Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 79)

2.2. Thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật trong kháng nghị phúc thẩm vụ án

2.2.2. Kết quả đạt được

Những kết quả đạt được của kháng nghị phúc thẩm VAHS của VKSND tỉnh Hà Giang đã thể hiện trên các vấn đề sau:

Thứ nhất, Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử hình sự đã kiểm sát chặt chẽ thủ tục tố tụng tại phiên tòa,VKSND hai cấp đã tăng cường công tác kiểm sát, phát hiện các bản án (quyết định) của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp) có vi phạm và cơ bản đã làm tốt công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS để khắc phục những vi phạm nghiêm trọng của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp) khi ra bản án (quyết định) hình sự sơ thẩm trong quá trình áp dụng các điều, khoản của BLHS, áp dụng hình phạt và phần bồi thường thiệt hại dân sự trong hình sự, phần lớn các kháng nghị dạng này đều được Tòa án cấp phúc thẩm xét xử chấp nhận quan điểm của VKS. Chỉ tính riêng trong 5 năm từ 2010 đến 2014 ở Hà Giang, thông qua kháng nghị phúc thẩm VAHS, VKS đã kháng nghị 10 vụ/17 bị cáo, được Tòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng nghị 100%, trong đó, tăng hình phạt 03 vụ/08 bị cáo, chiếm 30% số vụ; giảm hình phạt 01 vụ /01 bị cáo chiếm 10% số vụ; Sửa tội danh 01 vụ/02 bị cáo, chiếm 10% số vụ, giữ nguyên mức hình phạt tù nhưng không cho hưởng án treo 01 vụ/ 02 bị cáo, chiếm 10% số vụ; huỷ án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại 02 vụ/02 bị cáo, chiếm 12% số vụ.

Thứ hai, Theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị, trong thời gian qua, công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS sự thật sự đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng kháng nghị đã được nâng cao hơn. Khi kháng nghị phúc thẩm VAHS, VKS đã chú trọng từ hình thức đến nội dung của kháng nghị, bảo đảm bản kháng nghị có căn cứ và chặt chẽ khi áp dụng pháp luật, mặt khác, VKSND cấp trên cũng tăng cường thông báo rút kinh nghiệm về những sai phạm trong khi thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm đối với các VKS cấp sơ thẩm, nhằm bảo đảm chất lượng kháng nghị đạt chất lượng theo yêu cầu của cải cách tư pháp. VKS hai cấp đã chú trọng tới những vụ án được dư luận quan tâm, nhất là các vụ án về tham nhũng, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng qui định của pháp luật, rất nhiều bản kháng nghị của VKS đã giải quyết được những bức xúc trong dư luận báo chí và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Thứ ba, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHS góp phần tích cực trong công tác đấu tranh chống và phòng chống tội phạm đang ngày một gia tăng trong tình hình mới.VKS thông qua công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS đã góp phần trong việc thực hiện đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm nhất là đối với các loại như mua bán trái phép các chất ma túy, các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tội phạm mua bán người, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, các tội phạm tham những, các loại tội phạm về kinh tế. Bắt nhịp với xu thế hội nhập mở cửa toàn cầu hoá trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền như hiện nay, xã hội ta phải đối mặt với không ít mặt trái xâm nhập từ nước ngoài vào, đó là những loại tội phạm mang tính quốc tế như lừa đảo, tội phạm mua bán người, mua bán, chiếm đoạt trẻ em, truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ, hậu quả của hành vi đánh bạc từ các nước như Trung Quốc, Campuchia dẫn đến tội phạm cho vay nặng lãi, thanh trừng lẫn nhau giữa các băng nhóm tội phạm đã có chiều hướng gia tăng. Việc trừng trị nghiêm khắc những loại tội phạm này là sự răn đe cần thiết đối với những kẻ tội phạm định coi Việt Nam là “vùng đất phạm tội mới”. Thông qua

việc kháng nghị phúc thẩm VAHS, VKS đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong đấu tranh phòng chống những loại tội phạm này.

2)Nguyên nhân: Cùng với yêu cầu công tác chung của toàn ngành, việc thực hiện Chỉ thị 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 ngày 19/06/2008 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ trong công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS, VKSND tỉnh Hà Giang đã quan tâm công tác này và coi đây là một trong những công việc trọng tâm của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Thể hiện trong kế hoạch, chương trình công tác hàng năm luôn đề ra những chỉ tiêu là tăng cường việc phát hiện những bản án (quyết định) sơ thẩm hình sự có vi phạm nghiêm trọng về áp dụng pháp luật hình sự và TTHS, phát hiện những bản án (quyết định) hình sự sơ thẩm quyết định không đúng đường lối xét xử của Đảng và Nhà nước đã giao.Cùng với sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo VKSND tỉnh Hà Giang là trình độ của kiểm sát viên làm công tác hình sự đã từng bước được nâng lên rõ rệt, những bản kháng nghị có chất lượng cao thường là do trong quá trình kiểm sát, kiểm tra bản án (quyết định) sơ thẩm hình sự đã phát hiện những vi phạm nghiêm trọng của Toà án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp) trong việc áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật TTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành, việc nắm vững căn cứ pháp luật của Kiểm sát viên thể hiện ở những bản kháng nghị phúc thẩm có chất lượng cao, thường là những kháng nghị đã được phát hiện đúng những vi phạm của toà án cấp sơ thẩm trong việc áp dụng pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục TTHS. Sự sắc bén về nghiệp vụ để nắm vững căn cứ pháp luật của Kiểm sát viên là yếu tố hết sức cần thiết góp phần quan trọng cho bản kháng nghị có chất lượng cao. VKS cấp phúc thẩm đã chú trọng hơn trong công tác rút kinh nghiệm đối với VKS cấp sơ thẩm trong công tác

