Qua các mô hình tổ chức SGDCK trên cho thấy, đặc điểm nổi bật là SGDCK các nước trên thế giới chủ yếu là các tổ chức tự quản (SROs), nghĩa là các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về sở giao dịch chứng khoán tại việt nam (Trang 32 - 37)

SGDCK các nước trên thế giới chủ yếu là các tổ chức tự quản (SROs), nghĩa là các thành viên /cổ đông tự thiết lập các quy chế điều chỉnh hoạt động của các thành viên cũng như của SGDCK. SGDCK có thẩm quyền quyết định việc kết nạp thành viên, cơ chế niêm yết và giao dịch chứng khoán tại SGDCK, cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm của các thành viên liên quan tới hoạt động giao dịch tại SGDCK. Cơ chế tự quản đã tồn tại trong lịch sử gần một trăm năm của TTCK thế giới. Đa số các SGDCK trước đây lựa chọn cơ cấu sở hữu thành viên đều áp dụng cơ chế tự quản. Gần đây, khi quá trình chuyển đổi cơ cấu sở hữu đã biến nhiều SGDCK thành cơng ty cổ phần thì cơ chế tự quản vẫn tiếp tục tồn tại.

1.4.1.2 Pháp luật về hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán một số nước trên thế giới số nước trên thế giới

Bất cứ hoạt động nào của SGDCK các nước trên thế giới đều trước hết phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước đó. Từ chức năng của SGDCK, SGDCK thường có các hoạt động bao gồm những hoạt động như niêm yết chứng khốn, quản lý giao dịch, cơng bố thơng tin, giám sát giao dịch, giám sát sau niêm yết… Từ đó, pháp luật điều chỉnh về những hoạt động này tạo khuôn khổ pháp lý cần thiết cho SGDCK hoạt động.

* Pháp luật về hoạt động niêm yết chứng khoán

Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc quy chế do SGDCK ban hành thì chứng khốn sẽ được niêm yết trên SGDCK. Việc chứng khoán của một tổ chức phát hành được niêm yết trên SGDCK sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức phát hành đó như hoạt động mua bán, chuyển nhượng chứng khốn được dễ dàng, cơng khai, công bằng và minh bạch, tạo ra một trật tự thị trường được quản lý chặt chẽ bởi SGD; tính thanh khoản của chứng khốn được nâng cao, tạo lòng tin cho nhà đầu tư. Các điều

kiện niêm yết chứng khốn, quy trình niêm yết, hình thức niêm yết của mỗi SGDCK là khác nhau do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội và nhu cầu quản lý của mỗi Sở, mỗi nước.

Tại SGDCK Hàn Quốc: SGDCK Hàn Quốc có quyền thẩm định hồ sơ niêm yết tại Sở. Một công ty muốn niêm yết cổ phiếu của mình thì phải gửi đơn xin niêm yết kèm theo các thông tin cụ thể có liên quan chứng minh cơng ty đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại Sở. Sau khi xem xét, SGDCK sẽ cấp phép niêm yết cho công ty. Do việc niêm yết chứng khốn tại SGDCK thơng thường gắn liền với phát hành chứng khốn ra cơng chúng nên tiêu chuẩn niêm yết và tiêu chuẩn phát hành chứng khốn ra cơng chúng tại Hàn Quốc có sự tương đồng nhau.

* Pháp luật về hoạt động giao dịch chứng khoán

Ngày nay, ở hầu hết các nước, hoạt động giao dịch trên TTCK tập trung được chuẩn hoá cao độ, khơng cịn phương thức giao dịch thủ cơng. Hệ thống giao dịch dựa vào kỹ thuật khoa học công nghệ thông tin là tất yếu. Tuy nhiên, khi xem xét hoạt động giao dịch của SGDCK, trong phạm vi đề tài này, tác giả không đi sâu vào các nghiệp vụ kỹ thuật mà chỉ xem xét những vấn đề cơ bản và giao dịch chứng khốn dưới góc độ luật học như quy định chung về giao dịch và một số quy định khác có liên quan đến giao dịch tại Sở như giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch…

Điều 98 LCK và Giao dịch Đài Loan quy định: hoạt động của SGDCK là tạo ra một thị trường giao dịch tập trung. SGDCK không được tham gia hay đầu tư vào bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác nếu khơng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

