Địa vị của TAND còn thiếu tính độc lập, chƣa tƣơng xứng với vai trò là nơi bảo vệ công lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 63 - 66)

d) Một số vướng mắc về thực hiện thẩm quyền

2.3.1 Địa vị của TAND còn thiếu tính độc lập, chƣa tƣơng xứng với vai trò là nơi bảo vệ công lý.

là nơi bảo vệ công lý.

Thật thiếu toàn diện nếu đề cập đến vị trí của TAND cấp huyện mà không đặt nó ở trong vị trí của cả ngành Tòa án. Theo học thuyết nhà nước pháp quyền mà Việt Nam tiếp nhận, thì Tòa án là cơ quan trung tâm thực thi quyền tư pháp, một trong ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân công, phân nhiệm (Đ2 Hiến pháp 1992). Với quyền lực đó, Tòa án lẽ ra phải có một ví trí tương xứng với quyền lực và trách nhiệm của nó phải thực hiện. Vị trí pháp lý của nó phải được độc lập và ngang bằng với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.

Trong truyền thống tư pháp, nghiên cứu cổ luật Việt Nam qua các thời phong kiến và cách thức tổ chức nhà nước, chúng ta đều thấy tư pháp Việt Nam không phải là một cơ quan độc lập. Chức năng xét xử gắn liền với chức năng hành chính. Ở địa phương, vị quan trông coi, quản lý việc hành chính cũng đồng thời là vị quan xét xử việc kiện tụng cả việc dân lẫn việc hình. Tại Trung ương có một số cơ quan chuyên xét xử như Ngự sử đài, Đô Sát Viện hoặc Đại lý tự nhưng vị trí của những cơ quan này cũng rất thấp, không thể so sánh với lục bộ trong triều đình. Người xét xử tối cao không ai khác chính là Hoàng Đế, người vừa có cả quyền lập pháp, quyền hành pháp và tư pháp. Bởi vậy, lịch sử lâu dài của Việt Nam không cung cấp được cho hiện tại bài học nào về tính độc lập cũng như vị trí quan trọng của Tòa án trong cơ quan nhà nước.

Về học lý, trong một thời gian rất dài ở nước ta quan niệm Tòa án là công cụ để bảo vệ chuyên chính vô sản. Quan niệm này hiện nay vẫn còn ảnh hưởng rất nặng nề không chỉ riêng đối với các nhà lãnh đạo cấp cao mà còn đối với cả những người học luật. Mặc dù trong tổ chức bộ máy nhà nước, người ta có nhắc đến nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa nhưng nguyên tắc này chỉ được hiểu một cách thô ráp là tất cả công dân và cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật và Tòa án là một trong những cơ quan bảo vệ pháp luật. Pháp luật vẫn thường được định nghĩa là là ý chí của giai cấp thống trị [10, 51, tr 334]. Cách nhìn nhận về pháp luật mang nặng tính ý chí đã làm mất đi sự tiệm cận của người dân về pháp luật theo nghĩa công lý. Pháp luật chưa được coi là nơi công lý hiện thân, còn Tòa án cũng chưa được coi là nơi bảo vệ công lý.

Về quy định trong luật thực định, mặc dù vai trò và vị trí của Tòa án đã được ghi rõ trong hiến định là cơ quan xét xử giữ ngành quyền độc lập, nhưng các quy định khác không đảm bảo cho điều đó. Tòa án không có quyền giải thích pháp luật, quyền mà đáng ra đương nhiên Tòa án phải có để xét xử. Hệ thốngTòa án được tổ chức lệ thuộc vào cấp hành chính lãnh thổ, bất kể kinh phí xây dựng, cải thiện hay đảm bảo cho hoạt động bình thường của Tòa án đều bị phụ thuộc bởi các cơ quan hành chính tương đương....