kháng nghị phúc thẩm VAHS, trước và sau mỗi đợt xét xử ở địa phương VKS cấp phúc thẩm đều có thông báo kết quả xét xử và trao đổi với VKS cấp sơ thẩm những sai sót trong kháng nghị phúc thẩm VAHS. Ngoài ra định kỳ đã tổng hợp về công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS trong 6 tháng hoặc 1 năm để thông báo rút kinh nghiệm với VKS địa phương. Bên cạnh đó các Viện phúc thẩm thuộc VKSND tối cao trong kế hoạch công tác hàng năm vẫn thường xuyên tổ chức hội thảo về chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS trên toàn quốc để học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về công tác này.

2.2.3. Một số tồn tại trong công tác kháng nghị phúc thẩn trên địa bàn tỉnh Hà Giang và nguyên nhân của những tồn tại đó

2.2.3.1. Một số tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, căn cứ vào thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, ta thấy công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS còn có một nhược điểm, có nơi VKSND các cấp chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn theo pháp luật TTHS, một số đơn vị còn chậm phát hiện vi phạm để kháng nghị, nhiều trường hợp, tuy có phát hiện vi phạm nhưng ngại va chạm, sợ ảnh hưởng đến quan hệ hai ngành, số lượng kháng nghị phúc thẩm VAHS chưa nhiều khi tỷ lệ án sơ thẩm bị cải sửa, bị hủy do có kháng cáo của bị cáo, của người bị hại chiếm tỷ lệ đáng kể. Những hạn chế nêu trên chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

2.2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân khách quan: Trước hết là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, một số qui định pháp luật hình sự chưa được hướng dẫn, giải thích kịp thời cụ thể, gây khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng thống nhất pháp luật giữa các ngành trong các cơ quan tư pháp.

Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ phía cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hình sự là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất về hạn chế, thiếu sót trong công tác kháng nghị phúc thẩm là do năng lực, trình độ của cán bộ, Kiểm sát viên còn nhiều bất cập. Có nhiều trường hợp cán bộ, Kiểm sát viên chưa nắm vững luật và các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS, BLTTHS, Bộ luật dân sự, Quy chế nghiệp vụ của ngành cũng như các văn bản có liên quan. Thiếu sắc bén, tinh thông về nghiệp vụ do đó khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên toà hình sự sơ thẩm, Kiểm sát viên không phát hiện ra vi phạm của Hội đồng xét xử, khi nghiên cứu án văn sơ thẩm cũng không phát hiện những vấn đề, nội dung cần xem xét để kháng nghị dẫn đến việc viết dự thảo kháng nghị thiếu căn cứ, thậm chí áp dụng sai pháp luật. Bên cạnh đó, trách nhiệm của một số Kiểm sát viên còn chưa cao. Kiểm sát viên chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và bản án sơ thẩm, khi nghiên cứu căn cứ pháp luật còn chủ quan, qua loa, đại khái nên không phát hiện được vi phạm của bản án (quyết định) sơ thẩm hoặc phát hiện không đầy đủ, bỏ sót vi phạm, từ đó đề xuất kháng nghị chưa có căn cứ.Về phía cán bộ lãnh đạo, quản lý. Một số địa phương lãnh đạo chưa thực sự chú trọng công tác kháng nghị phúc thẩm, có không ít địa phương trong nhiều năm liền không ban hành bản kháng nghị phúc thẩm nào kể cả cấp tỉnh, cấp huyện, trong khi thông qua kháng cáo, số án hình sự phúc thẩm bị cải sửa chiếm tỷ lệ cao. Lãnh đạo VKS còn chưa thật sự sâu sát trong công tác điều hành, nên chất lượng kháng nghị phúc thẩm VAHS ở một số nơi còn thực hiện chưa tốt. Cùng với việc sử dụng quyền năng kháng nghị phúc thẩm VAHS để bảo vệ quan điểm truy tố ở một số nơi còn thiếu kiên quyết. Thực tế cho thấy có những trường hợp Toà án cấp sơ thẩm xử không đúng tội danh và mức hình phạt mà VKS đã truy tố, đề nghị nhưng VKS không kháng nghị, thông qua

