Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ KHỦNG BỐ HÀNG KHÔNG
3.2. Sự gia nhập và thực thi các Điều ước quốc tế về đấu tranh chống
chống khủng bố hàng không và một số giải pháp, khuyến nghị
Đấu tranh phòng, chống khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng là hoạt động cần sự nỗ lực, chung tay của tất cả các quốc gia trên thế giới. Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đã rất tích cực trong việc xây dựng các công cụ pháp lý quốc tế nhằm loại trừ các hoạt động khủng bố và đưa bọn khủng bố ra trước công lý. Đến nay, cộng đồng quốc tế đã xây dựng được một khung pháp luật về chống khủng bố tương đối đầy đủ gồm một số công ước, nghị định thư quốc tế và nhiều nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc liên quan đến chống khủng bố.
Là một thành viên của Liên hợp quốc, có truyền thống tôn trọng và yêu chuộng hoà bình, với mong muốn góp phần vào việc ổn định an ninh quốc tế, thời gian qua Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế đa phương của Liên hợp quốc về chống khủng bố, cụ thể như sau:
1. Công ước Tokyo về các hành vi phạm tội và một số hành vi khác thực trên tàu bay, được ký ngày 13/9/1963, Việt Nam đã gia nhập ngày 10/10/1979 và Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 08/01/1980.
2. Công ước La Haye về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay, được ký ngày 16/12/1970, Việt Nam gia nhập Công ước năm 1979.
3. Công ước Montreal về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng được ký ngày 23/9/1971, Việt Nam gia nhập Công ước năm 1979.
4. Nghị định thư Montreal về trấn áp các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế năm 1988. Việt Nam gia nhập Nghị định thư Montreal 1988 bổ sung cho Công ước Montreal 1971 bằng Quyết định số 82/1999/QĐ-CTN ngày 28/7/1999 của Chủ tịch nước.
5. Công ước New York về việc ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao ngày 14/121973.
6. Công ước Rome về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải ngày 10/3/1988.
7. Công ước Rome năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa.
8. Công ước New York về trấn áp hành vi tài trợ cho khủng bố ngày 09/12/1999.
9. Công ước New York về trừng trị khủng bố bằng bom ngày 16/12/1997 (Quyết định số 2213/2013/QĐ-CTN ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc gia nhập Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom năm 1997), có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 08/02/2014.
10. Công ước New York về chống bắt cóc con tin ngày 17/12/1979 (Quyết định số 2212/2013/QĐ-CTN ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc gia nhập Công ước quốc tế về chống bắt con tin năm 1979), có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 08/02/2014.
11. Công ước New York về ngăn chặn các hành vi khủng bố hạt nhân năm 2005 (Quyết định số 1457/QĐ-CTN ngày 14/7/2016 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc gia nhập Công ước quốc tế về Ngăn chặn các hành vi khủng bố hạt nhân năm 2005).
Để thực thi pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố và khủng bố hàng không, Việt Nam đã thông qua nhiều hình thức và cách thức thực hiện. Ví dụ, như: xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các công ước, trong đó đặt ra mục đích xác định cụ thể nội dung, lộ trình nội luật hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của các công ước phù hợp với hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn, góp phần hoàn thiện thể chế; tổ chức tốt công tác đấu tranh phòng, chống và trừng trị hành vi khủng bố hàng không, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; quy định và phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc phối hợp tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố hàng không. Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Việt Nam về phòng, chống khủng bố, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong phòng, chống khủng bố nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, qua đó củng cố niềm tin của Nhân dân vào Nhà nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Để đạt được mục đích nói trên, việc thực hiện chủ động, kịp thời, đồng bộ, có lộ trình cụ thể, được tiến hành lồng ghép với các chương trình, kế hoạch phòng, chống khủng bố đã ban hành, nhất là Luật phòng, chống khủng
bố năm 2013, phù hợp với Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, là đặc biệt quan trọng.
