- Về tổ chức bộ máy: Trong các mơ hình pháp lý về SGDCK tại các
2.1. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SGDCK TẠI VIỆT NAM
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SGDCK TẠI VIỆT NAM
Có thể nói, khn khổ pháp lý là yếu tố quan trọng nhất cho tổ chức, hoạt động, vận hành và phát triển mạnh mẽ của TTCK. Thông thường, TTCK ở mỗi nước đều có một q trình phát triển khơng ngừng bắt đầu từ thấp đến cao, từ qui mô nhỏ đến qui mơ vừa và lớn, từ kém hồn thiện đến hồn thiện hơn. Pháp luật là cơng cụ phản ánh nền kinh tế, ln có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nền kinh tế. Do vậy, vào từng thời kỳ, pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với kinh tế. Pháp luật về chứng khoán và thị TTCK cũng vậy, là sự phản ánh trình độ phát triển của TTCK. Ở mỗi nước khác nhau, pháp luật về chứng khốn và TTCK nói chung và pháp luật về SGDCK nói riêng có những quy định khác nhau cả về hình thức lẫn nội dung. Về hình thức pháp lý, có những nước ban hành văn bản pháp luật về SGDCK nằm trong LCK, như Trung Quốc (chương V LCK nhân dân Trung Hoa năm 1998, sửa đổi năm 2006), Nhật Bản (chương V Luật về chứng khoán và TTCK Nhật Bản năm 1948, sửa đổi bổ sung năm 1992). Ngược lại, có những nước ban hành văn bản pháp luật đơn hành điều chỉnh tổ chức và hoạt động của SGDCK như Úc (Luật Giao dịch chứng khoán)... Về mặt nội dung, các quy định pháp luật về SGDCK đều có quy định rõ hình thức pháp lý cho SGDCK, quyền và nghĩa vụ cũng như hoạt động của Sở. Mặc dù các nước có những đặc thù nhất định trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho SGDCK, nhưng pháp luật về SGDCK vẫn là một chế định quan trọng và không thể thiếu ở bất cứ quốc gia nào có TTCK.
Văn bản pháp luật điều chỉnh mơ hình cơ cấu tổ chức và hoạt động của SGDCK đầu tiên tại Việt Nam là Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 1998 về chứng khoán và TTCK (Nghị định số 48/1998/NĐ-CP). Điều 20 Nghị định số 48/1998/NĐ-CP quy định về hình thức tổ chức thị trường: "Thị trường giao dịch tập trung được tổ chức từng bước từ Trung tâm
giao dịch chứng khoán lên Sở giao dịch chứng khoán. Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập". Theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP thì tồn tại hai địa điểm giao
dịch chứng khoán tập trung là TTGDCK và SGDCK. Trong đó, TTGDCK là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBCKNN, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động của TTGDCK do Ngân sách Nhà nước cấp. TTGDCK có chức năng quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động mua bán chứng khoán tại Trung tâm. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Chủ tịch UBCKNN bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc TTGDCK, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của TTGDCK. Còn SGDCK là một pháp nhân tự chủ về tài chính, chịu sự giám sát và quản lý của UBCKNN. SGDCK có HĐQT gồm 9 thành viên: một Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch, trong đó một Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành; hai thành viên đại diện cho các CTCK; hai thành viên đại diện cho cơng chúng; hai thành viên đại diện của Chính phủ. Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc và thành viên đại diện của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch UBCKNN. Thành viên đại diện cho CTCK và đại diện cho công chúng do Chủ tịch UBCKNN nước lựa chọn để bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Tuy nhiên, vào thời điểm này TTCK Việt Nam chưa phát triển, hàng hố trên thị trường chưa có nhiều, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ. Mặt khác, nước ta chưa đủ tiềm lực vật chất và khoa học cơng nghệ để có thể xây dựng được một SGDCK theo đúng ý nghĩa của nó. Nếu tồn tại cùng một lúc cả SGDCK và TTGDCK là không phù hợp với tình hình thị trường. Do vậy, quy
định theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP chỉ mang tính định hướng lâu dài cho sự phát triển của TTCK, đặc biệt là sự ra đời của TTCK Việt Nam sau này.
