THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 45 - 51)

TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Trong suốt thời gian qua, và nhất là những năm trở lại đây Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm, lãnh đạo đối với hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đặc biệt trong giai đoạn xây Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ đã giao nhiệm vụ quản lý, triển khai thực hiện công tác này cho ngành tư pháp chỉ đạo thống nhất từ trung ương xuống địa phương. Các văn bản pháp luật quy định về hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và vai trò của nó đối với việc xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật được quy định rải rác ở rất nhiều các văn bản có giá trị pháp lý khác nhau. Và tồn tại, khó khăn lớn nhất về phương diện cơ sở pháp lý trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật là chưa có Luật phổ biến giáo dục pháp luật quy định thống nhất về thể chế đối với công tác này.

Ý thức pháp luật là yếu tố pháp lý có mối liên hệ mật thiết với pháp luật, các hoạt động xây dựng luật, thực thi và áp dụng luật trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố ý thức pháp luật. Vị trí, vai trò của ý thức pháp luật đối với đời sống pháp luật và đời sống xã hội nói chung được ghi nhận trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước cũng như các văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam. Các quy định đó đều ghi nhận ý thức pháp luật là cơ sở, tiền đề trực tiếp của hoạt động xây dựng, thực thi và áp dụng pháp luật.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh:

Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền

giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Ý thức pháp luật có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đời sống pháp luật nói riêng. Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp và tham gia vào tất cả các quá trình xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật [31].

Các văn bản pháp luật của nhà nước đều khẳng định ý thức pháp luật là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến pháp luật. Chương trình xây dựng pháp luật, đặc biệt là pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì phải coi trọng vấn đề nâng cao ý thức pháp luật đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam công tác phổ biến giáo dục pháp luật cũng là một nội dung quan trọng. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại nội dung này vẫn chưa được quy định trong các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như Luật hay Bộ luật của hệ thống pháp luật nước ta. Các quy định của pháp luật về hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được quy định trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Từ trước đến nay hoạt động này được thực hiện thông qua việc áp dụng các Quyết định phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Thủ tướng chính phủ, sau đó các bộ, ngành và chính quyền địa phương tiếp tục cụ thể hóa bằng cách ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác này trong đơn vị của mình. Có thể nói rằng chỉ tính khoảng thời từ năm 2002 trở lại đây số lượng văn bản pháp luật có liên quan đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật là rất nhiều. Với khối lượng văn bản khổng lồ như thế những tưởng việc triển khai thực hiện trên thực tế sẽ đạt hiệu quả như mong muốn. Nhưng chính điều này lại là khó khăn đối với công tác này vì không có thể chế về công tác phổ biến giáo dục pháp luật nên thực tiễn hoạt động không thống nhất, lúng túng làm giảm hiệu quả của công tác này rõ rệt.

Nhìn chung, so với thời kỳ 1998 - 2002 các văn bản được ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2003 - 2007 thường xuyên, kịp thời và chú trọng bám sát vào các mục tiêu, yêu cầu, mục đích của Chương trình và gắn hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật với các hoạt động chính trị của địa phương, đơn vị.

Ngày 17/01/2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007. Ngay sau đó Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong phạm vi cả nước đã tổ chức Hội nghị toàn quốc để quán triệt, triển khai thực hiện. Ngày 14/03/2003 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 01/2003/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Nghị quyết trên của Chính phủ.

Ngày 09/12/2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân thì nhiều cấp ủy đã ban hành chỉ thị, thông tư hoặc đưa nội dung phổ biến giáo dục pháp luật vào Nghị quyết của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật như Thông báo Kết luận số 74-TB/TW ngày 11/05/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX); Nghị quyết số 61/2007/NQ-TW ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 (Chương trình 212) gồm có 04 Đề án: "Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư" (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì); "đưa thông tin đại chúng và các thiết chế văn hóa thông tin đến xã, phường, thị trấn" (Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì);

"Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã phường, thị trấn" (Thanh tra Chính phủ chủ trì); "Phát huy vai trò của cơ quan và cán Bộ Tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn" (Bộ Tư pháp chủ trì).

Sau năm năm thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật có nhiều khởi sắc đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, ý thức pháp luật của đại đa số cán bộ, nhân dân ngày càng được nâng cao. Để tiếp tục thể hiện vai trò của mình và đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân ngày càng được nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành trên phạm vi cả nước.

Kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được của Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2003-2007, ngày 12/03/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012.

