Nguyên tắc bảo đảm tuyệt đối Hiếu Lễ Nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học 60.38.50 (Trang 41 - 47)

6. Bố cục của luận văn

1.2. Những nguyên tắc của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ

1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tuyệt đối Hiếu Lễ Nghĩa

Trong cổ luật, bản chất của pháp luật thừa kế là bổn phận của cá nhân đối với con cháu. Thừa kế hướng đến việc bảo vệ lợi ích của gia đình, dòng họ thông qua

việc đời trước để lại di sản cho đời sau. Thừa kế trong cổ luật là “thừa kế theo quan

hệ huyết thống xuôi, đã góp phần củng cố tài sản của dòng tộc và tài sản của gia đình truyền thống ăn chung, ở chung theo cơ cấu gia đình hạt nhân và gia đình gồm

nhiều thế hệ, bề bậc khác nhau” [283; 38]. Gia đình nhiều thế hệ gồm những người

có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống cùng chung sống với nhau mấy đời liên tiếp: tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường, lý tưởng là ngũ đại đồng đường. Mô hình gia đình cổ phổ biến là gia đình nhiều thế hệ gồm có các cụ, ông bà, cha mẹ, chú bác, con, cháu, chắt v.v... Với mô hình gia đình nhiều thế hệ và ý nghĩa thừa kế

trong cổ luật như trên đòi hỏi pháp luật thừa kế phải tôn trọng nguyên tắc “hiếu”,

“lễ”, “nghĩa”.

Ngoài ra, ở thế kỷ XIX, thời kỳ mà Hoàng Việt luật lệ được điển chế, là thời kỳ cực thịnh của đạo Nho tại Việt Nam. Vì vậy, ta không ngạc nhiên khi thấy pháp luật thừa kế thời kỳ này đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của nhân trị chủ nghĩa. Nhà lập pháp cổ luật hướng các chế định pháp luật vào mục đích buộc cá nhân phải thờ đạo

“hiếu”, trọng đạo “nghĩa” và đạo “lễ”. Vì vậy, biết bao điều khoản trong Hoàng

Việt luật lệ đã quy định những bổn phận luân lý, và chế tài những bổn phận đó bằng hình phạt. Đây là đặc trưng của các bộ cổ luật.

Thứ nhất, về “hiếu”. Với chuẩn mực đạo đức của xã hội truyền thống thì đạo

hiếu được đề cao hơn hết, đó là “nết đầu trong trăm nết”, và trong các tội thì cũng

“không tội nào lớn hơn tội bất hiếu” (Ngũ hình chi thuộc tâm thiên, nhi tội mạc đại

tội ác bị xử phạt nghiêm khắc [105; 42]. Đạo hiếu trong cổ luật vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là nghĩa vụ đạo đức và có những chuẩn mực nhất định, nếu con cháu làm trái với những chuẩn mực đó thì bị coi là bất hiếu. Khi ông bà cha mẹ còn sống, con cái được quyền nhận sự nuôi dưỡng, dạy bảo của cha mẹ. Con cháu không được quyền trái giáo lệnh của ông bà cha mẹ (quy định tại Điều 307 Hoàng Việt luật lệ). Con cháu phạm tội mạ lỵ, đả thương ông bà cha mẹ thì bị trừng trị nặng hơn trường hợp phạm tội bình thường (nguyên tắc đối với thân thuộc càng gần huyết thống thì tội càng nặng). Con cháu có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà cha mẹ (Điều 307 Hoàng Việt luật lệ), không được kiện cáo ông bà cha mẹ (Điều 306 Hoàng Việt luật lệ). Con cháu phải che giấu các tội phạm của ông bà cha mẹ (Điều 31 Hoàng Việt luật lệ), phải theo ông bà cha mẹ đi đến và ở tại nơi lưu đày, nếu ông bà cha mẹ phạm tội đi đày (Điều 14 Hoàng Việt luật lệ). Đặc biệt hơn, khi đứng trước sự tương tranh giữa luật pháp và luân lý xã hội, luật pháp chấp nhận sự hy sinh của trật tự pháp luật

để đảm bảo nghĩa vụ luân lý, bảo đảm tuyệt đối chữ “hiếu”. Hoàng Việt luật lệ cho

phép giảm hoặc hoãn hình phạt đối với các can phạm có cha mẹ già yếu, không nơi

nương tựa, can phạm lại là con thừa tự. Đại Nam hội điển sự lệ nêu rõ: “Nếu người

nào phạm vào tội đồ, lưu mà còn ông bà (cao tổ, tằng tổ cũng thế), cha mẹ đã già, ốm cần phải hầu nuôi mà nhà không có người nào đến tuổi thành đinh (16 tuổi trở lên) thay đỡ được, thì quan có trách nhiệm phải xét hỏi rõ ràng, kê khai người ấy phạm vào tội danh gì và duyên cớ phải ở nhà hầu nuôi, thì chỉ phạt 100 trượng.

