1.2. BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP
1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng biện
BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính biện pháp xử lý hành chính
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định quan điểm “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người” [49]. Như vậy, ở đây Nhà nước nhận về mình
trách nhiệm, nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền con người; bảo đảm các quyền con người; đồng thời chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Các quyền của con người là những giá trị xã hội được con người nhận thức, thừa nhận và dần được thể chế hóa trong các văn kiện quốc tế về quyền con người, được các quốc gia thừa nhận, cam kết thực hiện. Từ góc nhìn của khoa học luật học, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta, các bảo đảm pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định, là cốt lõi, là sự thể chế hóa các bảo đảm chính trị, kinh tế, xã hội, tổ chức thành các chuẩn mực có tính bắt buộc mà nhà nước, các cơ quan nhà nước và xã hội phải thực hiện để bảo đảm các quyền con người. Các bảo đảm pháp lý rất đa dạng, phong phú,trước hết là sự ghi nhận các quyền con người, đến việc tạo các điều kiện pháp lý, các điều kiện tổ chức, việc thiết lập cơ chế, bộ máy chuyên trách bảo đảm các quyền con người. Bảo đảm quyền con người, là việc xác định các biện pháp pháp lý, các biện pháp tổ chức, cơ chế để bảo vệ các quyền con người, khi bị xâm phạm từ phía cơ quan công quyền, hay từ các chủ thể khác nhằm khôi phục các quyền đã bị xâm phạm. Các quyền con người rất đa dạng, được bảo đảm bằng cả hệ thống pháp luật: Từ luật công đến luật tư; từ Luật
Hiến pháp, Luật hành chính, Luật hình sự... đến Luật dân sự, Luật lao động, Luật hôn nhân gia đình. Mỗi lĩnh vực pháp luật bảo đảm, bảo vệ quyền con người bằng những phương thức, cách thức chuyên biệt riêng có của mình. Pháp luật hành chính là một lĩnh vực rất rộng lớn, luôn gắn với con người từ khi sinh ra đến khi mất đi, không có một lĩnh vực pháp luật nào lại có ý nghĩa sát thực, sâu rộng như lĩnh vực pháp luật hành chính trong việc bảo đảm quyền con người.
Trong rất nhiều chế định của Luật hành chính Việt Nam, có một chế định pháp lý mang tính cưỡng chế nhà nước mà khi áp dụng nó đòi hỏi phải có các biện pháp bảo đảm hết sức chặt chẽ, khách quan, khoa học… để bảo đảm, bảo vệ tốt nhất quyền con người. Đó là BPXLHC. Theo khoản 2 Điều 3 Luật xử
lý VPHC năm 2012 thì BPXLHC:
“Là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” [39, tr.32].
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở nước ta hiện nay có 4
BPXLHC bao gồm:
1- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đây là BPXLHC được áp dụng đối với một số đối tượng do pháp luật quy định (Điều 90 Luật xử lý VPHC năm 2012) để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách li họ khỏi cộng đồng.
2 - Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Đây là BPXLHC áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật (quy định tại Điều 92 Luật xử lý VPHC năm 2012) nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
với người có hành vi vi phạm pháp luật ( được quy định tại Điều 94 Luật xử lý VPHC năm 2012) để lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
4 - Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là BPXLHC áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại (Điều 96 Luật xử lý VPHC năm 2012 ) để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Cả 4 biện pháp trên tuy được áp dụng cho những đối tượng cụ thể do pháp luật quy định nhưng có một điểm chung là chúng mang tính cưỡng bức dưới hình thức các biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Những biện pháp này, dưới những mức độ khác nhau, hình thức tác động khác nhau… nhưng đều tác động và ảnh hưởng nhất định đến quyền con người.
Chính vì lẽ đó, việc bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các BPXLHC là một vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa về chính trị, về văn hóa và đạo đức xã hội.
Quá trình áp dụng BPXLHC trên được hiểu là các sự kiện, hoạt động diễn ra theo một trật tự thời gian nhất định kể từ khi phát hiện, lập hồ sơ, xem xét, đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPXLHC cho đến quá trình thực hiện các quyết định áp dụng BPXLHC của UBND xã, phường, thị trấn (biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn) và của TAND có thẩm quyền.
Để bảo đảm quyền con người trong quá trình này đòi hỏi phải quy định và áp dụng nhiều biện pháp pháp lý khác nhau như hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc áp dụng các BPXLHC; việc xác định thẩm quyền xem xét, áp dụng và đến việc khiếu nại, tố cáo những vi phạm pháp luật của cơ quan, cán bộ công chức nhà nước trong quá trình thực thi công vụ của việc áp dụng các BPXLHC.
Trong các biện pháp nêu trên, có thể nói biện pháp xem xét, quyết định áp dụng BPXLHC bằng con đường tư pháp, thông qua vai trò của Tòa án là
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì Tòa án là công cụ quan trọng, khách quan và có hiệu quả nhất trong việc thực thi công lý và bảo vệ quyền con người.