Xuất phát từ yêu cầu để thực hiện tốt các nội dung và mục tiêu của Chương trình và đặc biệt là cho một số đối tượng cần chú trọng nhằm làm chuyển biến rõ rệt về nhận thức pháp luật từ đó hình thành ý thức pháp luật, Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012 đã đề ra bốn đề án trọng tâm là:

Đề án thứ nhất: tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nông thôn và

đồng bào dân tộc thiểu số (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì).

Đề án thứ hai: củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước (do Bộ Tư pháp chủ trì).

Đề án thứ ba: nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường (do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì).

Đề án thứ tư: tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và

người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp (do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì).

So với Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2003 - 2007 và Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 (Chương trình 212), Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 có nhiều nội dung mới nổi bật phù hợp với bối cảnh đất nước hiện nay:

Một là, chương trình có quy mô, phạm vi, đối tượng, nội dung và giải

pháp lớn mang tính tập trung, các biện pháp thực hiện cụ thể;

Hai là, tập trung định hướng vào các nội dung tuyên truyền lớn (6 nhóm đối tượng) từ đó các bộ, ngành sẽ lựa chọn những nội dung pháp luật cần thiết để phổ biến cho phù hợp với từng địa bàn, đối tượng;

Ba là, bổ sung hai nhóm đối tượng cần được tuyên truyền là người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài;

Bốn là, tiếp tục phát huy lợi thế của các hình thức tuyên truyền truyền

thống, và hướng dẫn áp dụng một số hình thức tuyên truyền mới nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn này như qua kênh công nghệ thông tin, báo chí, truyền thanh, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý...

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012" thuộc Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật

giai đoạn 2008 -2012. Đề án gồm có bốn tiểu đề án và tiến độ thực hiện chia làm hai giai đoạn, từ năm 2009 - 2010 và từ năm 2010 - 2012.

Mục tiêu của đề án là nhằm khắc phục những bất cập, khó khăn trong công tác phổ biến pháp luật cho người dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay, đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp của các cơ quan thực hiện công tác này. Tính đến hết năm 2012 phải có trên 75% người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số được phổ biến các quy định pháp luật, và 95% cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan liên quan đến người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số được phổ biến các quy định pháp luật thuộc chuyên ngành lĩnh vực của mình.

Bộ Tư pháp và Công đoàn viên chức Việt Nam đã thống nhất phối hợp thực hiện "Chương trình phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2009 -2010" nhằm nâng cao chất lượng phổ biến giáo dục pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; và phát huy vai trò của đội ngũ này trong thực thi công vụ, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật có tác động quan trọng đối với đời sống pháp luật, đặc biệt trong tình hình mới. Nhưng từ trước đến nay hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật được quy định rải rác trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu là thông qua các quyết định của Chính phủ phê duyệt các Chương trình, Đề án tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong phạm vi toàn quốc và hệ thống văn bản của các Bộ, các ngành, các địa phương hướng dẫn và chỉ đạo công tác phổ biến pháp luật trong phạm vị cơ quan, địa phương mình quản lý.

Thực tế trên dẫn đến tình trạng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật không được hiểu và áp dụng thống nhất. Cách thức thực hiện và hiệu quả của công tác này giữa các vùng miền, bộ ngành có sự khác nhau rõ

rệt. Mặc dù đây được coi là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân nhưng chỉ ở đâu dành được sự quan tâm lãnh đạo nhiệt tình và được cấp nguồn kinh phí tương đối đáp ứng yêu của công tác phổ biến giáo dục pháp luật thì mới có hiệu quả thực sự rõ rệt trong chuyển biến nhận thức pháp luật của nhân dân.

Từ đó xuất hiện yêu cầu phải khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và ban hành Luật phổ biến giáo dục pháp luật áp dụng thống nhất trong cả nước tạo ra tính đồng bộ trong hoạt động của công tác phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Ngày 18/02/2009 Ban soạn thảo và tổ biên tập dự án Luật phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức phiên họp đầu tiên do đồng chí Hà Hùng Cường (Bộ trưởng Bộ Tư pháp) làm Trưởng ban. Nội dung phiên họp này tập trung vào các vấn đề cơ bản của dự án Luật phổ biến giáo dục pháp luật.

Phiên họp thứ hai được tổ chức vào ngày 23/04/2009 tập trung đi sâu vào trao đổi, đóng góp ý kiến về các nội dung cụ thể hơn như nội dung phổ biến giáo dục pháp luật, đối tượng được tuyên truyền, người thực hiện tuyên truyền, hình thức tuyên truyền, cơ chế kinh phí phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)