Bên cạnh đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan được giao nhiệm vụ phải tích cực, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện các công ước, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, tiến độ, chất lượng, hiệu quả công tác; đảm bảo quan hệ phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các công ước và pháp luật Việt Nam về phòng, chống khủng bố phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Ngoài ra, để đấu tranh và phòng chống khủng bố và khủng bố hàng không có hiệu quả không thể không có sự hợp tác quốc tế khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố, giải quyết vụ khủng bố phải phù hợp với chính sách đối ngoại của Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đảm bảo quyền, lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Theo học viên, để đấu tranh và phòng chống khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng có hiệu quả, Việt Nam có thể chú ý đến một vài khía cạnh có tính chất khuyến nghị, giải pháp sau đây:
Một là, cần tuyên truyền, phổ biến nội dung các công ước và pháp luật
Việt Nam về phòng, chống khủng bố và khủng bố hàng không theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Đặc biệt, cần chú trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến nội dung của 03 Công ước mà Việt Nam mới gia nhập đó là: Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom năm
1997, Công ước quốc tế về chống bắt con tin năm 1979 và Công ước quốc tế về Ngăn chặn các hành vi khủng bố hạt nhân năm 2005. Theo đó: i) cần xây dựng, biên soạn, in, cấp phát tài liệu, tổ chức tập huấn chuyên sâu về nội dung các công ước và các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về phòng, chống khủng bố và khủng bố hàng không, hỗ trợ cho cơ quan, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, các lực lượng có liên quan, nhất là lực lượng chuyên trách làm công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố để thống nhất nhận thức và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các lực lượng này; ii) cần xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch bổ sung vào đề án tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của các Công ước và pháp luật Việt Nam về phòng, chống khủng bố và khủng bố hàng không, hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân, nhất là lực lượng chuyên gia, cán bộ, công dân Việt Nam công tác, học tập và lao động ở nước ngoài, đặc biệt chú trọng tới công tác vận động quần chúng nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, nhanh chóng, kịp thời phát hiện để ngăn chặn, đấu tranh với hành vi khủng bố và tài trợ khủng bố và khủng bố hàng không; iii) xây dựng, hoàn thiện đề án, chương trình, kế hoạch, phương án diễn tập, huấn luyện phòng, chống khủng bố và khủng bố hàng không, chú ý đến các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.
Hai là, chúng ta cần sớm xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Công
ước quốc tế về ngăn chặn các hành vi khủng bố hạt nhân năm 2005. Trong Kế hoạch cần nêu rõ những nội dung cần thực hiện, cụ thể như: tuyên tuyền, phổ biến nội dung Công ước; nội luật hóa các quy định của Công ước; tăng cường hợp tác quốc tế, bổ sung cơ chế phối hợp góp phần tăng cường hiệu quả công tác ngăn chặn các hành vi khủng bố hạt nhân; phân công trách nhiệm giữa các Bộ, ngành có liên quan khi triển khai thực hiện Công ước…
Ba là, trong bối cảnh thế giới hiện nay, hoạt động khủng bố đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, trình độ kĩ thuật hiện đại và đa dạng về loại hình khủng bố, do vậy, khủng bố đã trở thành vấn đề của toàn thế giới,
đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Để tăng cường hoạt động hợp tác giữa các quốc gia trong công cuộc đấu tranh chống khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng, các quốc gia cần dựa trên hệ thống các điều ước quốc tế về vấn đề này. Vì vậy, Việt Nam cần nghiên cứu đến việc gia nhập 02 Công ước còn lại về chống khủng bố toàn cầu đó là: Công ước Montreal về chất nổ dẻo năm 1991 và Công ước Viên về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân năm 1980. Việc gia nhập các Công ước này sẽ sẽ tiếp tục khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước ta trong việc đấu tranh chống khủng bố và tăng cường hợp tác với các quốc gia trong việc đấu tranh chống lại vấn nạn toàn cầu này.
Bốn là, để thực thi tốt các văn bản pháp luật quốc tế về đấu tranh chống
khủng bố và khủng bố hàng không, thì việc nội luật hóa các quy định để đáp ứng yêu cầu của các công ước là cần thiết. Tức là: cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về đấu tranh phòng, chống các hành vi khủng bố và khủng bố hàng không cho phù hợp với quy định của các công ước và các văn bản pháp luật quốc tế về khủng bố; nghiên cứu soạn thảo mới hoặc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hướng dẫn các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật phòng, chống khủng bố, Luật phòng, chống rửa tiền, Luật tương trợ tư pháp, Luật thi hành tạm giam tạm giữ, Luật tổ chức cơ quan Điều tra hình sự, Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản pháp luật khác có liên quan cho phù hợp với các công ước có liên quan; cần huy động tiềm lực khoa học, công nghệ, đầu tư, chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng chuyên trách và cá nhân, tổ chức tham gia phòng, chống khủng bố và khủng bố hàng không.
