Thực trạng các qui định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về kháng nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 64)

2003 về kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự

2.1.1. Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự

Với chức năng thực hành quyền công tố, trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm, kiểm sát viên có nhiệm vụ bảo vệ quan điểm truy tố của VKS, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, mức hình phạt giành cho bị cáo phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra, phù hợp với nhân thân cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, phù hợp với tình hình chính trị tại địa phương.

Ngoài ra, VKS còn thực hiện chức năng giám sát hoạt động xét xử của Toà án. Nếu quá trình xét xử sơ thẩm án hình sự, mà Toà án vi phạm nghiêm trọng các qui định về pháp luật hình sự và pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành, hoặc sau phiên toà xét xử sơ thẩm mà phát hiện thấy trong suốt quá trình từ khởi tố VAHS, điều tra, truy tố, xét xử vì lý do chủ quan hay khách quan có vi phạm pháp luật về hình sự và pháp luật TTHS thì VKS cùng cấp (hoặc cấp trên trực tiếp) sử dụng một quyền năng pháp lý đặc biệt để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp tiến hành xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện BLTTHS năm 2003 cho đến nay đã có các quy định cụ thể về những căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng lại chưa có quy định cụ thể

thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự các năm 1996, 2004, 2007 của VKSND tối cao đã chỉ ra 4 (bốn) căn cứ kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự đối với bản án (quyết định) sơ thẩm hình sự chưa có hiệu lực pháp luật mà cụ thể là: Tại Điều 33 Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS (ban hành kèm theo quyết định số 121/2004/QĐ-VKSTC ngày 16-9-2004 của Viện trưởng VKSND tối cao) đã nêu: “1- Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây: a. Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ; b. Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; c. Có những vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự; d. Có những vi phạm về thủ tục tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm” [61, tr.34], còn trong Qui chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS (Ban hành kem theo Quyết định số 960/QĐ- VKSTC ngày 17-09-2007 của Viện trưởng VKSND tối cao lại nêu các căn cứ kháng nghị phúc thẩm và qui định thêm tại điểm d khoản 1 Điều 33 “Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về tố tụng” [62, tr. 34].

Có thể thấy, các căn cứ kháng nghị bản án (quyết định) theo thủ tục phúc thẩm VAHS theo Qui chế tạm thời không có cụm từ “nghiêm trọng”, còn trong các căn cứ kháng nghị nêu trong Qui chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (Ban hành kem theo Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17/09/2007 của Viện trưởng VKSND tối cao có nêu “có vi phạm nghiêm trọng khác về tố tụng”. Việc VKSND tối cao có quy định về các căn cứ kháng nghị phúc thẩm VAHS là cần thiết, vấn đề này giúp VKS các cấp có nhận thức thống nhất để xem xét, quyết định việc kháng nghị hay không kháng nghị phúc thẩm đối với các bản án (quyết định) sơ thẩm có vi

phạm. Tuy nhiên, đó mới chỉ là quy định đơn phương của ngành Kiểm sát, nên trong thực tế xét xử có khá nhiều trường hợp chưa có sự hiểu thống nhất giữa Toà án và VKS trong việc nhận xét, đánh giá vi phạm của Toà án sơ thẩm trong việc ra các bản án (quyết định) sơ thẩm. VKS thì xác định là bản án (quyết định) sơ thẩm có vi phạm là quyết định kháng nghị nhưng Toà án lại cho rằng không vi phạm hoặc vi phạm có mức độ nên không chấp nhận kháng nghị.

Chẳng hạn như: Bị cáo A phạm tội Trộm cắp tài sản, theo qui định tại khoản 1 Điều 138 BLHS, quá trình điều tra đã xác định, bị cáo có nhân thân tốt, sau khi thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo đã tự đến cơ quan Công an để tự thú, bị cáo đã nhờ gia đình bồi thường toàn bộ tài sản thiệt hại cho bị hại. Toà án cấp sơ thẩm đã không áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS, nhưng quyết định buộc bị cáo phải chất hành hình phạt cải tạo không giam giữ ba năm là đã tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo gây ra, nếu VKS kháng nghị phúc thẩm, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng thêm điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS, cũng không thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo được, thì việc kháng nghị đó được coi là không cần thiết, vừa kéo dài vụ án vừa không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.

