Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là nguồn nội lực quan trọng và là nguồn vốn to lớn của đất nước. Đối với người nông dân, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của q trình sản xuất nơng nghiệp. Chính vì tầm quan trọng như vậy mà chính sách đất đai có ý nghĩa to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội. Trong sự nghiệp Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhờ có chính sách đất đai đúng đắn mà đã tập hợp, lôi cuốn được hàng triệu nông dân dưới ngọn cờ cách mạng của Đảng, lập nên những chiến công vang dội, lật đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền độc lập cho dân tộc.
Từ thực tiễn, đất đai nông nghiệp trong nước, từ sự nghiên cứu chính sách đất đai của Trung Quốc với những bài học kinh nghiệm quý, xin nêu lên một số kiến nghị cụ thể:
Một là, hiện nay đất đai nông nghiệp, đất canh tác của nước ta có xu
hướng giảm xuống do nhiều nguyên nhân khác nhau: Dân số ngày càng đông, số hộ tách ra ngày càng nhiều (khoảng 3% năm); diện tích đất nơng nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất xây dựng cơ bản, xây dựng hạ tầng, khu công nghiệp, sân golf v.v... Nhìn chung đất nơng nghiệp ở nước ta vẫn phân tán manh mún theo kiểu sản xuất nhỏ. Để đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung ruộng đất nơng nghiệp. Chỉ có tích tụ và tập trung ruộng đất thì mới thực hiện tốt sự phân công lao động xã hội, mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý trong nông nghiệp và nông thôn được. Muốn đạt được mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nơng nghiệp và nơng thơn thì phải xóa bỏ kinh tế tự cung tự cấp, xóa bỏ tình trạng phân tán manh mún ruộng đất để phát triển kinh tế hàng hóa lớn. Để thúc đẩy q trình tích tụ ruộng đất thì Nhà nước phải nghiên cứu để từng bước nới lỏng chính sách hạn điền, thậm chí sẽ bỏ chính sách hạn điền. Những người nơng dân có điều kiện, có năng lực quản lý và năng lực sản xuất, kinh doanh với quy mơ ruộng đất lớn được tích tụ lại. Những người nông dân khác dịch chuyển sang các ngành nghề dịch vụ hoặc sản xuất kinh doanh thích hợp hơn, thực hiện phân cơng lại lao động xã hội.
Hai là, một nghịch lý đang tồn tại trong thực tế là nhiều doanh nghiệp
Nhà nước, nhiều cơ quan nhà nước, nhiều doanh trại quân đội, nhiều lâm trường quốc doanh chiếm quá nhiều diện tích đất đai mà để đất đai nhàn rỗi, không sử dụng đất. Tất cả họ không mất tiền mua quyền sử dụng đất. Điều đó có nghĩa là quyền sử dụng đất trong tất cả các trường hợp trên khơng được tính đến như một tài sản khơng được xem nó với tư cách là một hàng hóa đặc biệt. Nhà nước bị thất thu, đất đai nhàn rỗi q lãng phí. Sự bất bình đẳng về sử dụng đất giữa các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan Nhà nước, quân đội, với người nông dân đã tồn tại lâu dài như giữa ban ngày. Thiết nghĩ phải có cơ chế, phải có chính sách, phải có những điều luật bổ sung của Nhà nước để giải quyết sự bất cơng và nghịch lý trên. Cần phải luật hóa những quy định đó để tạo hành lang pháp lý cho mọi chủ thể hoạt động đúng pháp luật.
Ba là, ở nước ta hiện nay đã chín mùi vấn đề thúc đẩy nhanh tiền tệ
hóa quan hệ đất đai. Pháp luật đã quy định mọi tổ chức và cá nhân sử dụng đất được thực hiện 5 quyền: chuyển đổi, sang nhượng, thế chấp, kế thừa và cho thuê. Theo đó mọi tổ chức hay cá nhân nào muốn sử dụng đất đều phải trả tiền một cách sịng phẳng, bình đẳng. Thực hiện tốt điều này thì người sử
dụng đất khi tiến hành sản xuất - kinh doanh mới tính tốn một cách khoa học, chính xác hiệu quả kinh tế. Muốn sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật, người mua đất phải trả tiền. Đây là yếu tố tự nhiên thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất ngày càng phát triển. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, một nhân tố cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển.
Bốn là, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế cũng chính
là quá trình làm thay đổi về chất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy hồn thiện chính sách đất đai phải xuất phát từ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất và yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi trình độ lực lượng sản xuất phát triển, trình độ phân cấp lao động trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển thì sự biến đổi về cơ cấu ngành kinh tế sẽ tất yếu dẫn đến sự biến đổi về nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu nguồn lực đất đai vào các mục đích sản xuất - kinh doanh tại các ngành kinh tế. Q trình chuyển đổi mục đích sử dụng từ sản xuất nơng nghiệp sang xây dựng công nghiệp và dịch vụ đi liền với sự chuyển dịch quyền sử dụng đất từ nông dân sang các cá nhân và tổ chức hoạt động trong công nghiệp và dịch vụ. Để cho sự chuyển dịch này thực hiện trơi chảy thì chính sách đất đai phải tạo ra được cơ chế phù hợp đảm bảo lợi ích cho mỗi bên, lợi ích Nhà nước và lợi ích xã hội.
