6. Bố cục của luận văn
2.3. Di sản thừa kế
Cổ luật Đông phương nói chung và cổ luật Việt Nam nói riêng khác hẳn dân luật ở Tây phương ở điểm không quy định các vấn đề về tài sản trong quan hệ gia đình. Về vấn đề tài sản, nếu so sánh sự quy định trong cổ luật với các điều khoản trong dân luật hiện đại, chúng ta sẽ nhận thấy một sự khác biệt rất sâu sắc từ ý niệm đến kỹ thuật pháp lý. Trong cổ luật không tìm thấy những thuật ngữ: quyền sở hữu, quyền thừa kế, tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, tài sản riêng, di sản thừa kế... Do đó, vấn đề di sản thừa kế, vấn đề về sự quản trị tài sản của hai vợ chồng cũng không được cổ luật quy định minh bạch. Nghiên cứu di sản thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ dưới thời Nguyễn cũng trong tình hình này. Thái độ mặc tĩnh của nhà lập pháp triều Nguyễn trong cổ luật không phải là không có lý do.
Trước hết, sắc thái đặc biệt của sự quy định này phát sinh ở quan niệm nhân trị. Theo quan niệm ấy, nhà làm luật trên nguyên tắc không cần can thiệp vào phạm vi các hành động của các thành viên trong gia đình, nếu trật tự gia đình, trật tự xã hội không bị rối loạn. Quan niệm nhân trị về pháp luật cũng đồng thời đòi hỏi ở
tài sản không được quy định minh bạch và nhà làm luật mặc nhiên để cho tục lệ và luân lý điều chỉnh phần lớn vấn đề này.
Sau nữa, di sản thừa kế gắn liền với hiệu lực về vật chất (tài sản) của vợ chồng trong gia đình. Trong xã hội cổ xưa, mục đích thiết yếu của hai họ trong việc giá thú là nhằm kén chọn một người dâu hiền, nhằm mục đích có con cháu nối dõi tông đường và phụng sự tổ tiên trong hiện tại và tương lai, do đó vấn đề lý tài không bao giờ được đặt ra. Mặt khác, người chồng sẽ là gia trưởng với những quyền hạn rộng rãi về phương diện tài sản của gia đình, nên nhà làm luật không cần nghĩ đến việc phải minh bạch trong sự quản trị tài sản của vợ chồng. Ngược lại, người vợ cũng không cần đến một khế ước về hôn sản vì như thế sẽ đi ngược lại luân lý của xã hội và vi phạm quy chế gia đình phụ hệ. Khế ước này cũng trái với quan niệm cổ điển là nhà gái không được ỷ giàu, cậy sang, và điều đó đã được ghi thành giáo huấn ban hành rộng rãi từ thời Lê [68; 5].
Nói cách khác, trong cổ luật Việt Nam, các nhà làm luật thường không minh thị rõ vấn đề về chế độ hôn sản, do đó cũng không minh thị vấn đề về di sản thừa kế. Tuy nhiên, đã có tài sản để lại, có những mối quan hệ trong gia đình thì tất nhiên phải có những vấn đề liên quan đến tài sản đó phải giải quyết, không chỉ giữa những người trong gia đình mà còn liên quan đến sự giao thiệp với người đệ tam. Những vấn đề về tài sản, di sản không thể được tổ chức hệ thống như pháp luật của Tây phương, nhưng tất nhiên cũng phải được giải quyết dưới hình thức này hay hình thức khác trong cổ luật và tục lệ. Thí dụ, trong Hoàng Việt luật lệ, nhà làm luật không minh thị quy định chế độ hôn sản, do đó để nghiên cứu vấn đề này phải suy đoán trên cơ sở các điều luật hoặc phải tìm cách giải quyết trong tục lệ. Cũng mượn thuật ngữ của Tây phương, chúng ta cần làm rõ 2 nội dung về di sản thừa kế trong thành phần của di sản thừa kế và xác định di sản thừa kế.
Thứ nhất, về thành phần của di sản thừa kế
Thành phần di sản thừa kế trong cổ luật bao gồm chủ yếu là bất động sản như: ruộng, vườn, nhà, đất. Ngoài ra còn có động sản hay phù vật như: đồ đạc,
quần áo, tiền bạc, vải lụa, thóc gạo, đồ sứ, gia súc, gia cầm, thuyền bè v.v...
