1. Số phải g.quyết sơ
3.2.1 Xác định một tinh thần thống nhất cho BLTTDS
Lịch sử phát triển luật tố tụng trên thế giới phân chia thành hai mô hình tố tụng cơ bản, đó là tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng.
Trong phần 2.1, luận văn đã dành để chỉ ra những vướng mắc và bất cập của những quy định tại BLTTDS là cách áp dụng chúng trên thực tế. Nguyên nhân của những vướng mắc này cũng một phần do BLTTDS chưa được xây dựng trên một tinh thần thống nhất. Chắc hẳn, khi xây dựng BLTTDS của Việt Nam, nhà làm luật đã cố gắng kết hợp ưu điểm của cả hai loại mô hình tố tụng thẩm vấn và tố tụng tranh tụng. Nếu tố tụng thẩm vấn tạo ra điều bình đẳng giữa hai bên trước Tòa, và không bên nào bị chịu sức ép từ phía mạnh hơn thì nhược điểm của nó là cả hai bên lại tạo ra sức ép cho Tòa án. Nhược điểm của cách tố tụng tranh tụng có thể dẫn tới sự lép vế của một bên khi thiếu hiểu về luật hoặc không có đủ kinh nghiệm cũng như sự trợ giúp của các luật sư giỏi trong việc thu thập chứng cứ, tuy nhiên ưu điểm của nó lại mang đến một sự tranh luận thẳng thắn và Tòa án có cơ hội, thời gian để đánh giá sự tranh luận ấy và tìm ra chân lý.
Tuy nhiên, sự kết hợp đó đã tạo ra sự không thống nhất trong việc xây dựng các thủ tục tố tụng và làm cho quy trình tố tụng trở nên mâu thuẫn. Giống như trò bóng đá, không hẳn một đội bóng được kết hợp toàn những ngôi sao đã là đội bóng mạnh. Vấn đề là các thành viên của nó có phối hợp nhịp nhàng trên một tinh thần đồng đội thống nhất hay không? Không phải cứ kết hợp tất cả các
ưu điểm vào là được một hệ thống hoàn hảo nếu các chi tiết của nó không đồng bộ. Đã đến lúc nên nhìn nhận xây dựng quá trình giải quyết tranh chấp cần dựa trên một nguyên lý thống nhất. Pháp luật tố tụng đã định du nhập mô hình tố tụng tranh tụng để áp dụng giải quyết tranh chấp KD – TM tại Việt Nam thì có lẽ cũng nên chấp nhận cả những khuyết điểm của nó nếu có.
Bên cạnh đó, nếu chỉ du nhập pháp luật trên giấy mà thiếu sự sẵn sàng du nhập tư duy pháp lý ẩn chứa sau những quy định đó thì khoảng cách giữa luật trên giấy và thực tế cuộc sống ngày càng tăng. Vì thế, tinh thần tranh tụng và nghĩa vụ chứng minh của BLTTDS phải được chuyển tải một cách nhất quán và rõ ràng tới các Thẩm phán – những người áp dụng chúng để giải quyết tranh chấp thấu hiểu tinh thần đó thì các quy định trên giấy mới phát huy tác dụng. Nếu không, cứ cách tư duy cũ và áp dụng những quy định mới chỉ tạo ra sự lệch pha và làm biến dạng luật trên thực tế. Pháp luật không thể quá cầu toàn và luôn đầy đủ. Pháp luật có thể đơn sơ, thiếu thốn song tinh thần pháp luật phải rõ ràng [18, 44, tr 675].