LỆ LÀNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ YÊU CẦU HÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lệ làng truyền thống trong quá trình hình thành ý thức pháp luật của nông dân Việt Nam hiện nay (Trang 39)

THÀNH VÀ NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO NÔNG DÂN

2.1.1. Đặc điểm của lệ làng hiện nay

Sau khi giành đƣợc chính quyền, Đảng và Nhà nƣớc ta không chủ trƣơng xây dựng hƣơng ƣớc, lệ làng ở nông thôn. Thời gian này, ngƣời ta quan niệm rằng, hƣơng ƣớc, lệ làng là biểu hiện tập trung của những tƣ tƣởng cổ hủ, lối sống lạc hậu, không có cơ sở để tồn tại trong môi trƣờng xã hội mới. Vào thời điểm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí vai trò của hƣơng ƣớc, lệ làng khi về thăm Thái Bình (năm 1958) Bác nói:

Hƣơng ƣớc là những khoán ƣớc trong làng, ngƣời ta quy định với nhau không để trâu bò phá hoại lúa, gà qué ăn rau, mạ, không đƣợc trộm cắp của nhau. Đó là những phong tục đẹp trong nông thôn nƣớc ta trƣớc đây. Từ sau Cách mạng, các chú bỏ hết tất cả, thế là không đúng. Cách mạng chỉ xóa đi cái dở, cái xấu, còn cái tốt, cái hay cần giữ gìn và phát huy chứ [28].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khởi xƣớng đƣờng lối đổi mới, đem lại nhiều chuyển biến quan trọng trong xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, Nghị quyết 10 về nông nghiệp đƣợc ban hành với chính sách khoán đến hộ gia đình đã làm thay đổi cơ chế quản lý và tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn. Hộ gia đình trở thành đơn vị cơ sở trong sản xuất kinh tế. Tiếp theo đó làng (thôn, ấp, bản)... dần trở lại vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Chính sách đổi mới đã đem lại hiệu quả thiết thực không chỉ trong kinh tế

mà cả trong đời sống văn hoá của nhân dân. Nhiều phong tục tập quán tốt đẹp nhƣ lễ hội, diễn xƣớng dân gian truyền thống đƣợc phục hồi, lệ làng truyền thống vẫn còn đƣợc bảo lƣu nhƣng với đặc điểm riêng biệt, phản ánh sự tiếp thu và đổi mới trên cơ sở tồn tại xã hội và cả ý thức xã hội đang trong quá trình thay đổi.

Một là, "lệ làng" thời kỳ đổi mới phản ánh và thể hiện sự đổi mới của

hệ thống chính trị và luật pháp. Hệ thống chính trị ở nông thôn đã có sự đổi mới một bƣớc về tổ chức và phƣơng thức hoạt động. Các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản phát triển đa dạng hơn, nhƣ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội nông dân... Quá trình dân chủ hóa trong Đảng và trong xã hội đƣợc mở rộng, dân chủ có sự khởi sắc hơn trong kinh tế, chính trị, văn hóa và tƣ tƣởng. Ngƣời nông dân tiếp xúc với pháp luật tốt hơn, và họ tham gia tích cực hơn vào các quá trình quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội, nhƣ: tham gia ý kiến vào các dự án luật của Quốc hội, bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, bầu Bí thƣ, trƣởng thôn... Nông thôn đang vận hành trong khuôn khổ luật pháp của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lƣu kinh tế, văn hóa. Nhƣng hiện thực đổi mới cũng cho thấy những chuẩn mực, những tập quán của làng xƣa vẫn chƣa mất hẳn, luật pháp cũng chƣa đủ sức bao quát hết mọi lĩnh vực của cuộc sống, việc xây dựng nông thôn mới vẫn cần tới những yếu tố tích cực của lệ làng trong hoạt động quản lý. Do vậy, việc xây dựng những bản hƣơng ƣớc mới ở các làng xã với vai trò nhƣ là khung pháp lý tự nguyện để dân làng cùng nhau xây đắp những giá trị tinh thần văn hóa để từ đó mà hành động phù hợp với pháp luật là điều cần thiết.