Những tài sản này được coi là “của nổi”. Khi chủ sở hữu các tài sản này chết
đi, các thành phần này đều được xem là di sản thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn.
Trong các thành phần này, có thể khẳng định di sản thừa kế chủ yếu ở thời kỳ này là đất đai. Trong các quy định liên quan đến tài sản (trong chương về hộ luật), Hoàng Việt luật lệ rất chú trọng đến quyền sở hữu ruộng đất, nhất là vấn đề điền sản. Hầu hết các điều khoản đề cập rõ điền sản mà không đề cập đến các tài sản khác, nhất là các quy định về thành phần di sản hương hỏa. Lệ 1 Điều 87 Hoàng
Việt luật lệ minh thị: “Nếu các con cháu bán trái phép các điền sản của tiền nhân
di lưu để dùng vào việc tế tự thì sẽ bị lưu đi viễn châu, nếu bán quá 50 mẫu”. Qua
đó cho thấy di sản chủ yếu là bất động sản vì nó đáp ứng được mục tiêu di chuyển từ đời này qua đời khác mà không bị biến mất để lưu truyền việc tế tự và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững nền kinh tế của dòng họ, gia tộc.
Điều này dễ hiểu, vì dưới chế độ phong kiến, ngành kinh tế có vai trò quyết định nhất là nông nghiệp. Tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất, người dân chiếm phần lớn dân số xã hội. Dưới thời Nguyễn, cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, mặc dù các nghề thủ công đã có một quá trình phát triển lâu dài, liên tục, nhưng trong bối cảnh chung của nền kinh tế tiểu nông, nghề thủ công hoặc thương nghiệp vẫn chỉ là nghề phụ, hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp. Thu nhập từ sản xuất thủ công và thương nghiệp chưa phải là nguồn thu nhập chính, quan trọng để làm tăng thêm thu nhập cho dân cư đến mức dư giả, có thể mua thêm nhiều ruộng đất. Thậm chí, cư dân trong xã thôn có nghề thủ công (Ví dụ: ở Đông Sơn) vẫn gắn bó chặt chẽ với đồng ruộng, dù ít hay nhiều, ruộng đất vẫn là tài sản quan trọng, không có hiện tượng các hộ gia đình tham gia các hoạt động kinh tế khác một cách chuyên nghiệp, tách hẳn khỏi ruộng đồng và bán đứt ruộng đất cho người khác.
Có thể nói, trong một xã hội chuyên sinh sống về nông nghiệp, riêng các ruộng đất mới là thành phần chính yếu của gia sản. Trái lại, các động sản hay phù vật chỉ giữ một địa vị khiêm tốn và chỉ được coi là những tài sản phụ, không quan
trọng. Nhờ có điền sản mới sản xuất được thóc gạo và ngũ cốc để nuôi sống hoặc để đổi chác lấy các đồ vật khác. Do đó, có thể nói trong xã hội cổ xưa các điền sản là nguồn gốc căn bản của tất cả các tài sản khác. Trong tất cả các nước Đông phương
dưới thời phong kiến, quan niệm “Một tấc đất, một tấc vàng” (nhất thốn thổ, nhất
thốn kim), vẫn được tôn trọng, giống như quan điểm của cổ luật La Mã “Res
mobilis, res vilis” (các động sản là vật ty tiện không giá trị) mà Tây phương còn áp dụng cho đến tiền bán thế kỷ thứ XIX [136; 25].
Bản thân các vua triều Nguyễn cũng ý thức được tầm quan trọng của điền sản vì vậy rất quan tâm đến điền sản là di sản thờ cúng. Dưới thời Nguyễn, việc ban cấp ruộng đất chỉ còn lại duy nhất hình thức tự điền (ruộng thờ) được thực hiện dưới thời Gia Long và Minh Mệnh [360; 20]. Trong Đại Nam thực lục đã chép: Vào cuối năm 1838, Minh Mệnh đã rất đắn đo khi sung công một phần ruộng đất tư ở
Bình Định làm công điền quân cấp: “Ruộng đất tư là của thế nghiệp, năm tháng đã
lâu, sổ sách đã thành, nay vô cớ cắt mất của riêng huyết mạch của người ta, xét ra không phải là việc yên nhân tình, một phen làm sợ rằng chưa thấy lợi mà nhiễu dân
thì không nói hết”. Ngoài ra, về thuế đền thổ, nhà nước đánh thuế hầu hết các loại
ruộng, đất nhưng trừ đất ruộng thừa tự của dân là không đánh thuế.
