3.1. PHƢƠNG HƢỚNG SỬ DỤNG TÁC ĐỘNG CỦA LỆ LÀNG
3.1.3. Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
các cấp ủy đảng, đặc biệt là Đảng ủy cấp xã. Coi đây là thời cơ để các cấp ủy đảng thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm, uy tín của Đảng trƣớc quần chúng nhân dân, làm theo quy chế thực sự làm cầu nối thể hiện mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Hai là: Củng cố tăng cƣờng hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở gồm lãnh đạo Đảng, chính quyền đoàn thể và thanh tra nhân dân, trong đó lãnh đạo Đảng làm trƣởng ban chỉ đạo. Một mặt, phải đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế theo hƣớng thiết thực hiệu quả. Mặt khác, cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn, nhƣ việc có thể thể chế hóa một số nội dung quy định của Quy chế dân chủ làm cơ sở pháp lý xử lý các hành vi vi phạm các quy định.
Ba là: Tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền nhất là
chính quyền cơ sở trong việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định của quy chế. Cụ thể hóa các khâu, các việc gắn với chức danh, nhiệm vụ của các thành viên HĐND, UBND cấp xã.
Bốn là: Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã
hội trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, phải thƣờng xuyên củng cố nâng cao chất lƣợng của hệ thống chính trị ở cơ sở làm cơ sở vững chắc phát huy dân chủ cơ sở trong đó có địa bàn nông thôn. Muốn vậy, phải tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ cơ sở làm nòng cốt trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho ngƣời dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa bàn nông thôn.
Năm là: Tiếp tục đổi mới theo hƣớng đơn giản và cụ thể hóa các bƣớc,
các khâu, cách thức, quá trình thực hiện nội dung Quy chế dân chủ ở xã, thôn, bản, xóm, nhƣ việc xây dựng quy ƣớc, hƣơng ƣớc làng, xã quy trình bầu trƣởng thôn, quy trình huy động và quản lý vốn do nhân dân đóng góp, công khai các chƣơng trình dự án ở xã, thôn, quy trình lấy ý kiến tín nhiệm cán bộ
Sáu là: Đầu tƣ thỏa đáng cơ sở kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm, nƣớc, thông tin, những nhu cầu thiết yếu phát triển dân sinh kinh tế ở cộng đồng dân cƣ ở mỗi địa phƣơng. Đòi hỏi các cấp chính quyền quan tâm chú trọng đúng mức, có nhƣ vậy mới tạo điều kiện cho ngƣời dân nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, dân tộc ít ngƣời đƣợc tiếp cận thông tin và làm cơ sở để biết, để bàn, làm và kiểm tra các công việc của chính quyền cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.
Đúng nhƣ Hồ Chủ tịch nói: dƣới chế độ quân chủ phong kiến, nhân dân ta không có dân chủ, còn dƣới chế độ thực dân thì dân chủ chẳng có là bao. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng một chế độ dân chủ mới thực sự do dân, của dân và vì dân. Nên ngay từ phiên họp đầu tiên của Chính phủ (lâm thời) Việt Nam dân chủ cộng hòa (3-9-1945) Hồ Chủ tịch đã chỉ đạo thành lập một ban soạn thảo Hiến pháp. Cho đến nay, nền dân chủ XHCN ở nƣớc ta trải qua 60 năm, do những biến cố thăng trầm của lịch sử, do chiến tranh kéo dài, nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Đảng ta, nhân dân ta đã và đang phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của mình trong công cuộc xây dựng XHCN.
Thắng lợi của hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, trong đó phải nói đến sự hình thành, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là một thành công lớn của Đảng và nhân dân ta. Đây là cơ sở pháp lý mang tính bền vững để nhân dân ta, trong đó có ngƣời nông dân phát huy quyền làm chủ của mình, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở lên một tầm cao mới, mang tính bền vững sẽ là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phƣơng, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, nâng cao ý thức pháp