Lựa chọn doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đồng thời củng cố

Một phần của tài liệu Luận văn - Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội ppsx (Trang 44 - 46)

lại doanh nghiệp trước khi tiến hành cổ phần hoá.

* Lựa chọn doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.

Theo tinh thần của NĐ 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ

thì đối tượng cổ phần hoá đã được quy định thông thoáng hơn, rõ ràng hơn,

mặt khác, cổ phần hoá không còn là tự nguyện của doanh nghiệp mà theo sự phân định của Chính phủ trên cơ sở phương án sắp xếp và chuyển chuyển đổi

- 44 -

sở hữu doanh nghiệp Nhà nước của các bộ, ngành và các địa phương, đồng

thời doanh nghiệp phải đủ các điều kiện của cổ phần hoá như quy định tại

nghị định 64/2002/NĐ-CP. Do thiếu các tiêu thức cần thiết quy định và

hướng dẫn việc lựa chọn doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hoá nên đã dẫn

tới tình trạng các bộ, ngành, địa phương quy định việc lựa chọn doanh nghiệp để cổ phần hoá rất khác nhau.

Cho nên việc chọn doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá là: bất cứ

doanh nghiệp nào không thuộc diện nhà nước phải đầu tư hoặc tiếp tục giữ

100% vốn, đều sẽ cho cổ phần hoá, trong số này không có tiêu chuẩn cho

doanh nghiệp nào muốn thì cổ phần hoá, doanh nghiệp nào không muốn thì thôi.

Tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá là bộ phận phụ

thuộc của doanh nghiệp nhà nước phải có đủ điều kiện hạch toán độc lập và

không gây khó khăn hay ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp và các bộ phận còn lại.

Ngoài ra doanh nghiệp hạch toán độc lập có vốn < 5 tỷ, nếu không cổ

phần hoá thì tiến hành giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê.

* Củng cố doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá.

Thành lập công ty đầu tư tài chính của nhà nước theo mô hình của

Trung Quốc. Công ty này quản lý các vấn đề kinh doanh và đại diện cho

chính phủ làm chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp nhà nước, còn các bộ ngành chỉ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Tách quyền sở hữu tài sản ra khỏi quyền quản lý và khai thác của

doanh nghiệp. Nhà nước dùng các chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận, khả năng

thanh toán nợ để quản lý doanh nghiệp nhà nước, còn lại giao cho hội đồng

quản trị hoặc giám đốc toàn quyền quyết định các vấn đề cụ thể trong quá

trình sản xuất, kinh doanh như: mua sắm thanh lý, cầm cố, thế chấp tài sản,

- 45 -

toán chi phí sản xuất... Thu nhập của công nhân, giám đốc doanh nghiệp tính

theo hiệu quả kinh doanh không khống chế định mức mà chỉ quy định mức lương tối thiểu như của nhà nước là được, không khống chế mức tối đa.

Giám đốc doanh nghiệp là một nghề, không phải là một chức vụ, nên phải được đào tạo theo chương trình khoa học. Thực hiện thuê giám đốc để điều hành doanh nghiệp nhà nước, nhưng trước hết phân định rõ mối quan hệ

giữa giám đốc và hội đồng quản trị, giữa giám đốc và cấp uỷ tại doanh

nghiệp.

Hạn chế đưa các chi phí xã hội vào doanh nghiệp nhà nước. Không

dùng tiền thuế của dân và các thành phần kinh tế khác để cấp vốn hay đầu tư

cho doanh nghiệp nhà nước, gây thói chây ỳ ỷ lại ở các doanh nghiệp nhà

nước gây thất thoát lãng phí kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn - Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội ppsx (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)