Củng cố bộ máy tổ chức nâng cao trình độ cán bộ kế hoạch

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 30)

II) Các biện pháp đổi mới công tác kế hoạch hóa

9)Củng cố bộ máy tổ chức nâng cao trình độ cán bộ kế hoạch

Việc thực hiện những định hướng và giải pháp đổi mới trên đây chỉ đạt được kết quả mong muốn khi bộ máy tổ chức kế hoạch được thay đổi phù hợp và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch. Những việc thực cần thực hiện trong thời gian tới để giải quyết vấn đề này là:

- Hoàn thiện bộ máy kế hoạch ở trung ương cũng như địa phương theo hướng liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau hơn để có thể thường xuyên nắm bắt tình hình, phục vụ kịp thời cho việc điều hành thực hiện kế hoạch, cũng

như giúp cho chính phủ và chính quyền địa phương phối hơp xây dựng chính sách kinh tế ở cấp của mình một cách có hiệu quả.

- Xây dựng một hệ thống tổ chức kế hoạch có “ chân rết” gọn nhẹ, có năng lực ở các ngành và các địa phương phục vụ tốt hơn cho công tác kế hoạch hóa và cung cấp thông tin theo chiều dọc và theo chiều ngang.

- Tổ chức thực hiện một chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế hoạch một cách cơ bản nhằm nâng cao trình độ của cán bộ Bộ kế hoạch và đầu tư, cán bộ của Vụ kế hoạch các bộ và cán bộ các sở kế hoạch và đầu tư địa phương.

- Đào tạo kiến thức kinh tế thị trường, kỹ năng làm công tác kế hoạch, có trình đô ngoại ngữ, khả năng sử dụng các phương tiện thông tin hiên đại

Kết Luận

Công tác KHH vẫn luôn quan trọng đối với sự phát triển Kinh Tế Xã Hội của các quốc gia. Ở Việt Nam, công tác Kế Hoạch Hóa đã và sẽ còn tiếp tục là cần thiết để định hướng phát triển nền kinh tế. Vì thế công tác Kế hoạch hóa cần tiếp tục được đổi mới để phù hợp hơn với điều kiện mới của nền kinh tế. Những nội dung nêu ra trên đây đòi hỏi phải được thực hiện ở mọi cấp độ Kế Hoạch ở trong từng lĩnh vực Kế hoạch hóa cũng như trong từng khâu của quy trình Kế Hoạch Hóa, thấm nhuần trong mọi thành phần kinh tế. Để thực hiện thành công Đổi mới, trách nhiệm không chỉ là của ngành Kế hoạch mà là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mọi cấp, mọi ngành, trong đó cán bộ ngành Ké hoạch là người đi tiên phong và là chủ nhân chính của quá trình Đổi mới.

Tài liệu tham khảo

1) Giáo trình phát triên kinh tế-xã hội. Nhà xuất bản thống kê. PGS.TS Ngô Thắng Lợi

2) Kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô. NHà xuất bản chính trị quốc gia. 3) TS. Đặng Đức Đạm

4) 60 năm những chặng đường phát triển của nghành kế hoạch và đầu tư. Tạp chí kinh tế và dự báo 12/2005.

5) Một số ý kiến về tiếp tục đổi mới kế hoạch hoá theo phương hướng phát triển bền vững. PGS. TS. Lê Huy Đức

(Kỷ yếu kế hoạch 2006).

6) Bàn về đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam . PGS. TS. Ngô Doãn Vịnh (Kỷ yếu kế hoạch 2006)

6) Từ đổi mới tư duy…Đổi mới công tác kế hoạch hoá: Thực trạng và giải pháp TS. Cao Viết Sinh (Kỷ yếu kế hoạch 2006).

7) Cơ sở lý luận về công tác kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 30)