Ngày 11 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập TTGDCK. Theo Quyết định này, tại Việt Nam, Thành lập hai TTGDCK trực thuộc UBCKNN, gồm: TTGDCK Hà Nội và TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Cả hai trung tâm đều là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp. Biên chế của hai Trung tâm thuộc biên chế của UBCKNN. Nhiệm vụ chủ yếu của hai trung tâm này là tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; thực hiện đăng ký chứng khoán; thực hiện thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khốn; cơng bố các thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán; kiểm tra, giám sát các hoạt động giao dịch chứng khốn; thu phí niêm yết chứng khốn, phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thơng tin và các loại phí dịch vụ khác theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy định của Nhà nước.
Xuất phát từ quan điểm giảm sự can thiệp của nhà nước trong quá trình xây dựng và vận hành các thị trường giao dịch chứng khoán, đồng thời tăng cường vai trò tự quản của các TTGDCK trong hoạt động của mình. Đồng thời, nhằm phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động, tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi thị trường, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát TTCK nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, do vậy, ngày 05 tháng 8 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ngày 5 tháng 8 năm 2003 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam
đến năm 2010. Theo đó, định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 1010 là "xây dựng Trung tâm Giao dịch Chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh thành
Sở Giao dịch Chứng khốn với hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát và công bố thông tin thị trường tự động hố hồn tồn", "nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán".
Để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khốn và TTCK (Nghị định số 144/2003/NĐ-CP) đã ra đời thay thế cho Nghị định số 48/1998/NĐ-CP. Tuy nhiên, các quy định về SGDCK ít thay đổi hơn so với các chế định khác trong Nghị định số 144/2003/NĐ-CP.
Việc ban hành Nghị định số 144/2003/NĐ-CP và sau đó là hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa tạo ra được môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định để điều chỉnh mọi hoạt động trên TTCK. Bởi lẽ, hiệu lực pháp lý của các văn bản dưới luật (Nghị định) không cao. Thực tiễn hoạt động của TTCK sau 6 năm (từ năm 2000 - đến năm 2006) đã cho thấy quy mơ TTCK Việt Nam cịn nhỏ, chưa trở thành một kênh huy động vốn dài hạn có hiệu quả cho đầu tư phát triển. Tham gia thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu vắng các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các cơng ty lớn, các nhà đầu tư có tổ chức như quỹ đầu tư, cơng ty đầu tư chứng khốn... nên ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường. Cho đến tháng 12/2005, tổng giá trị vốn hóa TTCK đạt 6,9% GDP, trong đó thị trường cổ phiếu đạt gần 1% GDP, thị trường trái phiếu đạt 5,9% GDP. Số lượng các CTCK tham gia hoạt động trên thị trường cịn ít, tiềm lực tài chính hạn chế, trình độ của nhân viên
nghiệp vụ chưa mang tính chun nghiệp. TTCK hoạt động khơng minh bạch, mua bán chứng khốn thơng qua các thơng tin nội gián cịn nhiều, ngun tắc công khai chưa được tuân thủ một cách triệt để [22].
Do vậy, để khắc phục những bất cập của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP và điều chỉnh toàn diện hoạt động của TTCK, đồng thời để hội nhập với môi
trường pháp lý quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), LCK đã được Quốc hội thơng qua vào năm 2006, có hiệu lực từ 1 tháng 01 năm 2007.
Thực hiện quy định tại điều 134 khoản 5 LCK năm 2006, theo đó,
TTGDCK được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi thành SGDCK trong thời hạn mười tám tháng, kể từ ngày LCK có hiệu lực. Ngày 11 tháng 5 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định Quyết đi ̣nh 599/QĐ-TTg chuyển TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh thành SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2009 vừa qua, TTGDCK Hà Nội cũng chuyển đổi thành SGDCK Hà Nội. SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội là pháp nhân thuộc sở hữu nhà nước, được tổ chức theo mơ hình pháp lý cơng ty TNHH một thành viên, hoạt động theo LCK, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của SGDCK và các quy định khác của pháp luật có liên quan.