Chiến lược tích hợp

Một phần của tài liệu phân tích quản trị chiến lược công ty cp dệt may thành công (Trang 28 - 33)

Tích hợp phía trước

Công ty Dệt May Thành Công hiện đang nắm trong tay 9 cửa hàng lớn tại Hà Nội và TP.HCM. Bên cạnh đó là một loạt các nhà phân phối rộng khắp: các nhà bán sỉ ở các chợ, các tỉnh, hệ thống hơn 50 siêu thị trên toàn quốc và các đơn vị kinh doanh vải, sợi, các sản phẩm may mặc…

Sắp tới Thành Công sẽ mở thêm các cửa hàng lớn để giới thiệu sản phẩm, tăng cường hình ảnh đến các đối tượng khách hàng, đồng thời tự chủ hơn trong khâu phân phối. Tuy nhiên công ty vẫn xác định hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào các kênh phân phối trung gian có nhiều kinh nghiệm trong ngành.

Điều khác biệt so với các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam là thường nhập nguyên liệu để sản xuất thì với Thành Công họ đã tự chủ được nguồn nguyên liệu cơ bản cho mình qua đó xoá bỏ sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng. Hiện nay, 70% nguyên phụ liệu trong ngành dệt may VN phải nhập khẩu nước ngoài nên bị phụ thuộc và bị chèn ép về giá.

Việc kinh doanh các thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành dệt may tạo ra một lợi thế vô cùng lớn cho hoạt động sản xuất của Cty. Với việc tham gia vào kinh doanh về nguyên liệu phục vụ cho chính ngành dệt may, Cty có thể kết hợp việc nắm giữ nguồn nguyên liệu với việc cung ứng nguyên liệu cho việc sản xuất của Cty, tạo ra một hệ thông khép kín trong toàn bộ quá trình sản xuất. Nắm bắt được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giúp cho Cty chủ động hơn trong sản xuất và tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn. Ngoài ra, nhờ việc kinh doanh cả các máy móc, công nghệ về ngành dệt may giúp cho DN có thể nắm bắt, sử dụng các công nghệ hàng đầu, mới nhất, ứng dụng vào sản xuất mang lại năng suất cao và tiết kiệm được những khoản chi phí phụ khi mua công nghệ của các nhà sản xuất khác.

d. Chiến lược cường độ

Thâm nhập thị trường

Trong các nỗ lực nhằm thâm nhập thị trường, đặc biệt là thị trường miền Bắc, công ty đã áp dụng nhiều chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR…

Phát triển thị trường

Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường Mỹ.

Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu tại Mỹ là một trong những chiến lược phát triển của công ty, phù hợp với chiến lược phát triển ngành dệt may với “mũi nhọn về xuất khẩu”. Công ty luôn chú trọng xuất khẩu vào thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản.

Tuy nhiên thị trường Mỹ là một thị trường rất rộng lớn với rất nhiều tầng lớp, họ tiêu dùng sản phẩm dệt may từ cấp thấp đền cao cấp, trong khi thị phần hàng dệt

may Việt Nam tại thị trường Mỹ 2007 chiếm khoảng 2,8%. Đây là một cơ hội, cũng như đầy thách thức cho Việt Nam nói chung và cho công ty nói riêng.

Trong bối cảnh gần đây, thị trường thế giới lên giá vật tư, nguyên liệu, vì vậy Việt Nam cũng bị tác động mạnh. Thành Công là nhà xuất khẩu lớn, có thị trường ổn định, nhiều sản phẩm đã ký hợp đồng tiêu thụ cả năm. Do chủ động một phần nguyên liệu, thực hành tiết kiệm triệt để các nguyên liệu, phụ liệu, phí, tăng thu nhập cho công nhân, cho nên các đơn hàng đều thực hiện đúng thời gian. Do đó Thành Công đã được bình chọn vào top 10 các nhà cung cấp xuất sắc hàng đầu của JC Penny

Phát triển sản phẩm * Lí do áp dụng chiến lược:

Sản phẩm của Thành Công đã ở vào giai đoạn “chín” của chu kỳ sống: các sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đánh giá cao, doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định trong lĩnh vực may mặc.

Ngành kinh doanh chính của công ty – ngành may mặc là 1 ngành có đặc trưng thay đổi công nghệ kỹ thuật rất nhanh. Các doanh nghiệp trong ngành này luôn áp dụng những công nghệ, máy móc kỹ thuật tiên tiến nhất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao với chi phí sx thấp.

Đối thủ cạnh tranh chính của Thành Công: may Nhà Bè liên tục đưa ra những mẫu sản phẩm mới, có mức giá thành tương đương với Thành Công nhưng lại có những tính năng nổi trội hơn.

Ngành dệt may là ngành có tốc độ phát triển rất cao, hàng dệt may đóng vai trò lớn trong lượng hàng xuất khẩu của VN, cộng với sự phát triển đổi mới liên tục của công nghệ kỹ thuật => Thành Công luôn phải thích nghi với nhg thay đổi đó để có thể theo kịp xu hướng trong ngành, để tiếp tục phát triển trong ngành tiềm năng này.