Thứ hai, xác định di sản thừa kế
Việc xác định đúng di sản thừa kế có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo khả năng tốt nhất cho người hưởng di sản được hưởng đúng phần di sản của mình. Góp phần quan trọng củng cố tinh thần đoàn kết trong gia đình truyền thống của người Việt xưa. Mặc dù vấn đề này không được cổ luật quy định một cách trực tiếp nhưng bằng cách này hay cách khác các vấn đề trong cuộc sống vẫn đặt ra buộc nhà làm luật triều Nguyễn phải giải quyết. Nhà lập pháp cổ luật ý thức được việc xác định di sản thừa kế không đúng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp không chỉ về lợi ích vật chất mà còn ảnh hưởng đến lợi ích tinh thần của những người thừa kế, gây ra sự bất hòa cho những mối quan
hệ trong gia đình “tứ đại đồng đường”. Theo giáo lý của Nho giáo thì trong năm mối
quan hệ của con người: Quân - Thần; Phụ - Tử; Phu - Phụ; Huynh - Đệ; Bằng Hữu thì đã có đến ba mối quan hệ trực tiếp gắn liền với gia đình. Theo giáo lý của Nho giáo gia
đình của người Việt xưa được mô tả với diện mạo của gia đình với lối sống luân lý, trọng đạo đức. Nếu xác định di sản không đúng sẽ làm cho gia đình không giữ được sự hòa thuận, không còn tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Thì sự tranh giành, đố kỵ sẽ phá vỡ thiết chế của gia đình Việt cổ, làm tổn hại đến truyền thống gia đình và thậm chí
là tổn hại đến cả nền văn hóa Việt Nam. Theo nhà sử học Jonh Demous: “Gia đình là
...một thiết chế hết sức cơ bản và bền vững; thường khi nó là một thứ mẫu chung hay
một nền móng cho cả một nền văn hóa” [49; 21].
Việc xác định đúng di sản thừa kế không chỉ có ý nghĩa đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế mà còn là sự bảo đảm quyền lợi cho những người đệ tam. Những đệ tam nhân này là những người có quyền hoặc nghĩa vụ liên quan đến di sản mà người mệnh một để lại. Xác định di sản thừa kế không chính xác hoặc không đầy đủ thì người thừa kế bị ảnh hưởng về quyền lợi và cũng vì thế mà họ không có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ mà người mệnh một có nghĩa vụ phải thực hiện với các đệ tam nhân trong một quan hệ nghĩa vụ nào đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đệ tam nhân được pháp luật bảo vệ.
Theo dân luật, tài sản của một người liên hệ chặt chẽ với thân phận của người ấy, khi người này chết đi thì toàn bộ tài sản của người ấy được chuyển sang cho các thừa kế của họ; lúc này tài sản của người quá cố khi đó sẽ được nhập chung với tài sản riêng của người thừa kế. Vì vậy, người thừa kế sẽ là chủ sở hữu các tài sản thuộc di sản thay cho người quá cố và đồng thời cũng phải gánh chịu các món nợ do người quá cố để lại [103; 7].
Đồng nhất với quan điểm này, di sản thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn thường gồm có 2 phần là tích sản và tiêu sản. Tích sản là tất cả tài sản của người mệnh một để lại gồm cả bất động sản và động sản (hay phù vật). Các tiêu sản là các món nợ mà người chết phải trả cho các đệ tam nhân và các chi phí cho việc mai táng của người này. Nếu những người thừa kế được hưởng phần tích sản thì cũng phải gánh vác phần tiêu sản, vì theo nguyên tắc trên, tất cả gia tài (gồm cả phần tích sản lẫn tiêu sản) phải được chuyển dịch sang hết cho những người thừa kế.
- Về thành phần tích sản: được xác định theo nguyên tắc tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của người mệnh một.