Năm là, Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, bổ sung cơ chế phối
hợp góp phần tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống khủng bố hàng không. Cần tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác theo các nội dung quy
định của các công ước, điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên; mở rộng việc ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương liên quan đến tương trợ tư pháp, dẫn độ giữa Việt Nam với các nước thành viên của các công ước; xây dựng quy chế phối hợp, trao đổi thông tin, phối hợp xử lý các vụ việc liên quan đến khủng bố hàng không, tương trợ tư pháp, dẫn độ nói chung và thực hiện các yêu cầu quốc tế liên quan đến việc thực hiện các công ước. Nghiên cứu thiết lập hoặc bổ sung nhiệm vụ làm đầu mối phối hợp, mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia thành viên của các công ước để trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến tổ chức, biện pháp, phương tiện và sử dụng trang thiết bị trong phòng, chống khủng bố. Tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia thành viên các công ước về lĩnh vực phòng, chống khủng bố; tổ chức các đoàn ra nước ngoài nhằm tham khảo mô hình, thực tiễn nội luật hóa các quy định của công ước và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố của Liên hợp quốc có liên quan; nghiên cứu kinh nghiệm, trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, đào tạo, huấn luyện kiến thức, kỹ năng, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống khủng bố. Cần tăng cường hợp tác tổ chức huấn luyện, diễn tập, xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung phương án, quy trình bảo đảm an toàn, an ninh diễn tập về phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi khủng bố hàng không trên cơ sở pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Sáu là, nghiên cứu về khủng bố và khủng bố hàng không, học viên thấy
rằng, những tên khủng bố của thế kỷ XXI luôn có khả năng săn lùng hay chế tạo được những loại thuốc nổ mới nhất, đồng nghĩa với những âm mưu nhằm đưa bom lên tàu bay vẫn liên tục diễn ra. Do vậy, để phòng chống các hành vi khủng bố hàng không, hàng không Việt Nam có thể chú ý thêm đến các khía cạnh, như: i) đào tạo và trang bị cho các nhân viên an ninh hàng không chủ
yếu sẽ phát triển theo xu hướng không ngừng nâng cao cảnh giác và khả năng ngăn chặn; cảng hàng không cần sử dụng các hệ thống an ninh nhiều lớp với vô số các thiết bị và phương pháp phát hiện ra thủ phạm và công cụ khủng bố, từ kiểm tra hành khách, xem xét hành lý, hàng xách tay, dò tìm trên bản thân tàu bay cũng như cả các loại bưu phẩm; trang bị một hệ thống giám sát video lớn để hành khách trước khi bước lên được tàu bay lần lượt phải trình diện trước những camera cài đặt chương trình đặc biệt, có khả năng làm rõ những tội phạm đang bị truy nã, hay những nhân vật bị nghi ngờ dính líu tới khủng bố; ii) trên tàu bay cần xây dựng một hệ thống bảo vệ an ninh cho các tàu bay. Vì trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu đã làm Dự án an ninh chống khủng bố cho tàu bay có quy mô toàn châu Âu này có tên gọi tắt là SAFEE (Security of Aircraft in the Future European Environment - An ninh tàu bay tại châu Âu trong tương lai). SAFEE sẽ theo dõi hành vi của hành khách bên trong khoang tàu bay và phát tín hiệu cảnh báo trong trường hợp ai đó có những cử chỉ đáng ngờ. Ngoài ra, do có tính đến bài học từ vụ không tặc ngày 11/9/2001 tại Hoa Kỳ, các tác giả của SAFEE cũng tính toán đến chức năng tự hiệu chỉnh đường bay. Theo đó, hệ thống này sẽ tự động điều chỉnh hướng bay khi thấy cần thiết.
Bên cạnh đó, học viên cũng có rút ra một vài kết luận và đề xuất mang