Nếu Bản án (quyết định) sơ thẩm hình sự của Tòa án mà vi phạm chưa đến mức nghiêm trọng, chỉ cần có những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hình sự và những vi phạm thủ tục TTHS trong khi xét xử sơ thẩm VAHS cũng là căn cứ kháng nghị phúc thẩm VAHS, thì việc kháng nghị của VKS lại gần giống với kháng cáo của người tham gia tố tụng, dẫn đến việc kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKS tràn lan, tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKS bị VKS cấp trên rút kháng nghị hoặc bị Toà án cấp phúc thẩm không

chấp nhận sẽ tăng cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình giải quyết án của cơ quan tiến hành tố tụng. Cùng với xu hướng chung của công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã quy định về kháng nghị, của VKSND tại Điều 5 như sau:

1. Trường hợp hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Viện kiểm sát nhân dân phải kháng nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền phải giải quyết kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật… [49, tr.4]

Kháng nghị phúc thẩm VAHS còn là một trong những căn cứ để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới theo quy định tại Điều 232 BLTTHS năm 2003 quy định: “Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm” [8, tr.165], quyền kháng nghị của VKS xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp và chức năng thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Theo PGS.TS Phạm Hồng Hải nêu trong cuốn Mô hình lý luận BLTTHS Việt Nam: “Sau khi xét xử sơ thẩm, nếu VKS phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm không đảm bảo tính hợp pháp, tính căn cứ, tội danh, hình phạt, mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp khác do Tòa cấp sơ thẩm áp dụng không phù hợp với thực tế khách quan, tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ án hình sự” [42, tr.436].

Theo quy định của BLTTHS năm 2003, Viện trưởng VKS cùng cấp (hoặc cấp trên trực tiếp) có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án (quyết định) sơ thẩm nhưng chưa có hiệu lực pháp luật.

Kháng nghị của VKS cùng cấp (hoặc cấp trên trực tiếp) có thể liên quan tới một phần hoặc toàn bộ nội dung bản án (quyết định) sơ thẩm, kháng nghị đó có thể theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong BLTTHS chưa quy định như thế nào là trường hợp kháng nghị theo hướng tăng nặng và trường hợp nào là kháng nghị theo hướng giảm nhẹ.

Có thể hiểu kháng nghị theo hướng tăng nặng là kháng nghị theo hướng: chuyển sang tội danh khác nặng hơn, chuyển sang loại hình phạt khác nặng hơn, giữ nguyên loại hình phạt nhưng đề nghị tăng mức phạt cụ thể, chuyển từ án treo sang tù có thời hạn, chuyển từ vô tội sang có tội, chuyển từ miễn trách nhiệm hình sự sang không miễn trách nhiệm hình sự và tăng mức bồi thường thiệt hại đối cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan.

Đồng thời có thể hiểu kháng nghị theo hướng giảm nhẹ là kháng nghị theo hướng: chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn, chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn, giảm nhẹ hình phạt, chuyển từ án tù có thời hạn sang án treo, chuyển từ có tội sang vô tội hoặc miễn trách nhiệm hình sự và giảm mức bồi thường thiệt hại cho các chủ thể có nghĩa vụ bồi thường.

Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm VAHS và hướng kháng nghị phúc thẩm là những đặc điểm để phân biệt với kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đối với kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị tất cả các bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp mà không bị giới hạn bởi cấp trên trực tiếp và Viện trưởng VKSND cùng cấp thì không được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật của TAND cùng cấp và trong kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không đặt ra việc kháng nghị đó là kháng nghị theo hướng tăng nặng hay giảm nhẹ cho người bị tuyên án.

2.1.2. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự

Thời hạn kháng nghị phúc thẩm VAHS theo luật TTHS là khoảng thời gian cần thiết theo quy định của pháp luật để chủ thể của quyền kháng nghị thực hiện việc kháng nghị, sự hợp pháp của kháng nghị về thời hạn là một trong những điều kiện làm phát sinh hiệu lực của kháng nghị.

