Điều chỉnh chính sách và các biện pháp tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam phân tích so sánh luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 104 - 110)

3.3. Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiê ̣n pháp luật và cơ chế

3.3.1.Điều chỉnh chính sách và các biện pháp tổ chức

3.3.1.1. Nhanh chóng phê chuẩn Công ước chống tra tấn cũng như gia nhập

Nghị định thư không bắt buộc của Công ước này, bởi đây là một trong những điều ước cơ bản nhất về nhân quyền, tập trung vào vấn đề phòng, chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục.

Sự gia nhập vào một văn kiện nhân quyền quốc tế trước tiên và trên hết phụ thuộc vào ý chí chính trị của quốc gia cam kết bảo vệ quyền con người của công dân của họ đồng thời thể hiện trách nhiệm quốc gia đối với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trong số chín văn kiện nhân quyền quốc tế cốt lõi, Công ước chống Tra tấn và trừng phạt và đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo làm mất nhân phẩm được xem là một công ước nhân quyền đặc biệt quan trọng bởi vì các vấn đề, tra tấn và đối xử tàn tệ - bị chỉ trích rộng rãi và không một quốc gia nào không ủng hộ công khai hay chống lại sự loại trừ chúng. Việc tham gia công ước này, do đó sẽ nâng cao đáng kể uy tín quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền và tạo ra những động lực, cơ sở mới để thúc đẩy việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và các hoạt động phòng, chống tra tấn trong thực tế.

Mặc dù Việt Nam vẫn chưa là thành viên của công ước chống Tra tấn nhưng nhiều năm qua ở Việt Nam, một số lượng không nhỏ những hội thảo quốc tế về công ước chống Tra tấn và về sự gia nhập của Việt Nam vào công ước này đã được tổ chức bởi các viện khoa học Việt Nam với sự hợp tác của các đối tác nước ngoài. Những nghiên cứu liên quan vẫn đang được tiếp tục. Sự cố gắng đằng sau những hoạt động này là Chính phủ Việt Nam đang „bật đèn xanh‟ thể hiện ý muốn của mình trong việc có những bước đi cần thiết để gia nhập Công ước.

Nghiên cứu hình thành cơ chế phòng ngừa tra tấn quốc gia với sự bảo đảm về tính độc lập, có sự tham gia của các giới luật sư, báo chí và xã hội dân sự. Cơ chế giám sát độc lập, khách quan và hiệu quả chính là yếu tố quan trọng nhất để ngăn chặn và xử lý vi phạm các quyền con người, trong đó có quyền không bị tra tấn. Trên thế giới đã có nhiều nước thành lâ ̣p cơ chế ngăn ngừa quốc gia này , có thể kể đến là Áo , Đức, Anh, Braxin, Hà Lan v.v… và thực tế đã chứng minh được hiê ̣u quả của những cơ quan này . Viê ̣t Nam có

thể tham khảo những mô hình này trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiê ̣n cơ chế phòng, chống tra tấn của mình.

3.3.1.2. Thực tế cho thấy rằng quyền con người có thể bị xâm phạm trong

nhiều hình thức và cách thức khác nhau bởi bất kỳ ai bao gồm cả những người trong bộ máy nhà nước. Do đó biê ̣n pháp tăng cường giáo dục, tuyên truyền về các quy định của pháp luật quốc tế, quốc gia về chống tra tấn cho các đối tượng, đặc biệt là các cán bộ thực thi pháp luật là rất cần thiết. Sở dĩ phải thúc đẩy hoạt động giáo dục, tuyên truyền về các quy định pháp luật quốc tế, quốc gia về phòng, chống tra tấn cho các đối tượng có liên quan là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định việc thực thi có hiệu quả các quy định đó trên thực tế. Các công trình nghiên cứu trên thế giới gần đây đã cho thấy, những vi phạm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự đặc biệt là các hành vi tra tấn với bị can, bị cáo, tù nhân thường xuất phát từ sự thiếu hiểu biết hoặc nhận thức chưa đầy đủ của cán bộ thực thi pháp luật về vấn đề quyền con người, chứ không phải xuất phát từ luật pháp hoặc chính sách quốc gia. Nhận định này cũng phù hợp với bối cảnh của nước ta hiện nay. Chính vì vậy, cùng với việc xử lý nghiêm minh, việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề này cho những đối tượng có liên quan cần được coi là biện pháp cơ bản, phải tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Như là một nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế, trách nhiệm đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền con người là gắn với nhà nước. Chính phủ Việt Nam cũng tuân theo nguyên tắc này. Đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền về nội dung của các văn kiê ̣n nhân quyền quốc tế có liên quan như ICCPR , Công ước chống tra tấn và Nghị định thư của Công ước chống tra tấn, cũng như pháp luật quốc gia có liên quan, đặc biệt là đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, cán bộ liên quan đến hoạt động giam giữ, công an các địa phương được là một trong các biện pháp chủ động, tích cực nhất trong việc phòng ngừa tra tấn . Như vâ ̣y,cùng với các