SGDCK Đài Loan ngoài việc đưa ra các quy tắc sẽ quy định chi tiết trong quy chế hoạt động hoặc quy tắc nghiệp vụ các vấn đề về niêm yết chứng khoán. Trong các giao dịch chứng khoán được thực hiện bởi các thành viên của SGDCK, các nhà mơi giới hoặc mua bán chứng khốn trên SGDCK, nếu bất cứ một bên giao dịch nào khơng hồn thành nghĩa vụ giao tiền, chứng khoán,

SGDCK sẽ chỉ định các thành viên khác hoặc các nhà mơi giới chứng khốn hay mua bán khác để giao dịch chứng khoán thay thế. Chênh lệch giá và chi phí phát sinh sẽ được bù đắp bởi quỹ thanh toán và bù trừ; trong trường hợp quỹ không đủ, SGDCK sẽ ứng tiền thanh tốn và sau đó địi lại từ bên vi phạm.

Ở SGDCK Hàn Quốc (KSE), người nào không phải là thành viên của SGDCK không được thực hiện các giao dịch trên TTCK (Điều 85 LCK và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, được sửa đổi theo Luật số 3945 ngày 28 tháng 11 năm 1987) [32].

* Pháp luật về hoạt động công bố thông tin

Công bố thông tin và hoạt động quan trọng trên TTCK. Bởi TTCK là một thị trường tài chính bậc cao. Việc xem xét tính minh bạch hố, cơng khai hố các thơng tin ở mức độ nào cho chúng ta đánh giá được tính chuyên nghiệp và sự phát triển của TTCK ở quốc gia đó; phát triển hoạt động cơng bố thơng tin trên SGDCK chính là thu hút được sự quan tâm và tin tưởng của nhà đầu tư.

Đối với hoạt động công bố thông tin trên SGDCK Hàn Quốc của tổ chức niêm yết, để đảm bảo các chứng khoán niêm yết được giao dịch công bằng và bảo vệ công chúng nhà đầu tư, các thơng tin có thể làm ảnh hưởng tới giá chứng khoán và quyết định đầu tư của nhà đầu tư thì pháp luật Hàn Quốc quy định tất cả các công ty niêm yết phải nộp báo cáo định kỳ lên SGDCK và UBCK. SGDCK sẽ thay mặt các công ty niêm yết hoặc trong nghĩa vụ, trách nhiệm của mình cơng bố thơng tin trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Hoạt động công bố thông tin của SGDCK Hàn Quốc dựa trên báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường của các công ty niêm yết trên Sở. Các công ty phải chịu trách nhiệm về những báo cáo của công ty và các hậu quả do công bố các thông tin không đúng sự thật. Đối với các công ty không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cơng bố thơng tin, SGDCK có quyền tiến hành các cuộc thanh tra đối với các vấn đề có liên quan và báo cáo UBCK nếu nghi ngờ có sự vi phạm pháp luật.

Bất cứ hoạt động nào của các chủ thể trên TTCK đều phải tuân theo các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự ổn định và an toàn cho thị trường. Chính vì vậy, việc xây dựng pháp luật về hoạt động giám sát giao dịch nói riêng và giám sát thị trường nói chung có một vai trị và ý nghĩa quan trọng để có thể xây dựng một thị trường cơng bằng, có trật tự và đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các chủ thể khác trên thị trường.

Tại SGDCK Đài Loan, hoạt động giám sát thị trường của SGDCK Đài Loan phải đảm bảo sự cơng bằng và có trật tự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư, ngăn cấm các hành vi đầu cơ thao túng thị trường và giao dịch nội gián. Phụ trách công tác giám sát tại SGDCK Đài Loan là Ban Giám sát thị trường, hoạt động dựa trên quy chế giám sát thị trường ban hành năm 1988. Giám sát trên các lĩnh vực: Công bố các giao dịch bất thường, giám sát liên tục, áp được áp dụng các biện pháp hạn chế các giao dịch bất thường và kiểm soát điều tra bằng cách báo cáo lên UBCK và cơ quan hữu quan để mở cuộc điều tra, xác minh khi cần thiết.

