Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000. (Trang 105 - 112)

Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản chung của vợ chồng

3.2.7. Một số giải pháp khác

Trong thời gian qua, hoạt động xét xử của Toà án nói chung, cũng như hoạt động xét xử các vụ án HN&GĐ nói riêng, trong đó có xét xử các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng cho thấy TAND các cấp đã có sự tiến bộ, chất lượng xét xử ngày càng cao. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử của Toà án vẫn còn những khó khăn, vướng mắc và nhiều thiếu sót. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần tiến hành đồng bộ những giải pháp sau:

- Tăng cường đội ngũ thẩm phán chuyên trách giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ;

- Chú trọng hoạt động bồi dưỡng cán bộ ngành toà án về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt đối với đội ngũ thẩm phán ở TAND cấp huyện;

- TANDTC cần định kỳ ban hành tổng kết về các án điển hình để Toà án cấp dưới học tập và rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử, cũng như trong phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tiến tới xây dựng các án lệ về HN&GĐ;

- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giúp đỡ, hỗ trợ TAND các cấp về chuyên môn, cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến công tác giải quyết án, đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, kịp thời;

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật.

Ngoài ra, để chế định tài sản chung của vợ chồng muốn phát huy tối đa tác dụng, chúng ta cũng cần tập trung thực hiện một số hoạt động như tăng cường và đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về HN&GĐ; tạo các cơ sở kinh tế, xã hội đảm bảo quyền bình đẳng của vợ, chồng về quyền sở hữu trong gia đình.

Tóm lại, quy định pháp luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, để các quy định này được áp dụng đúng và hiệu quả cần phải kết hợp nhiều giải pháp và thực hiện những giải pháp đó một cách đồng bộ trên thực tế từ việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật đến việc nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật cũng như công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước phát triển năng động, sự tham gia của vợ chồng vào các giao dịch dân sự, thương mại ngày càng rộng rãi đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhất là các vấn đề liên quan đến tài sản vợ chồng ngày càng phức tạp. Các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng, giữa vợ chồng và người thứ ba ngày càng nhiều. Vì vậy, việc xác định quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng trong những trường hợp này là hết sức khó khăn.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm cho quan hệ hôn nhân ngày càng phức tạp, các vụ ly hôn ngày càng tăng, trong các đơn kiện ly hôn tập trung chủ yếu ở các tranh chấp về tài sản. Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề chế độ tài sản chung của vợ chồng không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của vợ chồng, của người thứ ba tham gia các giao dịch với vợ chồng mà còn ổn định đời sống gia đình, góp phần ổn định các quan hệ xã hội khác, thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển; đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp tài sản của vợ chồng một cách hiệu quả.

Chế độ tài sản chung của vợ chồng đã được dự liệu khá đầy đủ trong Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn, các quy phạm pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, có một số điều luật chưa được quy định cụ thể hoặc chưa hợp lý dẫn đến tình trạng không áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật vào giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tế hoặc không bảo vệ kịp thời được quyền lợi ích hợp pháp của một trong các bên. Trong giai đoạn hiện nay, khi vấn đề kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hôn nhân thì chế độ tài sản chung của vợ chồng càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Do đó, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, việc nghiên cứu và đưa ra phương hướng bổ sung hoàn thiện chế độ tài sản chung vợ chồng theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay vẫn luôn là một yêu cầu

Bằng những kiến thức đã tích lũy được qua quá trình học tập và nghiên cứu, trên cơ sở tìm kiếm tài liệu, sách báo và qua tìm hiểu thực tế, luận văn đã phân tích, đánh giá làm sáng tỏ một số vấn đề về chế độ tài sản chung của vợ chồng của pháp luật về HN&GĐ Việt Nam từ trước đến nay. Từ đó, luận văn đưa ra những phương hướng hoàn thiện những quy định này nhằm mục đích nâng cao chất lượng điều chỉnh của chế độ tài sản chung của vợ chồng nói riêng và Luật HN&GĐ nói chung, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, các con và những người liên quan, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, lành mạnh, xây dựng xã hội phát triển bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ph.Ăngghen (1972), “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà

nước”, NXB Sự thật, Hà Nội.

2. Bộ luật Dân sự Bắc kỳ năm 1931.

3. Bộ luật Dân sự Trung kỳ năm 1936.

4. Bộ luật Dân sự Sài Gòn năm 1972.

5. Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan.

