Quan điểm về việc hợp pháp hóa quyền an tử trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 38)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN AN TỬ

1.4. Quan điểm về việc hợp pháp hóa quyền an tử trên thế giới

1.4.1. Những quan điểm phản đối

Từ khi xuất hiện đến nay, an tử và quyền an tử luôn là vấn đề gây tranh cãi. Càng ngày càng xuất hiện nhiều quan điểm ủng hộ cũng như phản đối quyền an tử. Trong phạm vi khuôn khổ của luận văn, người viết chỉ nêu lên những quan điểm được nhiều người sử dụng, có quá trình phát triển dài lâu vf vẫn tiếp tục phát triển đến thời điểm hiện tại.

- An tử là sự chối bỏ giá trị cuộc sống. Quyền sống là một quyền con người cơ bản tuyệt đối, tự nhiên và không thể chuyển giao. Quan điểm rằng sự sống con người có giá trị to lớn nhất, phải được tôn trọng và bảo toàn bằng mọi giá dựa trên quan niệm cũ về tính thiêng liêng của cuộc sống, đối lập với quan điểm về chất lượng cuộc sống, thứ làm nền tảng cho quyền an tử, cho rằng nên kết thúc sự sống trong trường hợp việc tiếp tục là vô nghĩa. Nếu quan điểm sau được chấp nhận, phẩm giá con người sẽ sụp đổ. Những người ủng hộ quyền an tử, coi quyền này là sự bảo vệ cần thiết, và trong nhiều trường hợp, mặc dù việc hưởng thụ quyền lấy đi mạng sống của con người, thì vẫn không đáng bị pháp luật trừng phạt. Nhưng họ quên đi một việc, về bản chất sự bảo vệ cần thiết là điều chỉ diễn ra trong trường hợp cần bảo vệ tính mạng của người khác, trong khi với an tử, sự sống của con người bị tước đoạt không nhằm mục đích bảo vệ tính mạng của bất cứ ai. Một con người, mặc dù ốm đau và không có khả năng thực hiện những hoạt động đời sống phổ biến nhất, thì vẫn là một con người. Con người đặc biệt bởi họ là con người, họ đặc biệt tới thời điểm cuối cùng của cuộc đời và sự sống phải được duy trì càng dài càng tốt, con người không nên được trợ giúp để chết trong yên bình, mà sống đến khi họ tự nhiên chết đi.

- An tử không phải là lựa chọn tối ưu. Thứ nhất, trước đây khi nhắc đến bệnh tật, con người sẽ coi chữa trị là hệ quả tất yếu, nhưng nay trong một thế

giới đương đại với sự tồn tại của ung thư, AIDS, cao huyết áp… phương pháp được dùng phải là chăm sóc, khi chữa trị còn là một điều xa vời. Như vậy, biện luận quyền an tử dựa trên tình trạng bệnh lý không lối thoát của người bệnh trở nên vô nghĩa, bởi họ không phải chỉ có một lựa chọn duy nhất, mà họ có thể chọn giữa không chữa trị hoặc được chăm sóc. Thực tế y học chứng minh rằng nhiều bệnh nhân mong muốn kết thúc cuộc sống làm vậy bởi họ mong được giải thoát, họ tuyệt vọng hoặc sự đau đớn và chịu đựng của họ không được quan tâm. Vì vậy, thái độ tận tình, liệu pháp chống tuyệt vọng, cách tiếp cận giảm nhẹ và chăm sóc phục hồi chức năng mới là lối thoát. Khi đối mặt với đau khổ, tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, đề ra chiến lược và phấn đấu đạt được chăm sóc tối ưu sẽ tốt hơn là tìm kiếm cái chết. Thứ hai, luôn có cách giải quyết kể cả trong những tình trạng phức tạp nhất thay vì an tử. Nghĩa vụ của người bác sĩ là chấm dứt đau đớn, không phải cuộc sống của người bệnh. Việc áp dụng các phương pháp giảm đau không hề bị hạn chế. Phương pháp thì có nhiều, dễ áp dụng, ngày càng tinh vi và không ngừng phát triển. Trong các trường hợp đặc biệt bác sĩ thậm chí có thể cho bệnh nhân dùng thuốc an thần nặng để đưa họ vào giấc ngủ và chờ đợi tự nhiên thực hiện công việc của mình.