Với sự ảnh hưởng sâu sắc của lịch sử truyền thống ở trên và một số quy định của luật pháp đã làm cho Tòa án có một vị trí khá khiêm tốn so với cơ quan lập pháp và hành pháp trong thực tế. Tòa án tối cao, cơ quan xét xử tối cao của đất nước cũng được quan niệm chỉ ngang hàng với một bộ trong hệ thống cơ quan nhà nước. Cách hành xử sau sẽ là ví dụ chứng minh cho điều đó

Ngành Toà án cần nâng cao chất lƣợng xét xử

Sáng 8/12, tại TP Hồ Chí Minh, TAND tối cao đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2009 của ngành Tòa án. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Trương Vĩnh Trọng nhiệt liệt biểu dương những cố gắng và thành tích của ngành Tòa án trong năm 2008. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật kể trên, Phó thủ tướng cho rằng, hoạt động

của ngành Toà án vẫn còn những vấn đề nổi cộm, đó là tiến độ và chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án của ngành chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong tình hình hiện nay, nhiều vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm nhưng việc xét xử chưa đúng đã dẫn đến phản ứng trong dư luận nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhân dân vào cơ quan thực thi pháp luật. Điều cần nhấn mạnh là đội ngũ cán bộ toà án nói chung không những vẫn còn thiếu về số lượng; yếu về trình độ, năng lực nghiệp vụ mà trong thời gian gần đây có hiện tượng cán bộ ngành Tòa án vi phạm kỷ luật công vụ, phẩm chất đạo đức của người cán bộ Toà án, cá biệt có những trường hợp vi phạm pháp luật phải xử lý trách nhiệm hình sự, những trường hợp cán bộ lãnh đạo ngành có hành vi ứng xử chưa phù hợp dẫn đến giảm sút uy tín và hình tượng người thực thi công lý trong nhân dân. Đồng chí Trương Hoà Bình - Chánh án TAND tối cao thay mặt tập thể lãnh đạo TAND tối cao và toàn thể cán bộ, công chức ngành Tòa án, chân thành cảm ơn sự quan tâm của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ. Những ý kiến mà đồng chí Trương Vĩnh Trọng lưu ý nhắc nhở tại hội nghị này chính là điều mà Đảng và nhân dân mong muốn ngành Toà án thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong thời gian tới

( Theo http://www.phapluatvietnam.com/TinTuc/View.asp?ID=4641&CID=20, 16:18:44, 9/12/2008) Gần đây, vào năm 2007, Quốc hội đã thành lập một ủy ban thường trực có tên gọi là ủy ban tư pháp, một trong những chức năng của Ủy ban này là “giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bổ trợ tư pháp”; Sự ra đời của Ủy ban này đã được nhiều người cho là sự thụt lùi trong việc đảm bảo sự độc lập của Tòa án so với cơ quan lập pháp.

TAND cấp huyện là cấp thấp nhất trong hệ thống các cơ quan Tòa án cũng chịu chung hoàn cảnh này với toàn ngành. Mặc dù theo quy định tại điều 127 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 thì TAND cấp huyện là một cơ quan hiến

định, độc lập hoàn toàn với các cơ quan nhà nước khác. Tuy nhiên, trên thực tế, vị trí này thường xuyên bị đe dọa bởi những yếu tố: (i)tổ chức sinh hoạt đảng với cấp ủy của huyện và (ii)cách thức phân cấp Tòa án. Cách thức tổ chức của ngành Tòa án theo cấp lãnh thổ hiện nay không khác so với cách tổ chức của cơ quan hành chính. Điều đó không đúng với nguyên tắc hai cấp xét xử. TAND cấp huyện không phải là cấp dưới của TAND cấp tỉnh như lâu nay người ta vẫn quan niệm. Hai cấp Tòa án đáng lẽ phải được tổ chức theo cách độc lập với nhau để tránh được tình trạng này. Trong những nỗ lực cải cách tư pháp gần đây, các học giả và ngành Tòa án đã cố gắng chuyển mô hình tổ chức theo cấp hành chính sang đúng với chức năng của Tòa đó là Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm. Sự khác nhau này không chỉ là cách đổi về tên gọi mà quả thật nó đã chuyển tải nội dung rằng Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm không phải là cấp trên hay cấp dưới của nhau. Tuy nhiên cách chuyển đổi mô hình này vẫn đang vấp phải những khó khăn như xác định những khu vực mà Tòa sơ thẩm sẽ đặt, đi kèm với nó là quan hệ của các Tòa này và cấp ủy địa phương; và sự phân định thẩm quyền của Tòa sơ thẩm với Tòa phúc thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)