- Nguyên sinh chất tế bào chết dễ bắt màu.
Vì vậy ta có thể dùng xanh metylen để nhuộm phân biệt tế bào sống và chết. Nếu nấm men đang ở giai đoạn sinh trưởng lượng tế bào chết không quá 2 - 4%.
c) Tỷ lệ tế bào nảy chồi trên tổng số tế bào
Đây là một việc làm quan trọng khi đánh giá chất lượng canh trường nấm men giống để tiếp vào thùng lên men. Trong canh trường nấm men giống đem lên men, lượng tế bào đang nảy chồi ít nhất phải chiếm từ 10 đến 15%. Nếu canh trường đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh, số tế bào nảy chồi có thể đạt tới 70 - 80%. Tế bào được xem là đang nảy chồi là những tế bào có tế bào con bé hơn hoặc bằng 1/2 tế bào mẹ.
Khi đánh giá chất lượng canh trường nấm men dùng trong sản xuất, ngoài việc tính tỷ lệ tế bào nảy chồi cần đếm số tế bào trong 1ml. Trong 1ml canh trường nấm men phát triển bình thường, phải có 12 - 14 triệu tế bào. Người ta thường đếm trực tiếp bằng các buồng đếm Thoma, Goriaep. Nguyên tắc cấu tạo của các buồng đếm này giống nhau.
e) Chỉ tiêu công nghệ
Chỉ tiêu này thường được đánh giá thông qua khả năng của nấm men chuyển hóa nguyên liệu đầu vào hay tạo thành sản phẩm sau một thời gian nhất định. Việc xác định lượng sản phẩm tạo thành giúp đánh giá chính xác và dễ thực hiện hơn.
6. Mô tả buồng đếm hồng cầu
Đó là một phiến kính dày có đục bốn rãnh chia thành ba khoang ngang, khoang giữa thấp hơn hai khoang bên 0,1 mm và được chia thành hai khoang nhỏ nhờ một rãnh dọc; trên mỗi khoang nhỏ này có kẻ một lưới đếm gồm nhiều ô vuông lớn, một số ô vuông lớn lại được chia thành các ô vuông nhỏ (thường là 16) có cạnh dài 1/20 mm. diện tích 1/400 mm2; nếu chiều cao 0,1 mm thì thể tích là 1/4000 mm3. Mỗi buồng đếm có kèm theo một lá kính.
Cách tiến hành:
- Lắc đều canh trường, dùng pipet chia độ pha loãng canh trường (với H2SO4 10% hoặc NaOH 10%), tùy canh trường mà mức độ pha loãng nhiều hay ít (10, 100...lần)
- Dùng bông thấm nước, tẩm nước cất và phết nhẹ lên hai khoang bên của buồng đếm, đặt lá kính lên rồi dùng ngón tay ấn nhẹ cho lá kính dính chặt vào phiến kính.
- Dùng pipet lấy canh trường đã pha loãng cho canh trường chảy từ từ vào khoảng trống giữa lưới đếm và lá kính (nên bỏ đi vài giọt đầu).
Chú ý không để canh trường tràn ra ngoài khoang đếm, rơi xuống các rãnh và tránh tạo thành bọt khí.
- Đặt buồng đếm lên khay kính, để yên trong 3 - 5 phút rồi tiến hành đếm trong 5 ô lớn chéo nhau tức là 80 ô vuông nhỏ. Hoặc có thể đếm 4 ô vuông lớn tức là 100 ô vuông nhỏ (chú ý chọn mỗi ô ở vị trí khác nhau). Tính số tế bào trung bình trong mỗi ô.
Chú ý:
- Cần làm lặp lại 3-4 lần
- Trước và sau khi dùng, buồng đếm và lá kính phải được rửa kỹ bằng nước cất rồi dùng bông lau sạch để khô.
- Khi số tế bào trong một ô quá 16 thì nên pha loãng canh trường thêm.
Tính toán:
Nếu dùng buồng đếm có bề sâu h = 0,1 mm và diện tích 1ô S = 1/25 mm2 thì số tế bào trong 1 ml canh trường là:
N = a.1000h.S .f Trong đó:
a là số tế bào trung bình có trong 1 ô f là hệ số pha loãng của canh trường h là bề sâu của lưới đếm
S là diện tích một ô
1000 là hệ số chuyển đổi 1ml = 1000mm3.