Hai là, làng xã ngày nay không còn nguyên vẹn nhƣ xƣa, lệ làng không

còn là "bộ luật" của làng nữa. Ngay sau khi ra đời, một trong những nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho Nhà nƣớc dân chủ nhân dân là "phải có một Hiến pháp

dân chủ" và chỉ sau 14 tháng sau khi chính quyền về tay nhân dân, nhân dân

ta đã có bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ nhất Đông Nam Á - Hiến pháp 1946. Trên cơ sở của Hiến pháp, pháp luật nhà nƣớc Việt Nam cũng đƣợc tập trung xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện. Ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh nhƣng các văn bản pháp luật vẫn lần lƣợt đƣợc ban hành và đi vào cuộc sống nhằm thể chế hóa quyền làm chủ của nhân dân. Những bộ luật quan trọng tác động trực tiếp đến ngƣời nông dân đã đƣợc công bố: Luật đất đai (1993), Bộ luật lao động (1994) và Bộ luật dân sự (1995)... Cùng với việc xây dựng hệ thống luật pháp là việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền XHCN "của dân, do dân và vì dân" đảm bảo cho mọi công dân đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật, phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Việc kế thừa những di sản kinh nghiệm quản lý truyền thống đã đƣợc nhiều địa phƣơng thực hiện từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Nhiều làng đã xây dựng những "Quy ước làng văn hóa" (còn gọi là hƣơng ƣớc mới) và bƣớc đầu thu đƣợc kết quả khả quan. Đầu thập niên 90, xây dựng quy ƣớc làng văn hóa đã trở thành phong trào rộng khắp trong nông thôn cả nƣớc. Cùng với những tổ chức xã hội tự quản của nông dân, những quy ƣớc văn hóa là hình thức thích hợp để nông dân thể hiện quyền làm chủ của mình. Quy ƣớc làng văn hóa, hƣơng ƣớc mới mà vai trò của nó đã đƣợc Đảng ta khẳng định là sự kế thừa, tiếp thu những giá trị của hƣơng ƣớc xƣa, là sự mở rộng, nối dài của pháp luật, cụ thể hóa pháp luật vào điều kiện cụ thể từng thôn làng, cùng với pháp luật hƣơng ƣớc góp phần vào giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân.

Ba là, những yếu tố của lệ làng tồn tại trong điều kiện trình độ dân trí ở

nông thôn ngày càng nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần của nông dân ngày càng phong phú. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, dốt cũng là một thứ giặc, bởi "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" [11]. Do vậy, một trong những

nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và Nhà nƣớc ta phải thực hiện ngay sau Cách mạng Tháng Tám là diệt giặc dốt. Nửa thế kỷ sau Cách mạng Tháng Tám, từ chỗ 95% dân số mù chữ đến nay trên địa bàn nông thôn nƣớc ta, các xã đã có trƣờng phổ thông cấp I, cấp II, huyện có trƣờng cấp III (phổ thông trung học), các thế hệ con em nông dân đƣợc cắp sách tới trƣờng. Cùng với các phƣơng tiện thông tin làm cho đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời nông dân ngày một nâng cao; cơ chế thị trƣờng cũng đã tác động mạnh đến suy nghĩ và hành động, từng bƣớc làm thay đổi thang bậc giá trị xã hội, các chuẩn mực đạo đức của ngƣời nông dân, nhất là tầng lớp thanh niên nông thôn. Họ đang có ý chí vƣơn lên trong học tập, học văn hóa, học cách làm giàu, tiếp thu nhanh chóng những điều mới mẻ...; họ đang và sẽ là những chủ nhân tƣơng lai ở nông thôn quyết tâm đƣa làng quê ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, đem những quan hệ mới, tiến bộ thay cho những tập quán, thói quen lạc hậu trong lệ làng xƣa còn đang tồn đọng trong cuộc sống hôm nay.

2.1.2. Ý thức pháp luật của nông dân và yêu cầu nâng cao ý thức của nông dân hiện nay

2.1.2.1. Ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, là một trong những biểu hiện của trình độ văn hóa xã hội. Có thể định nghĩa ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tƣ tƣởng, tình cảm của con ngƣời thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ và pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong cách xử sự của con ngƣời, trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức [26].

