Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Trang 74 - 80)

1331 1913 Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải,

3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Pháp luật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, một đất nước có trật tự ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, trật tự - an toàn xã hội hay không là phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của đất nước đó.Vì vây, việc xây dựng và hòan thiện hệ thống pháp luật, trong đó có những văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động phòng, chống tội phạm cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội luôn luôn phải được đặt ra như một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Các biện pháp đổi mới pháp luật là một trong các biện pháp phòng ngừa có ý nghĩa cơ bản và tổng hợp. Mọi người dân có tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội hay không cũng đều phụ thuộc vào biện pháp này.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật trước hết đó là việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội ở các mức độ khác nhau một cách đồng bộ. Một hệ thống pháp luật bao giờ cũng phải tạo ra sự ổn định, sự thay đổi quá thường xuyên hoặc sự chậm đổi mới, không theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội trong nước và thế giới sẽ là điều kiện dẫn đến những vi phạm pháp luật và tình hình tội phạm. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một giải pháp

ngăn ngừa tội phạm xảy ra, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm và người phạm tội.

Do tính chất, vai trò đặc biệt của các cơ quan tư pháp, mục tiêu của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cần sớm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực tư pháp. Hệ thống các văn bản này có quan hệ trực tiếp đến việc đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, việc hoàn thiện các văn bản này không chỉ có tác dụng chung đến kết quả phòng ngừa tội phạm nói chung mà còn có tác dụng tích cực đến kết quả phòng ngừa tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.

Không ngừng hoàn thiện pháp luật, ban hành các văn bản pháp luật kịp thời, chặt chẽ, không mâu thuẫn, có tính khoa học, công khai, minh bạch sẽ tránh được những sơ hở, khiếm khuyết, loại bỏ được nhiều nguyên nhân phát sinh loại tội phạm này, đây là một biện pháp hữu hiệu, phòng ngừa tích cực. Theo tinh thần Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 trong Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/05/2005; đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị, nhiệm vụ là phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tư pháp.

- Về pháp luật hình sự, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự được coi là một biện pháp quan trọng, trước tiên của các biện pháp phòng ngừa. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 trong 19 điều luật thuộc chương X có 17 điều quy định 20 tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Sau lần pháp điển hóa Bộ luật hình sự lần thứ hai, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 22 tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm hóa một số hành vi có tính chất nguy hiểm mang tính phổ biến quy định trong Bộ luật hình sự. Sau 16 năm thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, qua nghiên cứu

điều kiện phạm tội cho thấy có một số hành vi xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, nguy hiểm cho xã hội nhưng lại chưa được quy định trong Bộ luật hình sự. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, pháp luật hình sự cần hoàn thiện theo hướng tội phạm hóa những hành vi xâm phạm đến họat động tư pháp chưa được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Ví dụ, các quy định của Bộ luật hình sự về tội bức cung, dùng nhục hình hoặc tội làm sai lệch hồ sơ vụ án nhằm bảo vệ quyền con người , đảm bảo tính khách quan tìm ra sự thật của vụ án trong giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, trên thực tế còn có những hành vi như tiết lộ bí mật bí mật tư pháp, cố ý để cho bị can thông cung... dẫn đến việc giải quyết vụ án gặp khó khăn, một số vụ án bị bế tắc không làm rõ được sự thật, kéo dài thời gian, gây tổn thất tiền của của Nhà nước. Những loại hành vi này mang tính nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp tới khách thể mà luật hình sự bảo vệ là hoạt động của cơ quan điều tra.

Chủ thể của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp rất đa dạng, có thể là chủ thể thường, cũng có thể là chủ thể đặc biệt là những người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp (như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Chấp hành viên, Giám thị và nhân viên trại giam). Vì vậy, muốn xây dựng được một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, được nhân dân tin tưởng, pháp luật hình sự cần sửa đổi, bổ sung một số cấu thành tội phạm và hình phạt. Đối với những chủ thể người có chức vụ quyền hạn trong hoạt động tư pháp và chủ thể có nghĩa vụ riêng biệt do pháp luật quy định (như người phiên dịch, người giám định) cần quy định trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn. Những tội phạm là người có thẩm quyền trong hoạt động thực thi pháp luật, những người có chức vụ, quyền hạn mà lại thực hiện hành vi phạm tội thì càng phải áp dụng mức hình phạt nặng hơn, xử lý thật nghiêm để làm gương cho kẻ khác.

- Cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tố tụng. "Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án" (Nghị quyết 48/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 24/05/2005). Quy định chặt chẽ và hợp lý các thủ tục tố tụng, các hành vi của người tiến hành, hành vi của những người tham gia tố tụng, cải tiến nâng cao chất lượng thủ tục tranh tụng tại phiên tòa. Điều này sẽ loại bỏ được các "kẽ hở", "lỗ hổng" của pháp luật đã tạo điều kiện cho người phạm tội thực hiện tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Đây là một biện pháp phòng ngừa quan trọng đối với các tội phạm này, phòng ngừa hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp của những người tiến hành tố tụng gây ra như ở các tội Làm sai lệch hồ sơ vụ án, tội dùng nhục hình, tội bức cung, tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội.