biện pháp xử phạt thì giáo dục, tuyên truyền về cấm tra tấn và quyền con người của những người bị tước tự do sẽ góp phần giảm đáng kể hành vi tra tấn của các quan chức thực thi pháp luật.

Cần rà soát lại đội ngũ điều tra viên. Đa số các trường hợp tội phạm sẽ chối tội, nhất là các tội phạm chuyên nghiệp, nguy hiểm. Từ việc đấu trí không được sẽ dẫn đến các hành vi bức cung, dùng nhục hình để có các bản cung khai. Có những điều tra viên nhận thức không đúng nên sử dụng các biện pháp điều tra sai như luôn có định kiến với tội phạm, không thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội. Chính vì thế cần nghiên cứu đưa vào hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung về chống tra tấn và quyền con người của những người bị tước tự do trong chương trình giảng dạy của các trường đại học luật và các trường đào tạo cán bộ thực thi pháp luật ở mọi cấp. Thêm vào đó, cũng cần xây dựng và thực hiện các chương trình tập huấn bắt buộc về những nội dung đã nêu cho các cán bộ quản giáo, cảnh sát điều tra, nhân viên an ninh, nhân viên dân sự và y tế làm việc trong các cơ sở giam giữ, giáo dục, chữa bê ̣nh , cai nghiện tập trung... Ngoài ra, cần xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các bộ quy tắc đạo đức cho những đối tượng đã nêu, trong đó nhấn mạnh vấn đề cấm tra tấn và tôn trọng, bảo vệ các quyền con người của những người bị tước tự do.

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là bảo đảm nâng cao khả năng tiếp cận quyền của người dân. Hiến pháp, pháp luật đã ghi nhận các quyền cơ bản của con người, của công dân. Tuy nhiên, khả năng người dân có thể tiếp cận, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền của mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau cũng như phụ thuộc vào mức độ hiểu biết, cơ chế, thủ tục bảo đảm thực thi các quyền. Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước trong việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung của pháp luật liên quan đến các quy định về quyền con người, quyền công dân, mà ở đây là quyền không bị tra tấn trong bất kỳ trường hợp nào.

3.1.1.3. Cải thiện điều kiện giam giữ trong các cơ sở tạm giam, các trại giam, và điều kiện sinh hoạt, học tập trong các trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện, cơ sở học tập bắt buộc. Điều này là bởi theo quan điểm chung của cộng đồng quốc tế, điều kiện giam giữ, sinh hoạt trong các cơ sở đã nêu nếu ở tình trạng tồi tệ sẽ bị coi là cấu thành hành vi đối xử dã man, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm và trong một số trường hợp sẽ cấu thành hành vi tra tấn, ví dụ như việc cán bộ quản giáo khuyến khích hay để mặc cho tình trạng bạo lực xảy ra giữa các tù nhân, người bị tạm giam, tạm giữ... Bên cạn đó, cũng cần tăng cường giám sát, thanh tra các cơ sở thẩm vấn và giam giữ (nhà tạm giữ, trại tạm giam, trường giáo dưỡng…), kể cả lắp các thiết bị giám sát tự động (camera) tại các cơ sở này để phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi bức cung, nhục hình, tra tấn. Trong vấn đề này , cũng cần đặc biệt phát huy vai trò giám sát của Ủy ban Tư pháp và của các đại biểu Quốc Hội, đồng thời cần mở rộng các điều kiện cho phép các cơ quan thông tin đại chúng được giám sát thường xuyên và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, kể cả các cơ sở giam giữ, cung cấp thông tin về các cơ sở giam giữ (địa điểm, điều kiện giam giữ, số lượng và tình trạng của người bị giam..) một cách định kỳ cho báo chí và công chúng để tạo thuận lợi cho công tác giám sát. Ngoài ra, cần khuyến khích sự hình thành và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền, đặc biệt là các tổ chức chuyên hoạt động bảo vệ quyền của những người bị tước tự do, chống tra tấn và hỗ trợ nạn nhân bị tra tấn.