Căn cứ vào tính chất, nội dung của ý thức pháp luật, theo yêu cầu nhiệm vụ của luận văn này, tác giả dùng cách tiếp cận, phân chia kết cấu ý thức pháp luật gồm hai bộ phận: Hệ tƣ tƣởng pháp luật và tâm lý pháp luật.

Một là: Hệ tư tưởng pháp luật: Nói đến hệ tƣ tƣởng pháp luật là nói đến bản chất của pháp luật, nó thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có phân chia giai cấp. Hệ tƣ tƣởng pháp luật đó là hệ thống các quan điểm, tƣ tƣởng của con ngƣời, phản ánh một cách sâu sắc đời sống pháp luật theo ý chí của một giai cấp nhất định, nó đƣợc thể hiện thông qua hệ thống các phạm trù, khái niệm, nguyên tắc... Hệ tƣ tƣởng pháp luật là hệ thống các vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và quan hệ pháp luật, nó đƣợc khái quát ở tầm lý luận. Hệ tƣ tƣởng pháp luật bao gồm tổng thể các tƣ tƣởng, quan điểm, học thuyết về pháp luật. Ở nƣớc ta hiện nay, Tƣ tƣởng pháp luật của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh đƣợc cụ thể hóa trong đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta. Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của sự hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam là quá trình tự giác dƣới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là nhân tố quyết định của bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân của ý thức pháp luật.

Hệ tƣ tƣởng pháp luật ở nƣớc ta mang đặc trƣng bản chất pháp luật XHCN, nó thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Vì vậy, để hệ tƣ tƣởng pháp luật này tiếp tục phát triển và giữ vai trò chi phối đời sống pháp luật toàn xã hội Việt Nam một mặt phải quán triệt sâu sắc quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật, mặt khác Nhà nƣớc phải thể chế hóa đƣờng lối chính trị của Đảng thành pháp luật và đƣa đƣờng lối chính sách của Đảng vào đời sống xã hội của nhân dân ta. Đồng thời, Đảng và Nhà nƣớc phải không ngừng mở rộng dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ cho nhân dân lao động và các tầng lớp trong xã hội tích cực tham gia quá trình xây dựng pháp luật, giám sát các cơ quan Nhà nƣớc thi hành pháp luật. Bởi đây là những nhân tố, quan trọng

bảo đảm cho sự thành công của quá trình xây dựng nền pháp quyền XHCN, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở nƣớc ta.

Hai là, tâm lý pháp luật là sự phản ánh tâm trạng, cảm xúc, thái độ,

tình cảm của con ngƣời đối với pháp luật và các hiện tƣợng pháp lý. Tâm lý pháp luật là một bộ phận của ý thức pháp luật, so với hệ tƣ tƣởng thì nó phong phú hơn, có tính bền vững hơn và ít biến đổi và gắn bó chặt chẽ với thói quen, truyền thống, tập quán của con ngƣời, của cộng đồng xã hội. Nói tâm lý pháp luật là nói đến sự biểu đạt những cảm xúc, tâm trạng, thái độ của con ngƣời đối với pháp luật, liên quan mật thiết với nhu cầu và lợi ích của con ngƣời và mức độ biểu hiện của nó với pháp luật, mặt khác nó còn chịu sự ràng buộc của những thói quen, truyền thống, tập quán sản xuất lao động, quan hệ kinh tế - xã hội của con ngƣời. Bởi vậy, cũng nhƣ các hình thái ý thức xã hội khác, tâm lý pháp luật thƣờng ít biến đổi, chậm thay đổi, nó mang tính bảo thủ, có tính bền vững cao so với tƣ tƣởng pháp luật. Do vậy, để xóa bỏ ý thức pháp luật lạc hậu, xây dựng ý thức pháp luật XHCN thì không thể chủ quan tùy tiện áp đặt khiên cƣỡng, ngƣợc lại phải kiên trì, linh hoạt, sáng tạo và cần có thời gian nhất định.