Cần xem xét, sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ. Có những trường hợp nhiều cấp Tòa án giám đốc thẩm đối với cùng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới dẫn đến tình trạng bản án đó bị xử đi, xử lại nhiều lần, kéo dài thời gian giải quyết vụ án, tạo điều kiện cho một số tội phạm xâm phạm đến các quy định của pháp luật trong hoạt động tố tụng, ví dụ như tội ra bản án trái pháp luật (Điều 295), tội ra quyết định trái phát luật (Điều 296),...

Hiện nay, chúng ta đã có Pháp lệnh thi hành án hình sự và giáo dục, cải tạo người phạm tội; Pháp lệnh thi hành án dân sự, tuy nhiên trong các pháp lệnh này có nhiều điểm bất hợp lý. Vấn đề thi hành án là vấn đề khá phức tạp nhưng cho đến nay, lĩnh vực này vẫn có nhiều "lỗ hổng" về mặt lập pháp làm cho quá trình giải quyết gặp khó khăn, tạo "khe hở" cho tội phạm thực hiện. Thi hành án là lĩnh vực liên quan đến quyền con người, quyền tự do, dân chủ, tài sản của công dân, và điều quan trọng là hiệu lực, sự tôn trọng các bản án, quyết định của Tòa án. Mọi cố gắng, sức lực và thành quả của cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra khám phá, truy tố, xét xử kẻ phạm tội, mặc dù là đúng người, đúng tội, tiến hành đúng theo quy định của pháp luật nhưng nếu bản án hoặc quyết định có hiệu lực đó không được thi hành hay thi hành không nghiêm, không triệt để thì cũng sẽ không mang lại hiệu quả, không có tác dụng giáo dục, răn đe người phạm tội, không có hiệu quả phòng ngừa người phạm tội tái phạm tội và tác dụng phòng ngừa chung đối với những người khác có ý định thực hiện tội phạm. Hay trong việc thi hành án dân sự cũng vậy, nếu không cũng dễ dẫn đến hiện tượng không chấp hành bản án hoặc quyết định dân sự của Tòa án.

Thực tế cuộc sống cho thấy rằng dù pháp luật đã khá đầy đủ nhưng với sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội, tình hình tội phạm cũng có những biến đổi nhất định đòi hỏi phải có những quy định pháp luật điều chỉnh. Để phòng ngừa các tội phạm xâm phạm đến hoạt động tư pháp như tội không chấp hành án, tội không thi hành án, tội cản trở việc thi hành án cần tiến hành hoàn thiện pháp luật thi hành án, cần xây dựng Bộ luật thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án (thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, kinh tế,...) nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, cải cách tư pháp, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng. Xây dựng Bộ luật thi hành án phải đảm bảo nguyên tắc chung là

mọi phán quyết của Tòa án đã có hiệu lực thi hành phải được tôn trọng, thi hành triệt để, đúng thời hiệu và đạt hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt động thi hành án đều phải tuân theo pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, đảm bảo công bằng, dân chủ, nghiêm minh, từng bước xã hội hóa hoạt động thi hành án.

Bên cạnh các văn bản pháp luật nói trên là những văn bản pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp, đây là những văn bản vừa điều chỉnh vấn đề tổ chức và nhiệm vụ của các cơ quan này, vừa trực tiếp điều chỉnh các vấn đề phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong đó có các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Hoạt động tư pháp là lĩnh vực hoạt động chịu sự điều chỉnh của các văn bản về tổ chức và hoạt động các cơ quan tư pháp. Vì vậy, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản pháp luật mới về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp như Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, nâng Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự thành Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự...; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp theo hướng ngày càng đáp ứng nhu cầu về hỗ trợ pháp lý của người dân, tiến hành xây dựng Luật về luật sư, Luật trợ giúp pháp lý, Luật công chứng, Luật về giám định, Luật Lý lịch tư pháp... . Tất cả những văn bản nói trên chỉ có thể đảm bảo được vai trò phòng, ngừa tội phạm trong đó có tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp khi chúng thực sự hoàn chỉnh, đồng bộ, có tính khoa học, được xây dựng trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc quan trọng của một nền pháp luật trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật là giải pháp cơ bản, cần thiết và quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư

chéo, mâu thuẫn lẫn nhau và sự bất hợp lý của pháp luật. Từ đó hạn chế khó khăn, vướng mắc cho cơ quan tư pháp trong quá trình vận dụng và thi hành pháp luật, phòng ngừa có hiệu quả tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, gây được lòng tin trong nhân dân về sự công bằng, nghiêm khắc của pháp luật. Hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng là một trong những việc làm tạo ra được lòng tin của nhân dân không chỉ về pháp luật mà còn cả về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự tin yêu đối với cán bộ làm công tác tư pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)