Trước thời kỳ pháp điển hóa Luật TTHS, sự hợp pháp của kháng nghị được khẳng định trong “Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng hình sựnăm 1976 như sau:

Đơn kháng cáo và bản kháng nghị quá thời hạn là không hợp lệ và không được chấp nhận để Tòa án nhân dân xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm hình sự. Sự chậm trễ, dù ít, dùng nhiều, việc kháng cáo, kháng nghị quá hạn dù có nội dung đúng, cũng không nên châm chước; nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, xét xử không kịp thời ở cấp phúc thẩm, không bảo đảm tính chất ổn định của bản án và tác dụng thực tế của việc xét xử [37. , tr.76]

Thời hạn kháng nghị phúc thẩm VAHS được coi là hợp lí khi nó phải bảo đảm công bằng giữa các chủ thể của quyền kháng cáo, kháng nghị, nó là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc bình đẳng trước Tòa án về yếu tố của thời hạn như thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc thời hạn; khi nó phải đủ để thúc đẩy chủ thể thực hiện quyền kháng nghị thực hiện quyền một cách nhanh chóng, thận trọng.

Tại Điều 1 Sắc lệnh số 112 ngày 28/06/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định: “Các hạn ngày đều không tính ngày tuyên án, ra mệnh lệnh hay tống đạt và không tính ngày ký đơn kháng án khuyết tich hay kháng cáo” [14. , tr. 2]. Tính đến trước giai đoạn pháp điển hóa pháp luật TTHS Việt Nam lần thứ nhất là khẳng định trong bản hướng dẫn về

trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự năm 1974 là: “Các thời hạn đều tính là 15 ngày tròn, 30 ngày tròn, nghĩa là không kể ngày tuyên án, ngày được tống đạt bản án, ngày ký đơn kháng cáo hay đến Tòa án khai xin kháng cáo” [41. , tr. 2]. Thời hạn kháng nghị kết thúc vào ngày cuối cùng của thời hạn, là ngày tròn “Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn…Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó” [14. 1, tr.2]. Trong trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kháng nghị kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. Pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành chỉ quy định việc xác định ngày kháng cáo mà chưa quy định việc xác định ngày kháng nghị phúc thẩm, trong BLTTHS năm 2015 (Điều 337) quy định thời hạn kháng nghị “1.Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án. 2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định”.[26, tr.129]

Theo quy định tại Điều 234 BLTTHS năm 2003 thì thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Thời hạn kháng nghị quyết định sơ thẩm là 7 ngày đối với VKS cùng cấp, 15 ngày đối với VKS cấp trên trực tiếp, kể từ ngày ra quyết định. BLTTHS năm 2003 không quy định cách tính ngày bắt đầu tính thời hạn kháng nghị, nhưng đã được quy định tại Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao ngày bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định và ngày được xác định được hướng dẫn như sau: “Ngày được xác định là ngày Tòa án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát, bị cáo, đương sự có

mặt tại phiên tòa hoặc là ngày bản án, quyết định được giao hoặc được niêm yết trong trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa” [36].

Như vậy, ngày được xác định không tính là thời điểm bắt đầu kháng nghị mà là ngày tiếp theo của ngày được xác định, đây là một điểm lợi cho chủ thể mong muốn thực hiện quyền kháng nghị. Ngày kháng nghị được xác định theo quy định tại Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 là điểm khác so với quy định tại Thông tư số 19-TATC ngày 2/10/1974 đó là thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự trên một cấp là 30 ngày nhưng tính từ ngày nhận được bản sao bản án. Mục đích của việc sửa đổi rút ngắn thời hạn kháng nghị phúc thẩm này là để bảo đảm tính ổn định của bản án. Trên thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, việc sao gửi bản án của VKS cấp dưới cho VKS cấp trên đa phần còn chậm trễ, thậm chí có đơn vị còn không gửi bản án làm ảnh hưởng tới hoạt động kiểm sát bản án sau phiên toà, dẫn đến nhiều vi phạm không được phát hiện kịp thời hoặc khi phát hiện vi phạm thì không còn thời hạn kháng nghị, điều đó dẫn đến mọi hành vi vi phạm không được xử lý triệt để, không đáp ứng yêu cầu bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng nhiều đến quyền vào lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.

2.1.3. Hậu quả của việc kháng nghị phúc thẩm hình sự

Quy định về pháp luật TTHS liên quan đến vấn đề kháng cáo, kháng nghị cũng như việc lập hồ sơ kháng cáo, kháng nghị đã được quy định đầy đủ và có hướng dẫn cụ thể tại các văn bản pháp luật TTHS, Nghị quyết số

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 64)