Còn các tội khác đều cho nộp tiền chuộc ở lại hầu nuôi ông bà, cha mẹ”. Thậm chí,

có khi để phụng dưỡng ông bà cha mẹ, luật pháp cho phép giảm hình phạt đối với

cả tội giết người: “Phàm các án mạng về đánh nhau chết, trong khi khám nghiệm,

phải xét hỏi rõ tên hung phạm ấy có ông bà, cha mẹ già, ốm hay không, tên hung phạm có phải là con một hay không, báo cáo kèm luôn vào một thể. Đến kỳ xử án, cho được ở lại hầu nuôi bề thân, chỉ lấy thêm giấy cam kết nữa. Nếu khi xét hỏi, kẻ can phạm ấy không phải là hạng được ở lại hầu nuôi bề thân mà đến khi xử án, thì ông bà, cha mẹ của kẻ can phạm ấy đã thành ra già, ốm hoặc là anh em con cháu chết hết, cũng được viện lệ xin ở lại nuôi hầu bề thân” [76; 31]. “Ngược lại, tội

phạm phạm các tội về em trai giết anh ruột và tội giết các bậc tôn trưởng trong họ từ người phải để tang 9 tháng trở xuống, đều phải theo đúng luật mà bắt tội, nhất định không được tâu xin cho ở lại thừa tự nữa” [77; 31].

Khi ông bà, cha mẹ qua đời thì chữ “hiếu” vẫn tiếp tục ràng buộc con cháu

cả về mặt luân lý lẫn mặt luật pháp. Con cháu có nghĩa vụ phải tôn trọng thời kỳ cư tang đối với ông bà cha mẹ. Con cháu chưa được phân chia tài sản thừa kế trong thời kỳ để tang ông bà, cha mẹ. Nghe thấy tang ông bà cha mẹ mà giấu không khóc, có tang cha mẹ mà làm giá thú, vui chơi ăn mặc như thường là can tội bất hiếu (Điều 2 Hoàng Việt luật lệ).

Khi con cháu phạm phải những lỗi bất hiếu nêu trên thì vấn đề thừa kế có đặt ra hay không? Con cháu có được quyền thừa kế di sản mà ông bà, cha mẹ để lại hay không? Vấn đề này không được Hoàng Việt luật lệ minh thị quy định. Tuy nhiên việc pháp luật mặc tĩnh không có nghĩa là nhà làm luật không quan tâm mà thật ra Hoàng Việt luật lệ dành cho người gia trưởng quyền hạn này, người gia trưởng có quyền hạn rộng rãi trong việc truất quyền thừa kế đối với những người thừa kế bất xứng (thông thường trong phạm vi khái niệm bất xứng trong cổ luật thì hành vi bất

hiếu là chủ yếu). “Với một quyền hạn rất rộng đối với gia sản, người gia trưởng có

quyền tự do ấn định phần của các người thừa kế và có quyền truất phần thừa kế đối

với những người thừa kế bất xứng (như bất hiếu bất tuân tranh giành)” [121; 5].

- Về “lễ”

Trong xã hội cổ điển với Nho giáo làm nền tảng thì “lễ” đóng vai trò vô

cùng quan trọng trong việc đưa “hiếu”, “nghĩa” vào trong cuộc sống hàng ngày,

đưa “hiếu”, “nghĩa” trở thành quy tắc, đi sâu vào tâm lý người Việt, giáo dục con người tự nguyện tuân theo những đức tính ấy, để duy trì nền nếp gia đình. Khổng

Tử nói: “Không có lễ lấy gì mà trông, không có lễ lấy gì mà nghe, không có lễ lấy

gì mà nói, không có lễ theo đâu mà làm” [181; 49]. Lễ là toàn bộ những quy tắc ứng xử mang tính nghi thức và nội dung văn hóa đòi hỏi mọi người nhất thiết phải

tuân theo. Theo giáo điều Nho giáo thì “lễ” có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật,

“Lễ dạy nên làm điều gì, không làm điều gì Pháp luật cấm làm điều gì, cho làm điều gì Lễ ngăn cấm việc xảy ra

Pháp luật trị việc xảy ra Lễ thiên trọng quy củ tích cực

Pháp luật thiên trọng cấm chế tích cực Người trái lễ bị chê cười lương tâm cắn rứt

Người phạm pháp luật hình xét xử” [187; 16].