kháng cáo của người bị hại, cấp phúc thẩm đã cải sửa theo đúng tội danh mà VKS đã truy tố. Việc nghe báo cáo án, báo cáo đề xuất kháng nghị của lãnh đạo đơn vị trong một số trường hợp còn chưa kỹ, chủ yếu dựa vào báo cáo của Kiểm sát viên nên kháng nghị thiếu căn cứ thậm chí còn áp dụng sai pháp luật. Việc kháng nghị trong một số trường hợp còn mang tính chủ quan, cảm tính, thể hiện sự bức xúc do có quan điểm khác nhau giữa VKS và Toà án tại phiên toà sơ thẩm mà chưa nghiên cứu cụ thể nội dung bản án để xác định những sai sót, vi phạm làm căn cứ kháng nghị do đó kháng nghị thường chung chung, thiếu thuyết phục dẫn đến việc cấp phúc thẩm phải rút kháng nghị hoặc bị Tòa án bác kháng nghị .Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và mối quan hệ phối hợp cấp trên cấp dưới. Việc tổ chức, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác kháng nghị phúc thẩm tuy ở một số nơi đã thực hiện nhưng làm chưa thường xuyên, đặc biệt là những trường hợp bị rút kháng nghị. Sự phối hợp giữa các Viện phúc thẩm và các VKS địa phương cũng như giữa VKS cấp tỉnh và VKS cấp huyện trong công tác này chưa được thực sự chú ý. Mặc dù số kháng nghị bị rút hàng năm không ít nhưng các Viện phúc thẩm cũng chưa phối hợp thường xuyên để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong toàn ngành để khắc phục trong công tác kháng nghị phúc thẩm. Về công tác kháng nghị phúc thẩm trên cấp trực tiếp, các Viện Phúc thẩm và các VKS cấp tỉnh tuy đã quan tâm song làm còn được ít do chưa tập trung được lực lượng. Về phía các Viện Phúc thẩm cũng như VKS cấp tỉnh do biên chế còn hạn chế, chủ yếu vẫn tập trung vào việc giải quyết án chưa có bộ phận chuyên trách theo dõi, thu thập, kiểm tra, nghiên cứu án văn sơ thẩm phát hiện vi phạm để kháng nghị phúc thẩm. Đối với các VKS cấp tỉnh cũng chưa có sự bố trí thoả đáng về nhân sự để theo dõi thường xuyên công tác kiểm tra bản án phát hiện vi phạm để kháng nghị trên một cấp. Theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-

NQ/TW của Bộ Chính trị thì hoạt động xét xử là nội dung trọng tâm của Chiến lược cải cách tư pháp nhằm bảo đảm toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời. Đối với VKS phải hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và nghiên cứu hướng tới chuyển thành Viện công tố. Tuy nhiên xét trên phương diện nào đó công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử chưa thực sự được quan tâm đúng mức, nhất là đối với công tác xét xử phúc thẩm. Thực hiện hai cấp xét xử là nguyên tắc hiến định được cụ thể hoá trong BLTTHS. Theo đó, những bản án (quyết định) sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị hợp lệ theo thủ tục phúc thẩm VAHS trong thời hạn luật định thì chưa có hiệu lực pháp luật, vụ án phải được xét xử phúc thẩm, bản án (quyết định) phúc thẩm có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp, bản án có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nhưng khi xem xét lại vụ án theo thủ tục đặc biệt này Toà án cấp trên trực tiếp không được ra quyết định giải quyết thẳng các yêu cầu của đương sự mà chỉ được quyền quyết định huỷ hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại hoặc để toà án cấp dưới xét xử lại.

Có thể thấy, kháng nghị phúc thẩm VAHS là quyền năng pháp lý đặc biệt mà Nhà nước giao cho VKS nhằm hướng tới mọi VAHS được xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng. Do đó, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm cũng cần phải đặt đúng vai trò vị trí trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành. Tuy đã có chuyển biến nhất định nhưng chúng ta chưa thật sự có đột phá mạnh mẽ trong công tác này. Sau khi không thực hiện chuyên khâu mà chuyển sang thông khâu công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử trong toàn ngành có sự phân tán và không có đầu

mối thống nhất quản lý. Đối với công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm của VKS cấp tỉnh và kiểm sát xét xử của ba Viện phúc thẩm hiện nay không có đầu mối thống nhất quản lý. Do đó có thể nói công tác kiểm sát xét xử án hình sự nói chung và công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm nói riêng và đặc biệt là công tác kháng nghị phúc thẩm hầu như không có đầu mối nào trong ngành chịu trách nhiệm quản lý hướng dẫn chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ.

Như vậy, sự đánh giá về số lượng và chất lượng của công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS của cấp huyện cũng như cấp tỉnh hiện nay không có ai phải chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi và đánh giá. Điều đó ảnh hưởng không ít tới chất lượng công tác kiểm sát xét xử nói chung và công tác kháng nghị phúc thẩm nói riêng. Xuất phát từ tinh thần trách nhiệm của kiểm sát viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đó là có một phần do tâm lý “dĩ hoà vi quý”, “cả nể” nên không kháng nghị, ngại kháng nghị. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 79)