Đổi mới hệ thống chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 25)

II) Các biện pháp đổi mới công tác kế hoạch hóa

7)Đổi mới hệ thống chỉ tiêu

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác Kế Hoạch, đặc biệt coi trọng các chỉ tiêu về chất lượng phát triển. Chất lượng phát triển thể hiện sự phát triển bền vững, dựa trên không gian ba chiều: tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế: năng suất lao động xã hội, hiệu quả một đồng vốn đầu tư (VĐT), hiệu quả của một đồng chi phí, khả năng canh tranh của nền kinh tế, của ngành, của từng sản phẩm... để khắc phục nhược điểm thường có trước đây là kết quả thực hiện các chỉ tiêu số lượng che lấp sự yếu kém trong chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.

Các chỉ tiêu về chất lượng phát triển xã hội: cần tập trung vào các chỉ tiêu như HDI, GDI, XĐGN, tạo nhiều việc làm; điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là những người nghèo, những người khó khăn, phổ cập và cải thiện chất lượng giáo dục; bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; chăm sóc trẻ em,... nhằm cụ thể hoá đầy đủ các cam kết thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc... là những trọng tâm của KHPT KTXH của cả nước, cũng như của từng bộ, ngành và địa phương.

Các chỉ tiêu về môi trường: cần tập trung vào các chỉ tiêu như tỷ lệ che phủ rừng, các khu đô thị và các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chất thải rắn được thu gom; tỷ lệ dân cư thành thị và dân cư ở nông thôn sử dụng nước sạch...

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 25)