Nghĩa rộng của lễ là cái cấm trước cái sắp có, pháp luật cấm sau cái đã có. Do vậy lễ vừa ngăn cấm việc xảy ra, vừa xử phạm tội sâu sắc hơn. Nghĩa rộng của lễ hàm ý pháp luật nên trong cổ luật rất trọng lễ.

Lễ là một phạm trù rất rộng. Tuy nhiên, trong phạm vi này chúng tôi chỉ bàn luận một vài nội dung của lễ là nguyên tắc được bảo đảm trong pháp luật thừa kế của Hoàng Việt luật lệ dưới triều Nguyễn. Theo ý kiến của TS. Phùng Trung Tập thì

“lễ” liên quan đến di sản thờ cúng tổ tiên.

Thờ cúng tổ tiên vừa là “lễ” vừa ăn sâu vào ý thức của người Việt Nam trở

thành phong tục, tập quán lâu đời. Theo “lễ” thì người chăm thực hiện cúng ông bà

tổ tiên, ấy là người biết nhớ về cội nguồn cha mẹ sinh thành ra mình, luôn nhớ về điều nhân nghĩa. Khổng Tử nói: Ở chỗ mồ mả tang ma, chưa dạy dân phải thương mà tự dân đã có lòng thương, ở chỗ xã tắc tôn miếu, chưa dạy dân phải kính mà dân đã có lòng kính [182; 16]. Trên cơ sở này, Hoàng Việt luật lệ đã quy định thừa kế hương hỏa là nghĩa vụ bắt buộc của người để lại thừa kế. Khác với pháp luật hiện

đại, để lại di sản “dùng vào việc thờ cúng” không phải là nghĩa vụ mà pháp luật bắt

buộc thực hiện. Nội dung này là quyền tự định đoạt của người để lại di sản trong di chúc, do đó người này có thể để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng hoặc có thể không để lại gì cho mục đích thờ cúng. Đây là một chế định đã bị Tây phương hóa vì theo pháp luật các nước phương Tây thì không có quy định về hương hỏa thừa tự. Trái lại, đối với cổ luật thì thừa kế hương hỏa là nội dung quan trọng nhất. Hoàng Việt luật lệ có những chế định ràng buộc cá nhân phải lập hương hỏa và khi

lập hương hỏa thì phải tuân theo những trình tự, những nội dung cổ luật quy định.

“Nếu ta nghiên cứu cựu luật thừa kế về các tài sản hương hỏa ta nhận thấy rằng người cha không những không có toàn quyền sử dụng các tài sản ấy mà còn bó buộc phải theo nhiều quy tắc do nhà làm luật đặt ra với mục đích bảo vệ gia đình và sự phụng sự gia tiên” [201; 24].

Vấn đề tục lệ thờ cúng tổ tiên và nguyên tắc hương hỏa chúng tôi đã trình bày ở những nội dung trên. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày thêm một số nội dung

trong phạm vi của “lễ” là nguyên tắc trong thừa kế của Hoàng Việt luật lệ.

- Về “nghĩa”

Theo Nho giáo thì nghĩa là lẽ phải, sự hợp lý, sự đúng đắn, việc làm đúng lẽ

phải tỷ như đi trên đường thẳng. Khổng Tử nói: “Quân tử sáng suốt về những việc

hợp lẽ phải, trái lại kẻ tiểu nhân cái gì lợi cho mình mới làm”. Mạnh Tử nói: “Sự

sống cũng là điều ta muốn, nghĩa cũng là điều ta muốn, hai cái đó không giữ được cả hai, thì bỏ sống mà giữ lấy nghĩa” [178; 16].