6. Bộ luật Dân sự Pháp.

7. Bộ luật Gia Long năm 1812.

8. Bộ Tư pháp (2003), Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP ngày 14/7/2003 về việc đăng ký kết hôn cho các trường hợp sống chung như vợ chồng từ ngày

03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp (2006), Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam năm

2000. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Bùi Tường Chiểu (1975), Dân luật, quyển II, Khoa Luật Đại học Sài Gòn. 11. Nguyễn Văn Cừ , Luâ ̣n án tiến sĩ luâ ̣t ho ̣c : Chế độ tài sản của vợ chồng

theo luật Hôn nhân và gia đình Viê ̣t Nam, 2005.

12. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật Hôn nhân

và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Cừ (2011), Nghiên cứu phát hiện những bất cập của Luật

HN&GĐ Việt Nam năm 2000, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,

Hà Nội.

14. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000.

15. Chính phủ (2012), Quyết định số 629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020,

16. Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i , Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình , NXB Công

an nhân dân, Hà nội, 2008.

17. Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i , Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam , NXB Công an nhân dân, Hà nội, 2005.

18. Đại học Luật Hà Nôi (2001), Từ điển Luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

20. Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Đất đai, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

21. Lê Thị Thu Hà (2010), “Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia

đình theo Luật HN&GĐ năm 2000”, Luận văn thạc sỹ luật học.

22. Nguyễn Hồng Hải (2002), Xác định tài sản của vợ chồng - Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn áp dụng, Luận văn thạc sỹ luật học.

23. Nguyễn Hồng Hải (2003), “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ

chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học (03).

24. Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong pháp

luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Viê ̣t Nam , Tạp chí Luật học , số

11/2009.

25. Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản

chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học (06).

26. Quốc Hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình Viê ̣t Nam năm 1959.

27. Quốc Hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình Viê ̣t Nam năm 1986.

28. Quốc Hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình Viê ̣t Nam năm 2000.

29. Quốc Hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viê ̣t Nam

năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001).

30. Quốc Hội (2000), Nghị Quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN&GĐ năm 2000.

31. Quốc Hội (1995), Bộ luật Dân sự Viê ̣t Nam năm 1995.

32. Quốc Hội (2005), Bộ luật Dân sự Viê ̣t Nam năm 2005.

33. Phùng Trung Tập (2011), “Luận bàn về các hình thức sở hữu và sở hữu

chung hợp nhất của vợ chồng”, NXB Chính trị - hành chính.

34. Đinh Trung Tụng (2001), “Khái quát một số điểm mới của Luật HN&GĐ

năm 2000”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Luật

HN&GĐ.

35. Đinh Trung Tụng (2001), “Những quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật

HN&GĐ năm 2000”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về

Luật HN&GĐ.

36. Đinh Trung Tụng (2005), “Giới thiệu nội dung cơ bản của Luật HN&GĐ

Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM.

37. Thanh Tâm, Khuất tất quanh vụ Ly hôn 54 tỷ đồng, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, truy cập ngày 02/8/2012 theo địa chỉ: http://www.baomoi.com/Home/TinhYeu/www.phapluattp.vn/Khuat-tat- quanh-vu-ly-hon-54-ty-dong/1636215.epi

38. TANDTC, Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2007.TANDTC, Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2008

39. TANDTC, Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2009. 40. TANDTC, Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2010.

41. TANDTC, Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2011.

42. TANDTC (2000), Nghị q uyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng

một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000.

43. TANDTC (1988), Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa á n nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng

44. Tập dân luật Giản yếu năm 1883.

45. Mai Trang (2001), “Nhà chồng hưởng, nợ vợ mang?”, Báo pháp luật

Thành phố Hồ Chí Minh (13/3/2001), tr.10.

46. Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng 2003

47. Viê ̣n Sử ho ̣c Viê ̣t Nam, Quốc Triều hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội, 1991. 48. Hoàng Yến (2012), Định giá tài sản: sai sót nhỏ, hậu quả lớn, Tạp chí

Pháp luật, truy cập ngày 02/8/2012 theo địa chỉ:

http://phapluattp.vn/20120401115853970p0c1063/dinh-gia-tai-san-sai- sot-nho-hau-qua-lon.htm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000. (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)