2.1.2.2. Ý thức pháp luật của nông dân Việt Nam hiện nay

Ý thức pháp luật của ngƣời nông dân cũng là một dạng của ý thức pháp luật, phản ánh đời sống xã hội của ngƣời nông dân và chịu sự tác động từ các yếu tố: tâm lý sản xuất nhỏ lẻ, tập quán tâm lý làng xã, tƣ tƣởng phong kiến, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và ảnh hƣởng của cơ chế kinh tế thị trƣờng, vì vậy chúng ta thấy ý thức pháp luật của ngƣời nông dân có những biểu hiện sau:

Thứ nhất, thói quen lệ làng, phong tục truyền thống vẫn đƣợc ngƣời

nông dân đề cao và coi trọng hơn pháp luật nhà nƣớc.

tộc Việt Nam, hình ảnh ngƣời nông dân đã đi vào truyền thuyết dân gian, trong phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta từ xƣa tới nay. Cùng với sự hình thành nền văn hóa làng xã, tâm lý cộng đồng cƣ dân nông nghiệp, tuân thủ những tục lệ truyền thống của ngƣời nông dân thể hiện nhƣ là tâm điểm duy trì các mối quan hệ xã hội của họ.

Một mặt, phƣơng thức sản xuất nhỏ, kinh tế tiểu nông gắn liền với chế

độ phong kiến gia trƣởng tồn tại hàng nghìn năm trên đất nƣớc ta đã sản sinh ra tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ ở ngƣời nông dân, trong một môi trƣờng sản xuất kinh tế tự cung tự cấp là chủ yếu, làng xã thôn bản trở thành một quần thể khép kín, biệt lập với môi trƣờng xã hội. Đó là cơ sở duy trì phong tục tập quán truyền thống chế ngự quan hệ xã hội của ngƣời nông dân Việt Nam. Cho nên biểu hiện đầu tiên và "cũng là đặc điểm nổi bật nhất tồn tại trong suốt lịch sử phát triển của ý thức pháp luật Việt Nam cho đến tận ngày nay là ý thức "phép vua thua lệ làng" được hiểu là những tục lệ, tập quán, những quy định của làng xã luôn được coi trọng và đặt cao hơn phép nước" [27].

Vậy thói quen lệ làng, tục lệ truyền thống... đã chế ngự ý thức pháp luật của ngƣời nông dân Việt Nam, đƣợc thể hiện ở điểm nào?

Đó là, nông dân có thói quen giải quyết công việc, các mối quan hệ xã

hội theo tình cảm thuần túy, theo kinh nghiệm thế hệ đi trƣớc truyền lại, quan niệm "sống lâu lên lão làng", "chín bỏ làm mười", "dĩ hòa vi quý", "trăm cái

lý không bằng tý cái tình"... cách ứng xử, lối xử sự, phân định hay hòa giải

giữa cá nhân, gia đình, họ tộc đều trong khuôn khổ "lệ làng", những quy định

"hương ước" làng. Bởi "việc quản lý làng xã bằng hương ước trước đây là

một trong những cơ sở hình thành lối sống theo "lệ làng" không sống theo pháp luật của người nông dân" [27].

Mặt khác, do điều kiện đặc thù của xã hội Việt Nam, cƣ dân nông

đó mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế nên các quan hệ xã hội phần lớn cũng chỉ bó gọn trong phạm vi làng xã, ngƣời dân ít có điều kiện và nhu cầu giao tiếp với xã hội bên ngoài. Với đặc thù nhƣ vậy nên việc điều chỉnh quan hệ xã hội, hành vi của nông dân hoàn toàn có thể theo tục lệ, tập quán truyền thống mà không cần đến sự can thiệp của luật pháp nhà nƣớc. Điều đó đã làm hạn chế, cản trở rất nhiều sự tác động của luật nƣớc vào các đơn vị "tự trị" làng,

(chúng ta đề cập vấn đề này ở phần sau: ảnh hƣởng của tâm lý sản xuất nhỏ, tâm lý làng xã). Cũng vì vậy, ngƣời nông dân vẫn có thói quen coi trọng lệ làng hơn phép nƣớc, tục lệ truyền thống, các quy định làng xã hơn là các đạo luật của Nhà nƣớc ban hành. Do vậy, khắc phục hạn chế của lệ làng cùng thói

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lệ làng truyền thống trong quá trình hình thành ý thức pháp luật của nông dân Việt Nam hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)