Vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật bảo vệ quyền của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 32)

1.2. Nội dung cơ bản về vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ quyền của

1.2.2. Vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật bảo vệ quyền của

hiện pháp luật bảo vệ quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương; phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của nhóm; tuyên truyền, phổ biến pháp luật và cung ứng các dịch vụ pháp lý bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương.

1.2.2. Vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật bảo vệ quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương

Vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương thể hiện trước hết qua việc tham gia, xây dựng, ban hành một hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền của nhóm này.

Thứ nhất, Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế quan

trọng về quyền của nhóm người dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Hiện tại, Nhà nước đang tiếp tục nghiên cứu để có thể tham gia thêm một số văn kiện quốc tế liên quan khác để bảo vệ quyền của nhóm này, trong đó bao gồm các công ước quốc tế về vị thế của người tị nạn, người không quốc tịch, các điều ước về xóa bỏ chế độ nô lệ và các hình thức, thể chế tương tự

như nô lệ hoặc các công ước về ngăn chặn tình trạng buôn bán người và bóc lột mại dâm. Điều đó thể hiện tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta trong việc chú trọng bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương.

Việt Nam đang ngày càng chủ động và tích cực hơn tại các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người, đặc biệt là đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Ở cấp độ khu vực, Việt Nam tham gia nghiêm túc vào quá trình xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người, đóng góp tích cực trong các Ủy ban ASEAN về phụ nữ và trẻ em, về lao động di cư… Ở cấp độ song phương, Việt Nam hiện có cơ chế Đối thoại nhân quyền chính thức với năm nước/đối tác, bao gồm Mỹ, EU, Thụy Sỹ, Na Uy và Australia. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người, Việt Nam lần lượt trở thành thành viên của 7/9 công ước quốc tế chủ chốt về quyền của nhóm yếu thế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tham gia nhiều điều ước quốc tế khác có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền con người và luật nhân đạo quốc tế, cũng như các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) liên quan đến việc đảm bảo quyền của người lao động. Có thể nói đây là mức độ cam kết rất cao, kể cả so với nhiều quốc gia phát triển, thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn [32].

Thứ hai, cũng xuất phát từ bản chất của dân, do dân, vì dân của nhà

nước ta và sự tương thích ở mức độ cao của hệ thống pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, Nhà nước cần nghiên cứu và xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với pháp luật quốc tế để đảm bảo tính xuyên suốt trong việc bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương. Thông qua các công cụ quyền lực của mình, Nhà nước giao trách nhiệm xây dựng pháp luật cho một hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương để đảm bảo tạo hành lang pháp lý phù hợp cho nhóm người dễ bị tổn thương.

Thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013 và đảm bảo mục tiêu của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương, trong 5 năm trở lại đây, Quốc hội đã thông qua và ban hành rất nhiều Bộ luật, Luật quy định về quyền của nhóm dễ bị tổn thương: Luật trẻ em 2016, Luật Hôn nhân gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015….qua đó thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương hiện nay.

Với nhiệm vụ bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nói riêng, Nhà nước đã giao nhiệm vụ cho Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật để hướng dẫn thực thi có hiệu quả, bảo đảm quyền của nhóm yếu thế. Pháp luật quy định chi tiết việc ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) như sau:

1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội. 3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Ví dụ với việc xây dựng cơ chế pháp luật bảo đảm bình đẳng giới, hệ thống cơ quan từ Trung ương đến địa phương đã phối hợp thực hiện xây dựng các văn bản như sau:

- Quốc hội ban hành Luật bình đẳng giới;

- Chính phủ ban hành nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; Nghị định 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số; Nghị định 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 Quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước; Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 03/5/2007 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.…

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn

2011 – 2020 với mục tiêu: Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước; Ngày 22/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1241/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu: Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

- Các Bộ, Cơ quan ngang bộ: Công văn số 2443/LĐTBXH-BĐG ngày 14/7/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Nghị định số 70/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Thông tư số 11/2014/TT-BTP ngày 17/4/2014 của Bộ Tư pháp về quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý; Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ; Công văn số 411/LĐTBXH-BĐG hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2016.

- UBND cấp tỉnh: Ngày 22/8/2011, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND về hành động triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Ngày 12/7/2012, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 96/KH- UBND triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2015 trên địa bàn TP Hà Nội….

Từ việc phân giao quyền ban hành văn bản rõ ràng như trên, có thể thấy, Nhà nước ta đã nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó, phân quyền

để các cấp thực hiện và nâng cao hiệu quả xây dựng văn bản pháp luật – hành lang pháp lý để bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)