Bổ sung những vấn đề mang tính nguyên tắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 88 - 90)

3.2. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO

3.2.1. Bổ sung những vấn đề mang tính nguyên tắc

Nguyên tắc chung khi tiến hành tố tụng đối với NCTN là những vấn đề chung cần tiếp cận, xử lý khi giải quyết vụ án có NCTN tham gia.

Nghiên cứu quy định pháp luật quốc tế cho thấy, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đối với một hệ thống tư pháp NCTN là “Trong tất

cả mọi hành động liên quan đến trẻ em, dù do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, toà án, các cơ quan hành chính hay cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu” [13].

Quy tắc Bắc Kinh, được xây dựng trước CƯQTE, nêu rõ nguyên tắc lợi ích của trẻ em trong Quy tắc 14.2: “thủ tục tố tụng phải thúc đẩy lợi ích tốt nhất

của NCTN và sẽ được tiến hành trong không khí thấu hiểu, cho phép NCTN tham gia vào và bày tỏ ý kiến một cách tự do”. Quy tắc này sau đó đã được

khẳng định tại Điều 3 của CƯQTE, theo đó quy định những lợi ích tốt nhất của trẻ em sẽ được xem xét đầu tiên trong tất cả các hành động liên quan đến trẻ em chứ không chỉ giới hạn trong việc quản lý tư pháp NCTN. Ủy ban Quyền trẻ em cũng đưa ra khuyến nghị các quốc gia thành viên khi đưa ra

những quyết định trong bối cảnh quản lý tư pháp NCTN, cần cân nhắc trước hết đến lợi ích tốt nhất của trẻ em, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc lợi ích tốt nhất của trẻ, theo đó:

Việc bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em có nghĩa là chẳng hạn khi xử lý những trường hợp trẻ em vi phạm pháp luật, cần ưu tiên các mục tiêu phục hồi, giáo dục hơn là những mục tiêu truyền thống của tư pháp hình sự là trấn áp/trừng phạt. Việc này có thể được thực hiện đồng thời với việc quan tâm đến việc bảo đảm sự an toàn của cộng đồng một cách hiệu quả [51, tr.236].

Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam chưa có điều khoản nào quy định rõ nguyên tắc khi giải quyết các vụ án liên quan đến NCTN trong tố tụng hình sự “phải cân nhắc để đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em”. Điều 69 của Bộ luật Hình sự quy định nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội là chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội, nhưng trong thực tiễn, không phải lúc nào nguyên tắc lợi ích tốt nhất của trẻ em cũng được coi là mối quan tâm hàng đầu, vẫn còn những người tiến hành tố tụng chưa quán triệt triệt để nguyên tắc này trong quá trình xử lý các vụ án liên quan đến trẻ em.

Để thể hiện rõ những quan điểm và tư tưởng trên đây, tác giả kiến nghị bổ sung vào Phần thứ nhất - Những quy định chung, Chương II - Những nguyên tắc cơ bản của BLTTHS năm 2003 một Điều luật mới trong đó quy định các nội dung mang tính nguyên tắc của việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự liên quan NCTN, trên cơ sở kế thừa quy định của TTLT số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ngày 12/7/2011. Trên cơ sở nguyên tắc chung này, sẽ định hướng tiếp theo các định chế cụ thể nhằm bảo vệ quyền

của NCTN. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản nhất cho người tiến hành tố tụng xem xét, cân nhắc khi ra các quyết định xử lý vụ án có NCTN tham gia. Cụ thể, đề nghị bổ sung:

Điều… (mới). Tiến hành tố tụng đối với NCTN

1. Mọi hoạt động tố tụng hình sự tiến hành đối với người tham gia tố tụng là NCTN phải bảo đảm tránh gây tổn hại về sức khỏe, tâm lý, danh dự, nhân phẩm và phải đảm bảo lợi ích hợp pháp tốt nhất cho họ.

2. Hoạt động tố tụng hình sự tiến hành đối với NCTN phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, trong môi trường thân thiện.

3. Tôn trọng và bảo vệ sự riêng tư của NCTN. Các thông tin cá nhân của NCTN tham gia tố tụng phải được bảo đảm giữ bí mật.Việc công bố bất kỳ thông tin nào dẫn đến việc nhận dạng được NCTN phạm tội đều bị cấm trừ khi có quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

4. Người tiến hành tố tụng phải cân nhắc các biện pháp khác nhau cho các vụ án có liên quan đến NCTN, bảo đảm tôn trọng quyền riêng tư, bảo vệ sức khỏe và tránh gây tổn hại cho những NCTN có liên quan.

3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc giám sát, giáo dục NCTN phạm tội, giúp đỡ NCTN phạm tội sửa chữa sai lầm và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội [42].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)