Tích sản là thành phần tài sản do vợ chồng góp vào hay cùng làm ra. Trong Hoàng Việt luật lệ, nhà làm luật triều Nguyễn không minh thị quy định chế độ hôn sản [68; 5]. Do đó, muốn nghiên cứu vấn đề này cần phải suy đoán từ Điều 76 khi đề cập đến việc phân chia tài sản của gia đình, Điều 83 khi đề cập đến việc phân chia tài sản giữa con vợ cả và con vợ lẽ, việc thừa kế di sản cha mẹ đẻ của người con gái, Điều 96 khi đề cập đến việc người vợ cả được ngang hàng với người chồng... Song cũng từ suy đoán này đã có các quan điểm khác nhau trong việc nhìn nhận chế độ hôn sản của pháp luật triều Nguyễn. Theo TS. Huỳnh Công Bá thì đã có 2 quan điểm khác nhau trong giới nghiên cứu.
- Quan điểm thứ nhất (của P. Philastre, Engène Sicé, Nguyễn Huy Lai): Theo
quan điểm này, chế độ hôn sản dưới triều Nguyễn là chế độ hôn sản cộng đồng toàn sản (communauté universelle). Theo đó, tất cả tài sản trong sự phối hiệp phu phụ đều đặt dưới quyền độc nhất của người chồng về phương diện quản lý cũng như sử dụng, người vợ không được thừa nhận quyền có của riêng.
- Quan điểm thứ hai (của Camille Briffaut, Vũ Văn Mẫu,...): Theo quan
điểm này, chế độ hôn sản dưới triều Nguyễn là chế độ hôn sản cộng đồng pháp định (communauté juridique). Theo đó, người đàn bà có chồng được có tài sản riêng trong khối tài sản chung của gia đình. Trong sự phối hiệp phu phụ, mỗi người phối ngẫu được mang góp kỷ phần của mình và vẫn giữ nguyên vốn ấy, đến khi giá thú đoạn tiêu nếu không có con cái, họ được phép rút kỷ phần về. Còn trong quá trình sống chung họ có nghĩa vụ đồng tâm hiệp tác và trong mọi hành động họ phải cùng nhau chịu trách nhiệm về những hậu quả của sự hiệp tác ấy.
Chính việc không minh thị quy định chế độ hôn sản trong pháp luật triều Nguyễn nên dẫn đến việc có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này là điều tất yếu. Cuộc tranh luận này đã được giải quyết với việc đưa ra các luận cứ thuyết phục để bảo vệ cho quan điểm thứ hai:
Một là, tại nội dung “phạm vi những người được thừa kế theo pháp luật”
được trình bày tại phần 2.4 của luận văn sau đây thì cả con gái cũng được chia gia tài điền sản của cha mẹ đẻ giống như Quốc triều Hình luật và khi lấy chồng ắt người vợ phải đem tài sản đó nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng để làm ăn và nuôi con. Và đó là khối cộng đồng hôn sản pháp định.
Hai là, theo Lệ 2 Điều 76 của Hoàng Việt luật lệ mà người ta thường nêu ra để cho rằng tất cả tài sản của vợ đều được nhập vào gia sản của chồng. Thực ra, điều luật này không quy định rõ nội dung như vậy, mà điều luật ấy chỉ buộc người đàn bà góa không có con, nếu tái giá thì phải trả lại cho nhà chồng tất cả tài sản của người chồng mệnh một. Vậy không thể căn cứ một cách hợp lý vào Lệ 2 Điều 76 của Hoàng Việt luật lệ để suy luận rằng tài sản của người vợ bị sáp nhập vào gia sản của người chồng để trở thành một khối duy nhất thuộc quyền sử dụng của người chồng.
Ba là, theo tục lệ của người Việt, người vợ luôn luôn được đặt ngang hàng với người chồng, làm nội tướng trong gia đình, người vợ gần như bao giờ cũng giữ
tiền bạc, sắp xếp mọi việc trong gia đình. Theo Maitre thì: “Điều mà người Việt
Nam tỏ ra hơn hẳn các dân tộc khác ở Viễn Đông là địa vị mà họ dành cho người vợ cả trên thực tế gần như bình đẳng với chồng”. Một trong những lý do khiến người vợ có địa vị quan trọng trong gia đình là do những hoạt động kinh tế tự chủ
của họ. Giáo sư Ynsun Yu đã nhận xét: “Khía cạnh quan trọng của vị trí người vợ
trong gia đình truyền thống Việt Nam. Nó đã chứng minh rằng sở dĩ người vợ được
vị thế cao trong gia đình là do những hoạt động kinh tế của chính mình...”. Một số