Trong quan hệ thừa kế, nghĩa được hiểu theo phạm vi của quan hệ gia đình, dòng tộc. Quyền thừa kế di sản của các thành viên trong gia đình đặc biệt là những người cùng huyết thống với người để lại di sản được cổ luật quy định và những quy định này là những nguyên tắc của cổ luật trước hết nhằm củng cố quan hệ tài sản nhưng quan trọng hơn là bảo đảm sự bền vững của gia đình, dòng họ.

Đây là bổn phận của người quá cố đối với con cháu, và chính là cái “nghĩa”

trong thừa kế của cổ luật.

“Nghĩa” trong thừa kế còn được Hoàng Việt luật lệ quan tâm khi quy định

mối quan hệ giữa vợ và chồng. Mặc dù trong diện thừa kế, so với quan hệ huyết thống thì quan hệ hôn nhân chỉ là thứ yếu. Người vợ góa không được hưởng thừa kế

của chồng như các con. Tuy nhiên, gắn liền với chữ “nghĩa”, Hoàng Việt luật lệ

cũng dành cho người vợ những quyền lợi nhất định.

Hoàng Việt luật lệ thừa nhận chế độ đa thê, người đàn ông có quyền “năm thê

bảy thiếp” nhưng phải giữ đúng trật tự trên dưới, đây là nghĩa vợ chồng. Điều 96

người ngang bằng một thể với chồng. Thiếp là phận nhỏ bên dưới, chỉ được tiếp kiến cùng chồng mà thôi. Sang hèn chia khác nhau. Đem thê làm thiếp là ép quí làm tiện, đem thiếp làm thê là nâng hèn lên sang, đều là việc trái với điều nghĩa. Cho nên phạt 100 trượng, 90 trượng. Đang còn thê mà lại cưới thê nữa thì là làm sai chính nghĩa, cho nên cũng phạt 90 trượng, vợ cưới sau phải li dị trả về tông tộc” [323; 43].

Chính vì “thê giã, tề dã” tức vợ cả (thê) được cổ luật thừa nhận ngang hàng

với chồng nên khi người chồng mệnh một, người quả phụ sẽ thay quyền chồng quản lý di sản mà người chồng để lại cho các con mình. Ủy ban cố vấn Án lệ giải đáp câu

44 như sau: “Nếu người chồng quá cố là gia trưởng, người quả phụ được tiếp tục

hành xử quyền của chồng. Người quả phụ có toàn quyền của người chồng đã mất để điều khiển gia đình.

Người quả phụ có đủ tất cả những quyền thuộc về thân quyền đối với các con vị thành niên và đối với cả con vợ lẽ. Người quả phụ phải sử dụng gia sản do người chồng để lại vào việc bảo dưỡng và giáo dục các con, kể cả con vợ thứ.

Đối với các con thành niên, người quả phụ có một uy quyền tinh thần do chồng để lại” [206; 24].

Trên tinh thần đảm bảo chữ “nghĩa” trong quan hệ hôn nhân nên thứ tự

hưởng di sản thừa kế hương hỏa và tập ấm của các con cũng phụ thuộc vào địa vị của người mẹ. Hoàng Việt luật lệ yêu cầu việc thừa kế phải tôn trọng nghiêm ngặt trật tự đích thứ trưởng ấu. Trong thừa kế hương hỏa và thừa kế tập ấm thể hiện rõ

nét quy định này. Theo lệ tập ấm của triều Nguyễn thì: “Con trưởng, cháu trưởng

về hàng đích (dòng vợ cả) được chọn trước. Nếu con, cháu trưởng về hàng đích có duyên cớ gì (chết, có bệnh tật, can tội thông gian, trộm cắp, v.v...), thì con, cháu thứ về hàng đích được tập ấm. Nếu không có con, cháu thứ về hàng đích mới cho con, cháu trưởng về hàng thứ được tập ấm. Nếu không theo thứ tự, mà tập ấm lấn vượt,

thì phải phạt roi, trượng, đồ 3 năm (vẫn bắt theo thứ tự mà tập ấm)” [192; 31]. Quy

định như trên là đúng lẽ phải, đảm bảo sự hợp lý, đúng đắn, việc làm đúng lẽ phải tỷ

như đi trên đường thẳng. Có thể thấy, chữ “nghĩa” cũng là yếu tố ảnh hưởng quy

CHƢƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học 60.38.50 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)