3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO
3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan
quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra
* Nâng cao năng lực của các cơ quan/người tiến hành tố tụng các vụ án hình sự liên quan đến NCTN
Trong thời gian trước mắt, khi chưa có được một đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán chuyên trách về giải quyết vụ án NCTN, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN, cụ thể như sau:
* Nâng cao nhận thức và kỹ năng làm việc với NCTN của các Cơ
quan/ Người tiến hành tố tụng;theo đó yêu cầu:
Một là, các cơ quan tiến hành tố tụng cần quan tâm thường xuyên mở
các lớp đào tạo đối với những người được giao nhiệm vụ tiến hành tố tụng trong các vụ án liên quan đến NCTN, trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về kiến thức pháp lý, tâm lý học trẻ em, giáo dục và phương pháp làm việc với trẻ em, kỹ năng xét hỏi NCTN khi họ phạm tội...
Việc đào tạo cần có lộ trình "dài hơi" theo hướng: Đào tạo chuyên sâu thường xuyên về phương pháp hoạt động thân thiện và phù hợp với trẻ em theo lịch trình hằng năm cho tất cả cán bộ làm việc trong hệ thống tư pháp.
Hai là, Trong giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến NCTN, lãnh
đạo các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ phân công loại án này cho các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là người có đủ các điều kiện quy định tại Điều 302 BLTTHS hoặc là những người có những nghiên cứu về NCTN hoặc đã qua công tác đoàn thể một thời gian nhất định.
Ba là, áp dụng mô hình tổ chức phiên tòa xét xử NCTN theo hướng
thân thiện đối với họ; theo đó, tác giả đề xuất: Bố trí khu chờ riêng biệt tại Toà án để người bị hại là trẻ em và gia đình các em có thể ngồi đợi cách ly với bị cáo và những người ở phía bị cáo; Giảm thiểu thời gian các em phải chờ đợi tại phòng xử án; Tiến hành xét xử trong văn phòng của Thẩm phán hoặc một căn phòng bình thường khác mà không xử tại phòng xử án thông thường; Bố trí lại nội thất để tất cả các bên có thể ngồi ở cùng một bậc xung quanh một bàn tròn, các em được ngồi cách xa bị cáo; Các em được ngồi vào ghế nhỏ theo cỡ của mình; Tất cả các bên đều mặc quần áo bình thường; Trước khi bắt đầu thủ tục, Thẩm phán tự giới thiệu mình với các em và cho phép các em được quan sát phòng xử án và ngồi vào ghế dành cho mình; Yêu cầu tất cả các bên, kể cả Luật sư ngồi chứ không đứng khi đặt câu hỏi để các em không cảm thấy sợ khi một người lớn đứng trước mặt mình; Không cho công chúng vào phòng xử án khi các em đang cung cấp lời khai; Không được còng tay NCTN vi phạm pháp luật khi đang trong phòng xử án.
* Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nguồn lực để thực hiện các kỹ thuật thân thiện với NCTN
Một là, tiếp tục đầu tư, xây dựng phòng lấy lời khai thân thiện với
NCTN, theo mô hình 8 Phòng lấy lời khai đã được thành lập và vận hành tại 6 tỉnh thành với sự hỗ trợ của UNICEF;
Hai là, thực hiện một chương trình thí điểm xây dựng đơn vị cảnh sát
chuyên trách tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với các cán bộ cảnh sát, điều tra viên, kiểm sát viên chuyên trách được đào tạo để làm việc với NCTN vi phạm pháp luật;
Ba là, xây dựng các chính sách, chế độ đãi ngộ cụ thể đối với những
người tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự liên quan đến NCTN.
Một là, các cơ quan tiến hành tố tụng cần đầu tư thời gian, kinh phí cho
hoạt động tổng kết thực tiễn, như: tổng kết thực tiễn hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử đối với NCTNPT vì đây là hoạt động tố tụng ảnh hưởng nhất tới quyền con người của NCTN; trên cơ sở đó đề ra những giải pháp mang tính ứng dụng cao nhằm khắc phục vi phạm;
Hai là, song song với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan
điều tra và VKSND thì cần sớm thành lập một trung tâm chuyên nghiên cứu về NCTNPT ở quy mô toàn quốc và các tỉnh, thành; giao cho trung tâm này nhiệm vụ xây dựng và đề xuất các biện pháp phòng ngừa NCTNPT.
* Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động hiệu quả giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác
Mỗi cơ quan tiến hành tiến hành tố tụng đều có quyền năng pháp lý được quy định trong pháp luật tố tụng hiện hành. Qua thực tế do nhiều lý do khách quan khác nhau, nên vẫn còn có những trường hợp nhận thức, đánh giá về vụ án, vụ việc chưa được thống nhất; vẫn còn có tình trạng "quyền anh, quyền tôi" trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.
Việc tăng cường phối kết hợp giữa cơ quan điều tra - VKSND - Tòa án trong việc giải quyết các vụ án hình sự có NCTNPT; người bị hại, người làm chứng là trẻ em là cần thiết, việc làm này phải được tiến hành thường xuyên để cho công tác phối kết hợp đạt kết quả tốt. Cùng với quan hệ phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan tư pháp, thì trong quá trình giải quyết vụ án, các Cơ quan tiến hành tố tụng này còn phải phối hợp với Cơ quan thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các tổ chức, đơn vị khác như gia đình, nhà trường, Đoàn thanh niên,... Muốn vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan, tổ chức có liên quan phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
các cơ quan, tổ chức có liên quan bằng việc xây dựng Quy chế liên ngành về việc xử lý tội phạm đối với trẻ em, có hướng dẫn chi tiết về quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan đó, đồng thời cam kết về trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Hai là, các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức có liên
quan phải thường xuyên giao ban, tiến hành họp liên ngành để tìm biện pháp thúc đẩy tiến độ giải quyết án hình sự có NCTNPT cũng như án hình sự có người bị hại, người làm chứng là trẻ em; đồng thời cùng nhau bàn bạc giải quyết những vướng mắc, những đề xuất kiến nghị của từng ngành để cùng đạt tới mục tiêu là bảo đảm tốt nhất các quyền và lợi ích của trẻ em.
Ba là, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tổ chức các lớp tập huấn, hội
nghị về kỹ năng điều tra và KSĐT các vụ án có NCTNPT; người bị hại, người làm chứng là trẻ em để các Điều tra viên, Kiểm sát viên nắm chắc các thao tác nghiệp vụ mang tính chất chuyên biệt, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm giải quyết loại án này ở các địa bàn khác nhau, thông qua đó trau dồi kiến thức pháp lý và kỹ năng điều tra các vụ án hình sự có NCTNPT; người bị hại, người làm chứng là trẻ em.