- Liệu quyền an tử có hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện? Những người ủng hộ quyền an tử khẳng định rằng việc hưởng thụ quyền sẽ không bao giờ trái nguyện vọng. Nhưng họ chỉ nhìn thấy hai mặt sáng tối của vấn đề. Nghi vấn sâu sắc nhất về quyền an tử nằm ở chỗ: liệu đây là hành động củng cố quyền tự do ý chí và quyền lựa chọn, hay là một cách tích cực loại bỏ những người ốm yếu, bệnh tật, già cả và khuyết tật? Ngày nay, câu trả lời là cả hai.

- Việc hợp pháp hóa cũng như hưởng thụ quyền an tử hoàn toàn dựa trên cơ sở y học liệu có chính xác? Thứ nhất, khoa học y khoa không ngừng phát triển và càng ngày càng có nhiều công nghệ mới được phát minh và đưa

vào ứng dụng. Vì vậy, bệnh không thể chữa trị hoàn toàn có khả năng tìm được lối thoát trong tương lai, hay nói cách khác, căn cứ thực hiện quyền an tử sẽ không còn chắc chắn qua thời gian. Thứ hai, nguy cơ chẩn đoán bệnh sai là hoàn toàn có thể. Một người không mắc bệnh được chẩn đoán có bệnh, người mắc bệnh nhẹ được chẩn đoán mắc bệnh nặng, thậm chí ngay cả trường hợp chủ thể mắc bệnh nặng, trong tình trạng y khoa không có khả năng chữa trị, thì việc dự đoán chính xác thời điểm người bệnh qua đời, theo nhận định của hầu hết bác sĩ, là không khả thi. Rất nhiều trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh nan y, thời gian duy trì ngắn nhưng trên thực tế người bệnh vẫn có thể sống từ 2 đến 10 năm. Vậy sẽ như thế nào nếu chỉ một sai lầm nhỏ dẫn đến việc thực hiện an tử mà hậu quả là không thế cứu vãn.

- Người bệnh có mong muốn chết bởi trở ngại về tâm thần và sự đồng

thuận của họ với phương án an tử có thể không phải ý chí tỉnh táo của họ. Cố gắng tìm kiếm cái chết thường xuất hiện ở các bệnh nhân trầm cảm, tâm thần phân liệt, sử dụng thuốc cũng như rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Hay nói cách khác, việc tìm kiếm cái chết cũng có thể là dấu hiệu bệnh tâm thần, và hành động đó của người bệnh là một nỗ lực kêu gọi sự giúp đỡ và cứu trợ, không phải mong muốn thực sự của họ và không nên bị đẩy vào tình trạng sử dụng phương pháp cuối cùng là chấm dứt sự sống.

- Việc hợp pháp hóa quyền an tử có thể làm giảm sự chú ý của xã hội đối với những người đang trong tình trạng cần được quan tâm. Kinh nghiệm của Hà Lan cho thấy sau khi có luật an tử, rất ít cố gắng, nỗ lực cải thiện điều trị bệnh tật hoặc giảm nhẹ đau đớn được ghi nhận. Thêm vào đó, hợp pháp hóa an tử làm giảm lòng tin của cộng đồng, của bệnh nhân vào các điều trị y khoa và y đức. Nhiệm vụ của bác sĩ luôn là người cứu người, không phải là giết người.

- Hợp pháp hóa quyền an tử có thể dẫn tới hệ quả lạm dụng như an tử cho người tàn tật và bệnh nhân mắc bệnh có thể chữa trị. Những nhà hoạt động

ủng hộ an tử định nghĩ bệnh nan y với rất nhiều thuật ngữ và khái niệm như hết hy vọng, vô phương, đau đớn về thể xác hoặc tinh thần, mất khả năng về trí lực và sức lực, hoặc chất lượng cuộc sống không đạt được…khiến cho dường như, mỗi người đều có lý do sử dụng quyền an tử của mình. Vấn đề về việc sử dụng thuật ngữ cũng như sự vô năng trong việc định nghĩa một cách tuyệt đối những căn bệnh chết người, khiến quyền an tử có thể gây nên phản ứng tiêu cực.

- An tử có thể trở thành một biện pháp nhằm hạn chế chi phí y tế. Nếu quyền an tử được hợp pháp hóa, có khả năng các bác sĩ sẽ áp dụng rộng rãi thay vì điều trị kéo dài, để giảm chi phí cho người bệnh của họ. Người bệnh nan y là nhóm cần được bảo vệ. Họ là những người yếu thế trước áp lực do đau đớn bệnh tật, tuyệt vọng trong hoàn cảnh vô phương cứu chữa, và tác dụng của điều trị y tế. Những người coi an tử là quyền phải nhận thức được rằng không sớm thì muộn quyền này cũng sẽ trở thành một loại nghĩa vụ.