* Cách thức triển khai chiến lược: • Phát triển sản phẩm riêng biệt:

Để có thể nâng cao chất lượng, tính năng của các sản phẩm hiện tại, Thành Công đã đâu tư vào cơ sở vật chất, máy móc kỹ thuật, cái tiến công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn với giá thành rẻ.

Song song với việc đầu tư ngành nghề mới, Thành Công “không quên” khai thác thế mạnh sẵn có của lĩnh vực ngành nghề dệt may truyền thống đã làm nên gương mặt của Thành Công – được thị trường trong và ngoài nước biết đến như một trong những doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam suốt thời gian qua… Với ưu thế mạnh về xuất khẩu dệt may, các sản phẩm vải đan, vải dệt, vải đồng phục, vải công nghiệp, vải thời trang & các sản phẩm may trang phục thể thao, trang phục mặc nhà, trang phục trẻ em, đồng phục của Dệt may Thành Công từ lâu đã chinh phục các thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu. Thành Công còn là nhà cung cấp sợi, vải cho các khách hàng là những đối tác Công ty dệt may lớn trong nước.

Phát triển danh mục sản phẩm:

* Về sản phẩm và chất liệu: Hiện tại công ty đang rất xem trọng công tác nghiên cứu phát triển mẫu mã mới nhằm quảng bá, xuẩt khẩu sản phẩm cho khách hàng tại Mỹ, với sản phẩm mang thương hiệu công ty. Hiện nay sản phẩm chủ lực xuất khẩu sang Mỹ là Polo-shirt, T-shirt các loại, sản phẩm thời trang các loại,..

* Xây dựng chủng loại (Đa dạng hoá sản phẩm): Do thị trường tiêu dùng hàng dệt may ở Hoa kỳ khá đa dạng về chủng loại, thu nhập và độ tuổi. Vì thế chúng ta có thể có chiến lược phát triển sản phẩm theo từng phân khúc thị trường. Cùng một loại mặt hàng, công ty cần phải đa dạng hoá thiết kế cho phù hợp với từng độ tuổi, thu nhập, vị trí địa lý khác nhau.

Thị trường may mặc là thị trường khó tính về chất lượng, vì vậy chất lượng sản phẩm của công ty không chỉ được kiểm soát chặt trong quá trình sản xuất, kiểm tra mà còn được công ty chú tâm đến trong khâu đóng gói, bảo quản và vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

e.Chiến lược liên minh, hợp tác, M&A…

Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (mã cổ phiếu TCM) đã báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước kết quả phát hành thêm 6 triệu cổ phiếu TCM cho đối tác chiến lược là Công ty E-Land Asia Holdings (Singapore) thuộc Tập đoàn E-Land (Korea).

Hiện nay E-Land đã nắm giữ tổng số hơn 16 triệu cổ phiếu TCM, sở hữu gần 40% vốn điều lệ Công ty. Động thái này được xem như sự cam kết đầu tư dài hạn từ Tập đoàn E-Land vào TCM.

Đánh giá: Việc hợp tác với đối tác chiến lược E-Land là thành công lớn của TCM trong chiến lược kêu gọi đầu tư vốn tài chính và nguồn lực quản trị từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời qua đó E-Land cũng kỳ vọng sẽ đạt được những mục tiêu chiến lược, mang lại lợi ích cao khi đầu tư vào Thành Công.

Là tập đoàn hàng đầu về Thời trang và Bán lẻ tại Hàn quốc, E-Land Group có nhiều kiến thức và kinh nghiệm là nguồn lực mạnh mẽ giúp TCM phát triển ngành nghề truyền thống Dệt May. Ngoài ra E-Land cũng còn tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực có khả năng phát triển cao trong tương lai như bất động sản, ... nên sẽ có điều kiện khai thác tối đa quỹ đất cũng như các tiềm lực khác của Thành Công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc hợp tác với E-Land không những giúp cho sự phát triển của 2 doanh nghiệp mà đó là cầu nôí phát triển kinh tế hội nhập giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

H ợp tác xây dựng Khách sạn:

Công ty Cổ phần Dệt may Thành công cùng với Công ty Cổ phần Golf Việt Nam (VINAGOLF) và Công ty TNHH Hương Phong (doanh nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy tỉnh Bà rịa Vũng tàu) đã thống nhất hợp tác góp vốn thành lập công ty cổ phần để xây dựng khách sạn tại khu đất có diện tích: 7.691,2 m2 tại 90 Hạ Long, Thành phố Vũng Tàu.

Đầu tư góp vốn:

TCM cũng đã đầu tư và góp vốn vào nhiều công ty như: Công ty cổ phần Thành Chí, Công ty cổ phần Thành Quang, Công ty cổ phần Thành Tân Tiến,

Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Sài Gòn – Long An (SLICO), và Công ty cổ phần Thành Châu.

Một phần của tài liệu phân tích quản trị chiến lược công ty cp dệt may thành công (Trang 28 - 33)