Hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại họ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở việt nam 07 (Trang 84 - 88)

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại họ cở Việt

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại họ cở Việt Nam

thời gian vừa qua

Việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục đại học 2012 là một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Tuy

nhiên một số quy định của Luật và quá trình thực hiện Luật còn tồn tại một số hạn chế nêu trên. Luật Đầu tư cần được hoàn thiện theo hướng:

+ Sửa đổi nhóm các quy định chung của Luật (về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư ...) làm cơ sở cho việc áp dụng thống nhất điều kiện, thủ tục đầu tư, kinh doanh, khắc phục tình trạng xung đột giữa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo dục và các Luật có liên quan;

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều kiện (đầu tư giáo dục đại học) phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;

+ Hoàn thiện các quy định về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên thực hiện các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai ...; quy định thống nhất danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư làm cơ sở để áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, sử dụng đất...

+ Sửa đổi quy định về thủ tục đầu tư theo hướng bãi bỏ quy định Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoàn thiện các quy định về thủ tục đăng ký, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhằm làm rõ hồ sơ, quy trình, thủ tục, thời hạn thực hiện..., đồng thời bổ sung tiêu chí thẩm tra dự án phù hợp với quy hoạch và yêu cầu quản lý nhằm tránh tình trạng cấp phép tùy tiện, phá vỡ quy hoạch.

+ Hoàn thiện các quy định về phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo hướng đảm bảo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch vùng lãnh thổ; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thẩm tra và quản lý hoạt động của dự án.

+ Hoàn thiện các quy định về thủ tục thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt là các quy định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư và các thủ tục có liên quan đến việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, chuyển đổi hình thức đầu tư, hình thức doanh nghiệp ...

+ Bổ sung các quy định về xúc tiến đầu tư nhằm hình thành khung pháp lý về xúc tiến đầu tư đáp ứng yêu cầu vận động thu hút đầu tư trong thời gian tới.

“…Trong khi chưa tìm ra mô hình cụ thể, chủ trương của Chính phủ là khuyến khích các nhà đầu tư tham gia (thể hiện qua việc cho phép thành lập Trường ĐH Fulbright ở VN mới đây). Riêng về tự chủ (học phí và tài chính), trong khi việc vượt trần chi 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục (cả phổ thông và ĐH) là “khó mà nâng được”, việc tìm các giải pháp xây dựng nguồn thu cho ĐH “còn đang nghĩ”, bộ vừa quyết định tháo gỡ mức “trần học phí” quy định trong hàng chục năm qua. Mới đây, bộ đã ban hành Thông tư số 23/2014/TT - BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ ĐH, theo đó các trường đã chính thức bước vào giai đoạn tự chủ hoàn toàn trong việc thu học phí. “Vấn đề còn lại là đảm bảo cho chất lượng giảng dạy tương xứng” - ông Ga kết luận”. (Pham Cầm – tuoitre.cn).

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam đáp ứng các yêu cầu hội nhập

Trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giáo dục và nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân đã xuất hiện một số bức xúc do thực tiễn đặt ra cần phải hoàn thiện pháp luật về giáo dục và đặc biệt là hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học tạo cơ sở pháp lý để phát triển mạnh mẽ sự nghiệp phát triển giáo dục, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá. Pháp luật giáo dục đại học cũng sẽ là hành lang pháp

lý vững chắc cho hoạt động hội nhập quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trên thế giới thành lập trường, liên doanh, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục Việt Nam.

Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ vài

tháng trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và bắt đầu thực hiện lộ trình cam kết với Tổ chức này về mở cửa thị trường đầu tư trong các ngành dịch vụ cũng như các cam kết khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Do tính chất phức tạp, mới mẻ của nhiều cam kết và với thời gian chuẩn bị còn hạn chế, nên việc thực hiện đã không tránh khỏi một số bất cập như: Chưa có quan điểm thống nhất về việc áp dụng cam kết đối với nhà đầu tư không thuộc quốc gia/vùng lãnh thổ là thành viên của WTO; Chưa có quy định cụ thể về việc áp dụng cam kết đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư đã được thành lập tại Việt Nam; Chưa có quy định về việc áp dụng cam kết trong trường hợp nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu tư có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng lại thuộc các ngành/phân ngành dịch vụ được cam kết mở cửa với phạm vi và mức độ không giống nhau; Chưa có quy định về việc áp dụng cam kết đối với các ngành/phân ngành dịch vụ "chưa cam kết" hoặc không được liệt kê trong Biểu cam kết về dịch vụ [20].

Luật Giáo dục 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 thay thế Luật giáo dục 1998 và được Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 25/11/2009 đây là cơ sở pháp lý quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, hệ thống giáo dục được đổi mới và từng bước kiện toàn; trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Tuy nhiên, các quy định trong Luật giáo dục cũng không đáp ứng, thão gỡ được các bất cập trong Luật đầu tư.

Vì vậy, Luật đầu tư trong giáo dục đại học cần được hoàn thiện theo hướng hoàn thiện các quy định về thủ tục thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt là các quy định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư và các thủ tục có liên quan đến việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, chuyển đổi hình thức đầu tư, hình thức góp vốn... Bổ sung các quy định về xúc tiến đầu tư nhằm hình thành khung pháp lý về xúc tiến đầu tư đáp ứng yêu cầu vận động thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học trong thời gian tới.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật đầu tƣ trong giáo dục đại học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở việt nam 07 (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)