- Nhiều tôn giáo tin rằng chỉ đấng tối cao mới có quyền sinh sát và họ không chấp nhận việc này. Trong đó có thể kể đến một số tôn giáo lớn như Cơ đốc giáo, đạo Tin lành, đạo Hồi, đạo Do Thái và đạo Hindu. Theo đạo Hồi thì

Hành động này bị cấm đoán… bởi nó chứa đựng vai trò tích cực của bác sĩ trong việc chấm dứt cuộc sống hoặc thúc đẩy cái chết của người bệnh… Đây là hành động giết người, và, giết người là một tội ác lớn và vì vậy bị đạo Hồi, tôn giáo thuần tình thương, cấm đoán [43].

Còn đạo Do Thái quy định

Cấm mọi hình thức an tử, bởi đây là hành vi giết người. Cuộc sống của một con người không phải của anh ta – mà thuộc về Đấng người đã tạo ra nó. Do đó nó chỉ có thể bị thu hồi bởi Chủ sở hữu đích thực. Cho dù mục đích cao quý thế nào, hành vi giết người nhân đạo là sự xâm phạm trắng trợn đến một thế lực đứng trên thế

Hầu hết người theo đạo Hindu cho rằng bác sĩ không nên chấp nhận yêu cầu an tử của bệnh nhân bởi điều này sẽ khiến tâm hồn và thể xác bị chia rẽ không theo tự nhiên. Hệ quả này sẽ làm gây tổn hại cho nghiệp của cả bác sĩ lẫn người bệnh. Ngoài ra, tín đồ đạo Hindu còn tin rằng không thể cho phép an tử vì nó vi phạm lời dạy ahimsa (không làm điều có hại). Người theo đạo Cơ đốc phản đối an tử, dựa trên đức tin rằng cuộc sống do Chúa ban tặng, và rằng con người được tạo nên bởi hình dung của Chúa. Nhiều nhà thờ nhấn mạnh sự quan trọng của việc không can thiệp đến quá trình tự nhiên của cái chết…Họ tin rằng phẩm giá nội tại và giá trị cuộc sống con người của mỗi cá nhân là như nhau, vì vậy việc dựa trên tình trạng y tế của họ để kết luận cuộc sống vô giá trị là sai lầm. Đồng dạng với tín người Cơ đốc giáo, tín đồ đạo Tin lành coi cuộc sống là một món quà bất khả xâm phạm từ Chúa. Tình yêu của tín đồ với Chúa và món quà của ngài khiến những tín đồ này có nghĩa vụ phải tránh xa bất kì suy nghĩ nào xâm phạm đến món quà vô giá này thông qua hành vi tự tử hoặc an tử.

1.4.2. Những quan điểm ủng hộ

Tương tự quan điểm phản đối, quan điểm ủng hộ quyền an tử xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng, được đề cập chi tiết trong nhiều bài báo và diễn đàn. Vì vậy ở phần này, người viết sẽ trình bày những quan điểm ủng hộ đối ứng với những quan điểm phản đối trên, đồng thời cũng là những quan điểm đang được sử dụng nhiều hiện nay:

- An tử không phải là sự chối bỏ giá trị cuộc sống mà ngược lại, là sự tôn trọng giá trị cuộc sống, tôn trọng nhân quyền, phẩm giá con người và vì mục đích nhân đạo. Giá trị cuộc sống chỉ có thể đạt được khi cuộc sống có chất lượng. Việc người bệnh lâm vào tình trạng bệnh lý không thể cứu chữa, với đau đớn dai dẳng, kéo dài và không thể chịu đựng đã giảm chất lượng cuộc sống xuống dưới mức tối thiểu. Vậy chính việc bắt buộc con người,

trong trường hợp này, tiếp tục duy trì sự sống mới là một sự phủ định giá trị cuộc sống, phủ định phẩm giá con người. Nhất là khi xem xét đến hoàn cảnh của một số nước nghèo, nền y học và cơ sở vật chất chưa phát triển thì sự chịu đựng của con người còn lớn hơn nhiều lần. Hơn nữa, con người vốn có quyền an tử. Con người là một chủ thể sinh học độc lập, có quyền kiểm soát thân thể và cuộc sống của chính mình, có quyền tự quyết và thực hiện quyết định đó. Mọi sự hạn chế áp đặt lên quyền con người là điều không cần thiết. Tờ The Independent, tháng 03/2002, nhận xét, “Trong trường hợp không có người phụ thuộc gây sức ép theo cách này hay cách khác, quyền lựa chọn của cá nhân nên là tối cao. Nếu người bệnh tỉnh táo, và ý định của họ đủ sáng tỏ, thì điều này không còn gì phải bàn cãi” [18].