Mơ hình pháp lý về giám sát của SGDCK New York (NYSE) được thực hiện bởi ba bộ phận chức năng: Giám sát thị trường, quản lý công ty thành viên và cưỡng chế. Bộ phận giá sát thị trường đảm nhiệm chức năng theo dõi hoạt động giao dịch của các chuyên gia, các nhà giao dịch có đăng ký trên thị trường; phát hiện và theo dõi các hành vi giao dịch nội gián, giao dịch lũng đoạn thị trường, thâu tóm doanh nghiệp… Bộ phận quản lý cơng ty thành viên có chức năng tiến hành các đợt thanh tra định kỳ và đột xuất các công ty thành viên nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường trong hoạt động giao dịch, kiểm sốt nội bộ hoặc cơng tác quản lý; tiến hành thanh tra định kỳ và đột xuất tình hình tài chính của các thành viên. Khi nhận được kết luận điều tra về các hành vi vi phạm từ bộ phận giám sát thị trường hoặc từ tổ chức, cá nhân có liên quan, bộ phận cưỡng chế sẽ kiểm tra chi tiết lại vụ việc và đưa ra quyết định và hình thức xử lý đối với đương sự. Tuy nhiên, khi vụ

việc được đưa ra xét xử theo thủ tục thì bộ phận cưỡng chế lại có vai trị như một người làm chứng.

* Pháp luật về hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

Khi các lệnh mua - bán chứng khoán được đưa vào hệ thống giao dịch và có kết quả. Tồn bộ q trình thanh tốn sau giao dịch sẽ do hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ tiến hành. Ở một số nước trên thế giới do SGDCK thực hiện (ví dụ như Đài Loan), một số nước khác lại thành lập cơ quan, tổ chức riêng (ví dụ: Hàn Quốc).

* Pháp luật về các hoạt động khác của SGDCK

Pháp luật về hoạt động hoà giải ngày nay cũng được các Sở chú trọng hơn. Khi có tranh chấp xảy ra trong việc phát hành, niêm yết, đầu tư và kinh doanh chứng khốn thì các nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh, tổ chức phát hành có thể yêu cầu Sở đứng ra giữ vai trị là người hồ giải hoặc xác minh thông tin, chứng cứ.

Pháp luật các nước trên thế giới hiện nay rất quan tâm tới vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro từ chính hoạt động giao dịch chứng khoán tại SGD. Bởi vậy, pháp luật nhiều nước thường có quy định bắt buộc SGDCK phải thành lập một quỹ gọi là "quỹ bảo vệ nhà đầu tư" hay "quỹ công bằng" thực chất ở đây là một quỹ nhằm xử lý những rủi ro, sự cố kỹ thuật do chính bộ máy vận hành của SGDCK và các thành viên của Sở gây ra dẫn tới thiệt hại cho nhà đầu tư như hiện tượng "treo sàn" hay sự cố "sập sàn"…

Hoạt động liên kết và hợp tác quốc tế rất được các SGDCK chú trọng. Hầu hết tại các Sở, đều có Phịng/ Ban phụ trách về hợp tác quốc tế trong các nghiệp vụ của Sở, theo dõi các vấn đề có tính quốc tế có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong nước, tâm lý của nhà đầu tư. Ngoài ra, các Sở còn học tập, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến các quy định của pháp luật, quy

chế do Sở ban hành, công nghệ thông tin và vấn đề niêm yết chứng khốn của các cơng ty ra nước ngoài giữa các Sở. Hoạt động này phát triển càng mạnh thì càng có nhiều "biên bản ghi nhớ", "bản thỏa tuận hợp tác" được ký kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước của các nước khác nhau, hoặc giữa các Sở với nhau do vậy mà có những sự điều chỉnh hoặc vận dụng hợp lý vào các quy định của pháp luật của mỗi quốc gia và các quy chế của Sở.

Ngoài ra, các SGDCK trên thế giới thường có bộ phận dự báo và quản lý rủi ro. Bộ phận này tập hợp, hệ thống lại các thông tin đã được kiểm chứng và đưa ra được những thơng tin dự báo về tình hình thị trường, xu hướng thị trường và báo cáo nhưng rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp khắc phục cho cơ quan, bộ phận có thẩm quyền.

1.4.2. Những kinh nghiệm thực tiễn rút ra cho Việt Nam

Nhà nước ta hiện nay rất chú trọng đến việc phát triển một TTCK lành mạnh, bền vững, là kênh huy động vốn lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, TTCK ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ, kinh nghiệm quản lý và kiểm soát rủi ro chưa nhiều. Do vậy, việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm từ pháp luật của các nước về SGDCK là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về sở giao dịch chứng khoán tại việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)