Nhóm thực hiện xác định mục tiêu làm chương trình Marketing cho mùa tuyển sinh 2022 theo phương pháp phân tích SMART:
S : Mở rộng độ nhận biết của học sinh khối lớp 12 và phụ huynh có con đang trong quá trình chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc Gia về Trường Đại học Thăng Long. Từ đó tuyển sinh với chất lượng đầu vào tốt nhất theo đúng sứ mạng “cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước”.
M : Sau chiến dịch sẽ thống kê bằng cách điều tra lượt xem và truy cập website liên quan đến chiến dịch, lượng người đọc bài viết, lượt nhấn vào xem các bài đăng liên quan trên các trang mạng chính thức cũng như ấn phẩm của nhà trường. Lượt tương tác và lượt thích với fanpage chính thức của trường Đại học Thăng Long trên các nền tảng như Facebook, Youtube,...
A : Mỗi năm đến mùa tuyển sinh, trường Đại học Thăng Long cũng đã luôn nỗi lực để lan tỏa và phát triển hình ảnh của thương hiệu đến với khách hàng mục tiêu. Kết hợp với những giải pháp truyền thông số chắc chắn có thể mở rộng độ phủ sóng của chiến dịch.
R : Khi tăng được độ nhận diện với thương hiệu, đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ có thêm cân nhắc về việc đưa ra nguyện vọng. Mục đích cuối cùng là để các bạn học sinh lựa chọn trường Đại học Thăng Long là nơi đào tạo đại học chính quy.
T : Chiến dịch sẽ được thực hiện trong vòng 3 tháng cho tới khi hoàn thành quá trình tuyển sinh.
.1.3. Thông điệp
Thông điệp truyền tải đến đối tượng mục tiêu phải thể hiện rõ được mục đích của chiến dịch. Câu slogan phải cho thấy nhà trường đang trong quá trình tuyển sinh, ngoài ra để tăng mức độ ấn tượng và hấp dẫn có thể sử dụng những câu nói trending trên các trang mạng xã hội để thể hiện sự năng động, trẻ trung, bắt trend kịp thời của nhà trường. Nhóm đề xuất câu slogan là: “TLU không ngại tuyển sinh, TLU chỉ cần có lí do thôi”