Năm là, Nhà nước cần phải tiếp tục hồn thiện chính sách đất đai góp
phần đảm bảo ổn định xã hội, giữ vững an ninh quốc gia và củng cố khối công nông liên minh vững chắc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đất đai vừa là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cơ bản cho các tầng lớp dân cư về sản xuất - kinh doanh, về nhà ở. Vì vậy để thực sự đảm bảo sự ổn định chính trị, ổn định xã hội, chính sách đất đai cần hoàn thiện hơn nữa. Cụ thể cần bổ sung, sửa đổi pháp luật về đất đai ở nước ta theo hướng sau:
1. Sửa đổi bổ sung các nguyên tắc và nội dung của quy hoạch sử dụng đất các cấp, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Trong đó, phải xây dựng được chỉ tiêu diện tích một số loại đất có tầm quan trọng quốc gia cần phải bảo vệ nghiêm ngặt, phù hợp với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Tiếp tục hoàn thiện nội dung chế độ quản lý đất đai theo hướng tăng cường vai trò của tổ chức phát triển quỹ đất trong việc thu hồi, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất đáp ứng nhu cầu đất để phát triển kinh tế; giảm thiểu việc tham gia thỏa thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất trong quá trình thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư; đảm bảo lợi ích cơ bản, việc làm và đời sống ổn định cho người bị thu hồi đất; đảm bảo quyền bình đẳng trong giao đất, thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất giữa những người sử dụng đất.
3. Tiếp tục hoàn thiện nguyên tắc, cơ chế xây dựng giá đất theo hướng phù hợp với giá đất trên thị trường, phù hợp với các mục đích sử dụng đất, trong đó mức giá đất sử dụng vào mục đích cơng cộng khơng nhằm mục đích kinh doanh phải thấp hơn so với mức giá đất công nghiệp, đất thương mại, dịch vụ, nhưng phải tương ứng so với giá đất nông nghiệp.
4. Tiếp tục hoàn thiện nội dung chế độ sử dụng đất theo hướng giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân.
5. Hồn thiện hệ thống quản lý đất đai ở địa phương đặc biệt là cập huyện và cấp xã.
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật về đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tác giả rút ra một số nhận xét như sau:
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng, cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam cũng bắt đầu từ nông nghiệp, nông thôn và đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận. Tuy tình hình, điều kiện và mức độ khác nhau, nhưng Việt Nam cũng đang phải đối mặt mới vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân. Vì vậy những chính sách pháp luật về đất nơng nghiệp của Trung Quốc có giá trị lớn cho Việt Nam học tập:
Một là, Trung Quốc là rất coi trọng đất nông nghiệp, bảo vệ nghiêm
ngặt đất nông nghiệp. Người Trung Quốc có câu: ruộng đất là gốc của dân sinh, là mẹ của sự giàu có. Để đảm bảo an ninh lương thực, Trung Quốc đã có những chính sách pháp luật để bảo vệ và quản lý nghiêm ngặt quỹ đất canh tác. Nhà nước thực hiện chế độ chiếm dụng đất canh tác có bồi thường. Trường hợp xây dựng phi nông nghiệp được phê chuẩn chiếm dụng đất canh tác thì theo nguyên tắc "Chiếm dụng bao nhiêu, khai khẩn bấy nhiêu", đơn vị chiếm dụng đất canh tác chịu trách nhiệm khai khẩn đất canh tác tương ứng với số lượng và chất lượng đất canh tác chiếm dụng.
Hai là, Nhà nước Trung Quốc rất coi trọng việc quy hoạch đất đai, coi
quy hoạch đất đai là biện pháp quan trọng hàng đầu trong chính sách bảo quản và sử dụng đất đai nông nghiệp. Coi công tác quy hoạch đất đai là công cụ để quản lý việc sử dụng đất đai. Nhà nước Trung Quốc đề ra phương châm bảo hộ đất canh tác cơ bản là: quy hoạch toàn diện, sử dụng hợp lý, kết hợp sử dụng với bồi dưỡng, bảo hộ nghiêm ngặt.
Ba là, Chính phủ Trung Quốc cấm bất cứ tổ chức, doanh nghiệp hay
được Quốc vụ viện phê chuẩn dùng để xây dựng các dự án trọng điểm nhưng đã một năm chưa sử dụng mà có thể canh tác được thì giao cho tập thể hoặc cá nhân vốn là chủ thửa đất đó khơi phục lại để tiếp tục sản xuất. Nếu trên một năm chưa xây dựng thì phải nộp phí để đất nhàn rỗi. Nếu để đất nhàn rỗi 2 năm liền chưa khởi cơng xây dựng thì sẽ thu hồi quyền sử dụng đất mà không phải đền bù. Nếu mảnh đất đó vốn là của chủ sở hữu người dân tập thể thì giao cho tập thể nơng dân đó khơi phục canh tác, hồn trả lại khu bảo hộ đất canh tác cơ bản. Tất cả những chính sách về đất đai nông nghiệp của Chính phủ Trung Quốc đã và đang được thực hiện và mang lại những thành tựu to lớn cho nền kinh tế Trung Quốc hiện nay là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam.
Q trình thực hiện các chính sách pháp luật đối với đất nơng nghiệp gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp của nhân dân Việt Nam. Chính sách pháp luật về đất đai khơng những là sự sống còn gắn với vận mệnh, với đời sống người nông dân và nơng thơn Việt Nam, mà cịn là một quốc sách cho sự thắng lợi cách mạng của dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử. Chính vì vậy, Đảng và chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại hết sức quan tâm, hết sức nhạy bén về chính trị khi đề ra đường lối, chính sách ruộng đất cho nơng dân. Chính sách pháp luật đất đai nơng nghiệp trong thời kỳ đổi mới, trong thời kỳ đẩy tới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam là miễn thuế nông nghiệp cho nơng dân; khuyến khích nơng dân khai hoang, phục vụ tăng diện tích đất canh tác, đất trồng trọt.
Học kinh nghiệm pháp luật nước ngoài, nhất là pháp luật đất đai, đất nông nghiệp của Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam có được những bài học quý trong việc hồn thiện chính sách pháp luật về đất đai, nhất là đất nơng nghiệp của mình.