Quyền an tử lại không nhằm đến mục đích nào khác ngoài nhân đạo. Những tiến bộ trong công nghệ ngày nay thường đưa đến việc con người sống lâu hơn và cũng thường chịu đau khổ vì bệnh tật trong thời gian dài hơn, và điều này đồng nghĩa với một cái chết hành hạ chậm rãi. Lúc này an tử được coi nhà những lựa chọn hợp lý nhất. Từ thế kỷ thứ 16, việc người hành nghề y thực hiện trợ tử cho những người mắc bệnh nan y đã được cho rằng không nên bị quy tội theo pháp luật hoặc đạo đức.

- An tử không phải là biện pháp tối ưu nhưng là biện pháp cuối cùng. Luật pháp không quy định bắt buộc người lâm vào trạng thái y tế không lối thoát phải an tử, mà chỉ mở ra một cánh cửa cho những người có nhu cầu tự nguyện đi qua. Nhiều nước và vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa an tử quy định bác sĩ có nghĩa vụ cung cấp thông tin về các liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân và những phương án khác. Có thể thấy, người bệnh một khi đã dùng đến biện pháp an tử, có nghĩa họ không còn sự lựa chọn nào khác và đây là biện pháp cuối cùng. Việc không mở cánh cửa này sẽ khiến cho con người lâm vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng, thậm chí phải sử dụng đến những biện

- An tử, về bản chất là dựa trên cơ sở tự nguyện và kết luận y khoa chính xác đã được kiểm định. Nếu có luật an tử thì tính tự nguyện cũng như tính chính xác khi xác định tình trạng y tế của người bệnh sẽ càng được đảm bảo hơn bởi được đặt trong khuôn khổ pháp luật quy định chặt chẽ. Thực tế đã chứng minh việc không thông qua luật an tử khiến cho nhiều tiêu cực lạm phát. Năm 2005 tại Hà Lan, một nghiên cứu do Tạp chí Y khoa New England cho thấy 0,4% các vụ việc an tử tại đất nước này không có bằng chứng rõ ràng về tính tự nguyện. Nhưng so sánh với số liệu năm 1991, thời điểm luật an tử và trợ tử của đất nước này chưa được thông qua, con số lên đến 0,8%. Hay nói cách khác, thông qua luật an tử giúp giảm thiểu một nửa những cái chết không mong muốn. Tại Anh, năm 2012, một nghiên cứu chỉ ra rằng “có khoảng 57.000 bệnh nhân mỗi năm qua đời mà không được biết rằng các thiết bị hỗ trợ sống của họ đã dừng” [39]. Thay vào đó, họ bị đẩy vào hoàn cảnh phải chết nhằm giảm bớt đau đớn mà không hề biết. Như vậy về cơ bản, các bác sĩ tại Anh đã và đang thực hiện an tử - mà không hề bị ràng buộc bởi bất cứ quy định pháp lý nào.

Lo ngại về việc thực hiện quyền an tử sai đối tượng cũng giống như lo ngại về việc xét xử hình sự sai người, sai tội. Như vậy, cứ có khả năng sai sót thì cần cấm đoán? Không phải, việc lường trước khả năng sai sót là điều cần thiết, nhưng là để đề ra các biện pháp khắc phục một khi đã đưa vào thực hiện. Pháp luật là để phục vụ số đông, trong khi sai sót nếu có xảy ra nằm ở phạm vi đơn lẻ, nhỏ hẹp. Vì vậy nếu thấy cần thiết pháp luật vẫn cần thông qua một số chính sách, đồng thời để ra các quy định nhằm giảm thiểu đến mức tối đa sai phạm.

- An tử chỉ được thực hiện cho những người có đủ năng lực nhận thức, suy nghĩ và đưa ra quyết định. Vì vậy việc lo ngại trở ngại tâm thần sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tự quyết của người có nhu cầu là không có căn cứ. Không chỉ bác sĩ điều trị phải chứng nhận khả năng tâm lý/tâm thần của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)