Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở việt nam 07 (Trang 44 - 45)

1.4. Các yếu tố chi phối pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học

1.4.2. Yếu tố chính trị

Cũng như trong các lĩnh vực đầu tư khác, pháp luật đầu tư GDĐH tồn tại và phát triển song hành với bộ máy cai trị khi xã hội có sự không bình đẳng trong việc phân chia quyền sở hữu dẫn đến xuất hiện các nhóm lợi ích

khác nhau và là sản phẩm của con người. Vì vậy nó luôn luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài hoặc tác nhân môi trường gián tiếp chứa đựng những tư tưởng, động cơ chính trị, năng lực tri thức, ham muốn lợi ích vật chất và tình cảm của con người thông qua bộ máy cai trị và những người làm ra chính sách. Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng công cụ của giai cấp cầm quyền nhằm duy trì quyền lợi của mình thông qua mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục.

Đảng và Nhà nước ta xác định giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đều hướng tới đáp ứng mục tiêu giáo dục nước nhà. Cụ thể đó là việc chi ngân sách nhà nước hàng năm là nguồn cung cấp tài chính cơ bản để duy trì định hướng sự phát triển hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân theo đúng đường lối, chủ chương của Đảng và Nhà nước. Từ năm 2001 đến nay Nhà nước đã dành nguồn ngân sách đầu tư đáng kể cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong tổng chi ngân sách nhà nước tăng dần theo hướng năm sau cao hơn năm trước.

Đảng và Nhà nước quán triệt quan điểm ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở khu vực khó khăn, vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam, đồng thời thực hiện chính sách xã hội hóa mạnh hơn ở khu vực đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở việt nam 07 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)