3.3.1.4. Nghiên cứu thành lập cơ quan chuyên trách điều tra đối với hành

vi tra tấn. Các cơ quan này gồm những người thực sự trung thực, trong sạch, có bản lĩnh, có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để xử lý nghiêm minh đối với những hành vi tra tấn, đặc biệt khi tra tấn xảy ra trong lĩnh vực tư pháp. Có một thực tế là, việc phát hiện ra những vi phạm lại chẳng khó bằng

việc xét xử nó. Bởi trên thực tế vẫn còn những nhận thức lệch lạc, những lực cản trong việc xử lý, vẫn còn có sự can thiệp, sự che chắn từ bên trên, bên ngoài và ngay cả trong các cơ quan chức năng… Điều cơ bản để chấm dứt tình trạng này là: ai và ở đâu vi phạm thì kẻ đó và nơi ấy phải bị xử lý theo pháp luật. Thậm chí, người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm của cấp dưới cũng phải chịu hình thức kỷ luật thích đáng.

3.3.1.5. Cần thiết lập hoă ̣c hỗ trợ các trung tâm phu ̣c hô ̣i chuyên biê ̣t cho các nạn nhân của tra tấn , nạn nhân được bồi thường thích đáng bao gồ m viê ̣c bồi thường và phu ̣c hồi toàn diê ̣n. Bởi hâ ̣u quả của tra tấn để la ̣i có thể kéo dài trong mô ̣t thời gian dài đă ̣c biê ̣t là các hâ ̣u quả về mă ̣t tâm lý , ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của nạn nhân, do đó cần hỗ trợ và bồi thường cho nạn nhân, không chỉ về khía ca ̣nh tài chính mà còn quan tro ̣ng hơn là phải chữa tri ̣ và phục hồi những chấn thương thể xác và tâm lý một cách chuyên biệt . Do vâ ̣y viê ̣c xây dựng mô ̣t trung tâm điều tri ̣ và ph ục hồi cho cách nạn nhân của tra tấn là mô ̣t viê ̣c hết sức cần thiết và quan tro ̣ng. Trung tâm này sẽ cung cấp các hỗ trợ tâm lý , tư vấn, trị liệu, tham vấn đến các di ̣ch vu ̣ và ma ̣ng lưới xã hô ̣i , cung cấp thông tin cho nạn nhân, chính vì thế nguồn nhân lực trong trung tâm sẽ cần phải có các nhân viên có hiểu biết về tâm lý , y ho ̣c; các nhân viên xã hô ̣i; các nhân viên tư vấn hỗ trợ pháp lý v.v...

3.3.1.6. Xây dựng các chương trình, chính sách, cơ chế riêng, dài hạn về

chống tra tấn (hoặc đặt trong các chương trình, chính sách, cơ chế chung về bảo vệ quyền con người), trong đó huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, các cơ quan truyền thông, giới luật gia…để phát hiện, ngăn chặn, xử lý hiệu quả những hành vi tra tấn.

3.3.1.7. Tăng cường đối thoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống tra

tấn, bảo vệ quyền của những người bị tước tự do. Tiếp tục xu hướng cởi mở hơn gần đây, Việt Nam nên mạnh dạn mời các cơ chế quốc tế như Báo cáo

viên đặc biệt về tra tấn, Nhóm công tác về bắt bớ tùy tiện và các chủ thể khác đến thăm quốc gia và các cơ sở giam giữ trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam phân tích so sánh luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 104 - 110)